Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tokyo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tokyo. Hiển thị tất cả bài đăng

24/03/2024

Lễ tốt nghiệp và nhận bằng 2024 của đàn em TUFS

Thông tin (văn và ảnh) từ trang web của trường.

"3月22日(金)、2023年度卒業式・学位記授与式がアゴラ・グローバル プロメテウス・ホールにおいて挙行されました。言語文化学部285名、国際社会学部299名、国際日本学部66名、大学院博士前期課程110名、大学院博士後期課程17名が卒業・修了し、学位が授与されました。みなさん、ご卒業、誠におめでとうございます。" (nguồn từ Fb)

25/01/2024

Cập nhật tình hình mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo - hạ tuần tháng 1 năm 2024

Lần cập nhật gần đây nhất là hồi tháng 7 năm 2023, trên Giao Blog thì xem lại ở đây. Bây giờ là cập nhật tình hình ngày 24/1/2024.

Văn và ảnh của bạn Nguyễn Thanh Bình - một cây viết trên FB. Hiện bạn Bình đang trong kì công tác ngắn hạn tại Nhật Bản. Sáng sớm ngày 24 tháng 1, bạn đã tìm tới công viên nghĩa trang Zoshigaya có mộ phần của chí sĩ Trần Đồng Phong, chắc là bằng tuyến Toden - một tuyến đường sắt loại cổ còn được giữ lại ở Tokyo kết nối khu Đại học Waseda với khu Minowa.

28/06/2023

Hệ thống thư viện cấp quận của Hà Nội hiện nay - ghi chép nhanh tháng 6 năm 2023

Bước vào nghỉ hè, bọn trẻ muốn đến đọc thử ở thư viên gần nhà. Tôi gợi ý về "thư viện quận", rồi vào tìm hiểu ngay.

Chiều 27/6, tôi tới thư viện quận Cầu Giấy trên đường Nguyễn Phong Sắc, lúc đó đã hơn 4 h chiều, thấy cổng dạng tự động được đóng kĩ, gọi người thì không thấy. Phòng bảo vệ cũng không có ai trực. Nhìn vào thì thấy có một tốp thợ đang làm gì đó ở bên trong tầng 1. Nhìn lên tầng 2 thì thấy hình như có biển cấm vào.

Vẫn tạm thời xem như mình đến muộn (dù mới hơn 4 h chiều), nên lặng lẽ ra về. 

16/11/2022

Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản thời kì đại dịch covid-19 qua trình bày của sư cô Thích Tâm Trí

Về sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản - thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ, trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kì 2022-2027), hãy nghe các trình bày của sư cô về tình hình Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, đặc biệt là trong tình hình đại dịch covid-19.

11/03/2022

Nhật Bản kết thúc điện thoại 3G : Tôi bồi hồi nhớ về "người tình đầu tiên" của 20 năm trước

Đúng là "người tình đầu tiên" thật !

Đó là chiếc điện thoại cá nhân đầu tiên trong đời mà tôi có. Chiếc J-phone của thế hệ 3G.  J-phone đúng thực là người tình đầu tiên trong cuộc đời sử dụng điện thoại của tôi !

1. Sau này trải qua biết bao nhiều "mối tình", nhưng mãi mãi không bao giờ quên chiếc J-phone thế hệ 3G đầu tiên. Tôi luôn giữ chiếc J-phone ấy đến tận ngày hôm nay (tháng 3 năm 2022) dù chuyển nhà bao nhiêu lần.

Những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tại Tokyo, chúng tôi đã dùng thế hệ 3G của J-phoneDocomo (phổ thông nhất là hai hãng này). Rồi cả 3G của hãng Au. Chữ "3G" phát âm theo kiểu tiếng Nhật là thành "san ji", còn "J-phone" thì phát âm thành "Zè-phôn", nghe thực sự vui tai ! 

