Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đại-vinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đại-vinh. Hiển thị tất cả bài đăng

24/09/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng miền Phù Bài và Dã Lê

Mấy ngày du lãng thực địa mới vỡ lẽ: không phải "Phú Bài" mà là "Phù Bài".

Cũng không phải là "Dạ Lê", mà là "Dã Lê".

Không ngờ là cái "xã Phù Bài" (PHÙ BÀI xã) ngày trước lại rộng đến nhường đó ! Tổng quát thì có thể nói: chỉ một "xã" mà có diện tích rộng bằng cả một "tổng" ở ngoài Bắc - vùng đất cũ.

Bây giờ, chúng ta quen gọi "sân bay Phú Bài" (PHÚ BÀI), cũng là nằm trong đất cũ của "xã Phù Bài" (PHÙ BÀI) ngày trước. Loại hình "nhất xã nhất thôn" (một xã chỉ có một thôn) của vùng đất mới mà cha ông Việt đã đi mở cõi.

23/06/2019

Giới hạn của tri thức và những khoảnh ruộng riêng : Ngô Bảo Châu siêu toán nhưng lơ mơ về sử

Mình đã viết từ mấy năm trước liền hai bài liên quan sâu đến Paul Giran (hiện vẫn là bản thảo), lại có một chương trình dài hơi trong hai năm 2017 - 2018 liên quan đến cụ này (chương trình đã nghiệm thu vào đầu năm 2019, có nhiều người đọc bản thảo đó). Nhưng tất cả vẫn còn đang chỉnh sửa, mấy năm rồi, khi nào xong sẽ cho công bố.

Người Việt Nam mình đã biết đến cụ P. G từ lâu rồi, từ hồi đầu thế kỉ XX. Sách cụ ấy ra là có bài điểm sách ngay từ hồi đó rồi. Có nhiều thảo luận ngay từ hơn cả 100 năm trước rồi. Đã cũ đến mức có thể tính bằng 5 hay 6 đời người !

25/07/2014

Quả bom nổ nhằm phá tung mê lộ : Phạm Thị Hoài điểm huyệt

Toàn đoạn có dính câu "điểm huyệt"(được tô đậm), như sau: "vụ An Nam đồ dường như sống lại toàn tập. Tất cả những điều nhà nghiên cứu này từng cảnh báo 5 năm trước vẫn còn nguyên. Sự não nề đặc trưng của các câu chuyện Việt Nam là: muôn thuở không có gì thay đổi. Căn cứ vào hai bài viết rất thuyết phục nhưng chỉ có thể xuất hiện bên lề đó, giới chuyên môn đứng đầu quốc gia hiện ra như những nhà nghiên cứu quan liêu, lười biếng, tùy tiện, bất cẩn, phản khoa học, thiếu trung thực, thậm chí thiếu cả năng lực dịch thuật, và có vẻ khá dốt nát".

Toàn văn cả bài, của tác giả Mê Lộ, thì đọc ở dưới

Đừng tưởng nhà văn không biết chữ Hán, bà đủ phân biệt "Địa không" với "Thiên không" khác nhau ra sao, cũng như "Hóa kị" với "Hóa không" giống nhau ở chỗ nào. Đấy là chưa kể "thối tha" còn có cùng gốc từ với "tha hóa".

Những lời góp ý đáng quí của nhà nho xứ Huế : Trần Đại Vinh nói về sách biển đảo