Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trình-phố. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trình-phố. Hiển thị tất cả bài đăng

30/09/2022

Quê hương đổi mới 2022 : các trường học chuyển sang tên gắn với danh nhân Ngô Quang Bích và Bùi Viện

Về quê hương Trình Phố, trên Giao Blog đã có một số bài tổng quan và chi tiết. Ví dụ, về tổng thể thì có thể đọc ở đây (năm 2016). Về chi tiết, liên quan đến danh nhân Bùi Viện thì đọc ở đây (năm 2018) và ở đây (năm 2017), về cha con danh nhân Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan thì đọc ở đây (năm 2017) và ở đây (năm 2016).

Cập nhật về tình hình gần đây của Trình Phố, chẳng hạn nhân chuyến thăm của đương kim Tổng Bí thư mấy năm trước, thì đọc ở đây (năm 2018). Hoặc gần đây là tin về cụm công nghiệp An Ninh thì được điểm ở đây (năm 2021).

Ở tuổi lên mười, vào thập niên 1980, tôi đã viết những câu chuyện nhỏ gắn với bối cảnh làng quê và phố thị ở đêm trước Đổi Mới, thấy rõ là chính sách đi vùng kinh tế mới, đọc lại ở đâyở đây.

Hồi năm 2013, tóm tắt về quê hương Trình Phố, tôi đã viết:

"Ngược qua con đê là làng Trần Độ, xuôi theo dòng sông đào ra phía biển là chạm vào đầu làng Hoàng Văn Thái, tới sát biển gặp Nguyễn Công Trứ với những sinh từ được dân chúng xây cất ngay lúc cụ còn sống. Giữa làng có thể uống nước giếng trước nhà Bùi Viện, đi bộ thêm vài bước chân là đã vào đến cửa nhà Ngô Quang Bích."

01/05/2022

Quan hệ Việt - Nhật 30 năm trước : loạt ảnh của đoàn Nhật đi thăm cụ Đồng và cụ Giáp năm 1992

Gần đây, tôi mới được xem loạt ảnh này, qua việc công khai trên Fb của một nhân vật trong đoàn Nhật năm đó - năm 1992.

1. Thú vị là qua loạt ảnh, tôi biết được rằng, người phiên dịch của đoàn Nhật Bản năm 1992 đó là một người làng Trình Phố của tôi. Ở trong làng, trẻ con chúng tôi chỉ biết tên ở nhà của ông (tên ở làng), rồi mãi sau này, lúc đi học đại học ở Hà Nội những năm đầu thập niên 1990, tôi mới biết tên ở cơ quan của ông (tên thoát li). Tôi gọi ông là "bác" theo thứ bậc họ hàng xa xa - ông ít hơn cha tôi vài tuổi. Hồi lưu học dài hạn ở Nhật Bản đầu thế kỉ XXI, lúc ghé thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, tôi sử dụng cả hai tên (P. và D.) để hỏi thăm ông. Đến lúc ấy, tôi vẫn đinh ninh là "D." (theo thói quen), mà chưa nghĩ tới chữ "R.". Tên ông, thật ra là R. mà không phải D. 

19/10/2021

Làng Trình Phố trong đương đại : Cụm Công nghiệp An Ninh vừa khánh thành (tháng 10 năm 2021)

Quê hương của hai cha con danh nhân chống Pháp là Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan (đọc lại ở đâyở đây).

Cũng là quê hương của danh nhân Bùi Viện (đọc lại ở đây).

Quê hương ấy vừa khánh thành Cụm Công nghiệp An Ninh. 

Tên xưa là Trình Phố. Tên nay là An Ninh.

02/09/2021

Nhớ về những bến đò ngang hay bến phà trên quê hương

Bây giờ, nhiều cây cầu hiện đại được xây dựng để nối hai bờ của các dòng sông lớn nhỏ, đưa đến sự thuận tiện vượt bậc cho cuộc sống của cư dân các địa phương. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều những bến đò ngang hay những bến phà, ở cả sông Hồng hay sông Cửu Long cùng các chi lưu.

Tháng 9 năm 2021, nối hai bờ quê hương Nam Định - Thái Bình, vẫn còn bến phà Sa Cao và nhiều bến đò ngang. 

Đọc những cái tên ấy, tên bến và tên làng xã, người ở xa quê đều thấy lòng bồi hồi. Nhớ lắm, những bến đò và những bến phà của quê hương.

12/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 33 năm, mới được đọc lời bình của Tô Hoài cho lá thư tôi viết năm 1988

Về lá thư viết năm 1988, thật ra là được giải thưởng năm 1988 chứ viết thì chắc phải trước đó, tôi đã kể trên Giao Blog, ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2021).

Vừa rồi, mới phát hiện ra là có một tuyển tập về những lá thư mà học sinh Việt Nam viết trong 30 năm (từ năm 1987 - 2017). Ngẫu nhiên mà biết thôi.

Hôm nay, sách ấy đã được gửi qua đường chuyển phát tới nhà.