04/02/2022

Ngày xuân bàn về BÁNH CHƯNG quốc hồn quốc túy (nhân một bài viết của Phạm Thị Hoài)

Đang những ngày Tết Việt, ở trên quê hương Đại Việt và ở tất cả những nơi có người Việt sinh sống toàn cầu.

Ngày xưa rồi, cách nay tới hơn 20 năm, hồi ở Tokyo, chúng tôi phải đến quán Mê Kông của ông Đỗ Thông Minh để mua bánh chưng gói bằng giấy bạc. Mấy bạn bên IT được tôi đưa đến đó cùng thì mua các đĩa nhạc, một ít sách vở và vài tấm bánh chưng như vậy. Hồi ấy, các CD của Như Quỳnh đang được nghe rộng rãi trong nhóm anh em bè bạn ở Tokyo.

Chúng tôi vẫn lưu giữ những tấm ảnh quí giá ngày đó ở Tokyo. Cảnh tiệm sách lẫn đồ ăn, cảnh nhà ga, cảnh những chiếc bánh chưng gói giấy bạc, cảnh áp-phích có hình Như Quỳnh,...

Tết năm nay, Tết Nhâm Dần 2022, ở Hà Nội, nhà tôi không hì hụi gói bánh chưng như thường niên, mà đặt mua và người ta mang đến trước ngày 29 Tết.

Rồi hôm qua, ngày mùng 3 Tết, bác Phạm Thị Hoài đã đưa một bài về bánh chưng của Lang Lèo lên lưới trời. Chắc bác đưa lên từ nước Đức xa xôi. Vẫn riêng chất văn từ thời Mê Lộ. Hồi Mê Lộ, thì Phạm Thị Hoài còn trẻ (xem ảnh tạm ở đây). Còn bây giờ, trước mùa xuân Nhâm Dần, bà đã tự họa mình ở tuổi lên lão (xem lại ở đây). Mà hình như lâu lắm rồi, bác Hoài không được về Việt Nam ăn Tết thì phải.

21/11/2021

Học giả - Nhà hoạt động xã hội Huỳnh Trí Chánh (1941-2021) vừa ra đi

Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 7 tháng 11 năm 2021 tại đất Phù Tang - nơi ông đã tới du học trước năm 1975, ở lại và xây dựng gia đình cùng một cô gái Nhật Bản. Sinh thời, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, phong trào thanh niên, thương mại, ngoại giao,...).

Thông tin ông qua đời được truyền đi vào ngày hôm kia - ngày 19 tháng 11 năm 2021 - trong nhóm "Lưu học sinh vùng Tokyo 1990s-2000s". Một bạn thân thiết với gia đình chú Huỳnh Trí Chánh loan tin kèm theo e-mail bằng tiếng Nhật của gia đình.

Cáo phó của trang Exryu thì cho biết, ông đã rời cõi tạm vào lúc 21h23 ngày 7 tháng 11 năm 2021 (Giao Blog cập nhật tin này vào tối ngày 21/11/2021). Bạn cùng thời với chú Chánh (các chú các bác Vĩnh Sĩnh, Đào Hữu Dũng,...) tự định danh thế hệ của mình là lứa "Chiêu Hòa 40/Showa 40" (lứa đến Nhật vào năm Chiêu Hòa thứ 40, tức năm 1965).

12/08/2021

Olympic Tokyo 2020 (2021) cho phép nhìn ngang liếc dọc : Việt Nam và thế giới

Thế vận hội tổ chức ở Tokyo đã kết thúc vào ngày 8/8/2021 sau hơn 2 tuần sôi động. Nhớ về nó, chúng ta liền mường tượng đến một kì thế vận hội mà:

- do covid-19, đã lùi thời gian tổ chức xuống 1 năm (lẽ ra là 2020),

- lùi xuống 1 năm rồi mà cũng dăm lần bẩy lượt tưởng là hủy hay lùi tiếp xuống năm 2022,

- lần đầu tiên không có khán giả,

- giường ở phòng ngủ của vận động viên được làm bằng giấy (một kĩ thuật kiểu Nhật Bản, cũng là để ứng phó với covid),

- Mĩ và Trung Quốc chiếm ngôi đầu và á quân về số huy chương,

- Việt Nam cử một đoàn chưa tới 20 tuyển thủ, và không mang về được một tấm huy chương nào (xạ thủ Hoàng Xuân Vinh hay kình ngư Ánh Viên đều dừng bước sớm; ấn tượng để lại là nữ điền kinh họ Quách).