Và lần đầu tiên, tôi mới được đọc văn bản của Tô Hoài viết năm 1988. Trong đó, ông có nhắc đến lá thư của tôi viết. Trong buổi phát giải năm 1988 tại thị xã Thái Bình (nay là thành phố), thì ông đã chuyển họ của tôi sang họ Ngô --- vì ông đinh ninh rằng, nếu là người làng Trình Phố, thì chắc phải con cháu cụ Ngô Quang Bích. Đã kể nhanh ở đây.

08/06/2021

17/02/2021

Năm 1979, anh em chúng tôi đã gửi chông sắt ra mặt trận

Xem lại hình ảnh và tin của báo cũ năm 1979, mới nhớ đến việc gửi chông sắt ra mặt trận ngày ấy. Anh em chúng tôi đã gửi chông sắt ra mặt trận, từ một làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, đúng là chông và là chông rèn bằng sắt.

21/12/2020

Một người làng Trình Phố vừa ra đi : nhà thơ Quang Khải (Bùi Quang Khải 1945-2020)

Ông là con cháu họ Bùi ở Trình Trung. Cũng là làng quê của danh nhân Bùi Viện.

Tôi chưa có hân hạnh được gặp ông trực tiếp một lần nào, nhưng có một vài lần trích dẫn từ sách của ông khi tôi đặt bút viết về làng Trình Phố hay huyện Tiền Hải.

20/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : họ Đặng làng Hành Thiện với rất nhiều chi phái

Nhân đọc lại sách của Phan Bội Châu, mới lật tư liệu cũ về họ Đặng làng Hành Thiện.

Làng Hành Thiện là một làng khoa bảng danh tiếng ở Nam Định, quê hương của biết bao danh sĩ nước Việt. Trong quan hệ xa gần, thì làng Hành Thiện ấy với làng Trình Phố của tôi, tương truyền là có mối liên đới về hôn nhân. Đã kể nhanh ở đây. Tạm nói theo truyền ngôn vậy, chứ thực sự là có một lúc nào phải quan sát kĩ lưỡng hơn để tránh tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ.

Vấn đề trực tiếp với họ Đặng là, có một thời gian dài, cứ  đinh nình ông Đặng Tử Mẫn còn có tên khác là Đặng Đoàn Bằng (Đặng Hữu Bằng). Ai ngờ, không phải. Hai ông ấy là hai ông họ Đặng cùng thuộc làng Hành Thiện, cùng đi Đông Du theo tiếng gọi của Cường Để - Phan Bội Châu, nhưng là hai ông khác nhau !

Trong cùng một lần xuất dương, có ba ông họ Đặng làng Hành Thiện, tức hai ông trên, cộng với ông Đặng Quốc Kiều nữa.

Tạm thời biết được, làng Trình Phố của tôi thì có ông Ngô Quang Đoan (con trai của Ngô Quang Bích) đi Đông Du năm 1906. Cùng đi chuyến đó có Đặng Tử Kính (xem lại tư liệu ở đây). Còn làng Hành Thiện thì có ba ông nói trên. Riêng ông Đặng Tử Kính thì người Nghệ An, không liên quan với Hành Thiện !

20/09/2019

Đặc sản Ninh Bình (bản ghi chép tháng 9 năm 2019)

Ninh Bình là nơi vừa gần vừa xa với mình.

Bởi từ vùng quê sát biển của mình mà nhìn sang Kim Sơn thì quả là gần gụi. Có cảm giác, các vùng đất vùng người ấy, cũng như là những người anh em từ xửa xưa.

Nhưng mà, nhiều cái thì thấy xa. Cảm giác nhiều khi như là người đồng bằng nằm vắt tay nghĩ về người vùng cao. Tuy bản thân mình, vẫn tự thấy mình có phần "vùng cao" khá đậm ở bên trong. Các thứ cứ pha trộn nhau như vậy. Nên khó mà bảo tìm ra cái gì cho nguyên sơ hay nguyên bản một chiều được.

Đặc sản Ninh Bình, với mình, cũng vừa gần vừa xa.

27/06/2019

Đạo văn và đốt lò : đệ đơn lên bàn ông Trần Quốc Vượng của nhóm đồng hương Hoàng Kiền

Liên quan đến nghi án đạo văn hàng thập kỉ nay của ông Nguyễn Đức Tồn (nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm KHXH VN; nguyên Tổng Biên tập tạp chí Ngôn ngữ học), đang đi ở đây ở đây, thì đã từ lâu lâu xuất hiện người đồng hương thiếu tướng quân đội Hoàng Kiền.

Bây giờ, là các thông tin mới của tướng Kiền về việc mới đây ông Nguyễn Đức Tồn đã gặp và làm việc với ông Trần Quốc Vượng.

13/10/2018

"vàng như núi" và "tiền như biển": sau Kim Sơn và Tiền Hải, chúng tôi đi Hà Tĩnh

Không có gì thay đổi, thì chúng tôi sẽ tới Hà Tĩnh trong thời gian tới. Bây giờ, bắt đầu chuẩn bị.

Đó là mở rộng của Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Các mối nhân duyên cứ đan chéo sang nhau, rất thú vị.

Đại khái là "vàng như núi" (Kim Sơn) và "tiền như biển" (Tiền Hải) thì tôi đã viết và cho đăng chính thức năm 2011. Bài mở đầu của số 12 năm đó. Hôm nay, tìm lại số tạp chí ấy trên giá sách.

26/04/2018

Học giả Trần Quốc Vượng với những nghiên cứu về nhà Mạc (bài Trần Thị Vinh)

Bài của cô Trần Thị Vinh (Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Có hai cô Vinh, mà đều là dân Sử, rất dễ nhầm lẫn (đã đi ở đây).

Cũng có hai người cùng tên Trần Quốc Vượng. Thầy Trần Quốc Vượng thì đã được đặt tên đường ở nhiều thành phố, trong đó có Hà Nội (đã đi ở đây). 

Còn một vị nữa cũng là Trần Quốc Vượng thì mang nhãn "Trần Quốc Vượng Trình Phố" trên Giao Blog. Bởi ông là người làng Trình Phố. Có thể xem nhanh ở đây.

05/03/2018

Sau chuyến thị sát làng Trình Phố, một ngày nóng gần 30 độ ở Hà Nội

Chuyến thị sát về làng Trình Phố thì đọc lại ở đây (ngày 2/2/2018).

Hôm nay, thời tiết Hà Nội thực sự như mùa hè, dù mới qua Rằm Tháng Giêng được vài hôm. Nhiệt độ trong phòng làm việc là 27 độ, phải bật quạt. Đi ra bên ngoài thì áo cộc tay là vừa nhất, dù vẫn phải thủ thêm một cái khoác mỏng bên trong cốp xe.

02/02/2018

Về thăm làng Trình Phố và huyện Tiền Hải, bác Tổng Bí thư được khen là "phong độ" và "đẹp lão"

Một hoạt động vào dịp kỉ niệm ngày 3 tháng 2 năm 2018, và nhân dịp kỉ niệm 110 năm ngày sinh nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh.

Trình Phố là tên làng chung (đã thấy ở đây, hoặc ở đây). Còn thực ra, gồm 3 làng thành viên, là: Trình Nhất, Trình Trung, và Trình Nhì. Các cụ kể rằng, Trình Trung và Trình Nhì thực ra về nghĩa đều là một, đều là "thứ hai". Đó là kết quả không chịu nhường ngôi "thứ hai" giữa hai làng ngày trước. 

Trình Trung chính là quê hương của bác Trần Quốc Vượng. Chiều hôm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm một vị nữ lão thành cách mạng thuộc dòng họ Trần tại đây.

14/10/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 16 (Trương Thị Hảo, ở làng Trình Phố)

"Không béo mà cũng chẳng còm
Trương Thị Hảo như con Thạch Sùng
Lí nhí là bạn Vương Hùng
Tiếng nói như tiếng kèn đồng bị hen"
(thơ của gia đình Búp trên cành, theo hồi ức của Bùi Thị Biên Linh, 2016)

21/08/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - Số mở (Chu Xuân Giao, ở Trình Phố)

Người Việt Nam trong khoảng mấy thập niên gần đây có tục mới là tránh số 13. Ngay tại địa bàn khu phố của tôi bây giờ, mới đánh lại số nhà năm ngoái, phía UBND phường và tổ dân phố đã quyết định bỏ luôn số 13 (từ 11 sẽ chuyển luôn sang số 15).

Bởi vậy, đã lựa chọn từ đầu để sao cho các anh các chị và các bạn, rồi các em của mình trong gia đình Búp trên cành ngày xưa, không ai bị mang số 13. Số ấy, sẽ đến lượt, và tôi đặt là số mở.

02/08/2017

Gương mặt của người bạn cùng lớp, bất ngờ hiện lên

Ghi chép nhanh

Từ hôm qua, 1/8/2017, gương mặt của người đàn ông xuất hiện trên các trang báo một cách đồng loạt.

Mình bỗng thấy nhòa vào trong đó, hay đúng hơn là phản chiếu vào trong đó, có cả gương mặt của người bạn học cùng lớp năm xưa.

Những nét đặc trưng không thể không nói là rất giống, giữa người đàn ông và người bạn ấy. Bạn là cháu gái của người đàn ông.

11/07/2017

Làng quê Trình Phố và các chí sĩ địa phương, với phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục (1905-1910)

Về làng Trình Phố, trên blog này, đã có đi một bài của tác giả Vũ Thị Nga (xem lại ở đây, tháng 12/2016).

Các chí sĩ ở địa phương thời cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thì có thể nêu trường hợp tiêu biểu là cha con Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan.

Hồi nhỏ, chúng tôi có khi còn mang gươm kiếm và các đồ dùng cũ của các cụ để lại ra chơi đùa, mà không hề biết rằng đó là những thứ quốc bảo ! 

Gần đây, nhân dịp kỉ niệm Đông Kinh nghĩa thục, con cháu cụ Ngô Quang Đoan đã lên Hà Nội vào ngày giới thiệu sách mới xuất bản (đã đi ở đây).