Bây giờ, là những suy ngẫm hậu thế vận hội. Đây là thời điểm được thế vận hội cho cơ hội để cùng nhau nhìn lại các vấn đề, không chỉ thể thao, mà lớn hơn là toàn cảnh về đất nước và con người Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai gần.

15/07/2021

Đọc báo "Văn Nghệ" của Trung Quốc

Hội nhà văn Trung Quốc hiện vẫn là thời kì do nữ nhà văn Thiết Ngưng làm chủ tịch. Đây là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc được dịch khá nhiều tại Việt Nam, mà một trong số đó là Những người đàn bà tắm từ gần 20 năm về trước.

Chúng tôi đọc Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng đầu tiên bằng bản tiếng Việt, do Nxb Phụ Nữ ấn hành, lúc ấy đang ở Tokyo, trong căn nhà nhỏ (xem lại ở đâyở đây). Sau đó, thì tôi mới có được nguyên bản mấy cuốn của bà, mua từ hiệu sách cũ.

Bây giờ, tháng 7 năm 2021, thử ngó qua trang báo Văn Nghệ của Trung Quốc xem sao.

27/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : 20 năm trước, chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân đầu tiên

Đó là chiếc Canon sản xuất năm 2001 tại Nhật Bản. Tôi đã mua nó vào mùa hè năm sau đó tại Bic Camera trong khu phố hàng điện tử của thành phố Fukuoka - thủ phủ của khu vực miền Tây nước Nhật.

Năm 1999, tôi vẫn sử dụng máy cơ, tức máy có phim cuộn 36 kiểu (chụp tốt thì ra được 37 kiểu ảnh). Lúc đó hay đem phim ra rửa ảnh ở một cái hiệu gần nhà ga Sugamo --- nhóm Việt Nam ở Tokyo lúc đó gọi vui là "ga con vịt", vì quả thực, chữ Hán của Sugamo có nghĩa là "tổ con vịt" thật ! Hồi đấy, do nhiều lí do, chúng tôi hay hẹn nhau ở nhà ga con vịt, rồi hay đi chơi ở xung quanh đó (xem đền chùa, vào sân chơi bóng, đi siêu thị, đi dạo,...). 

Cũng từ cuối năm 1999, tôi bắt đầu làm quen với máy ảnh kĩ thuật số. Lúc đầu thấy nó là rất tò mò ! Cứ nghĩ là tại làm sao lại không có phim nhỉ ? Không có phim thì làm sao lưu được hình ảnh ? Tức là chưa thực sự hiểu về "kĩ thuật số" và "số hóa". 

Rồi sang 2000 thì bắt đầu sử dụng máy ảnh kĩ thuật số. Nhưng vẫn mua một máy cơ cho chắc ăn (nhiều cái vừa chụp kĩ thuật số vừa chụp máy cơ, tính cho khỏi mất tư liệu !). Kể ra là chưa tin lắm vào "kĩ thuật số" và "số hóa".

24/08/2020

Trông về trường cũ : nhớ mãi thời ở quận Bắc, tàu điện xưa cũ và xe đạp

Trường tôi trước năm 2000 thì nằm ở quận Kita - gọi vui sang nghĩa tiếng Việt là quận Bắc, một quận trong 23 quận nội thành của Tokyo.

Tôi chính thức nhập học vào trường là tháng 10 năm 2000, nhưng hồi cuối năm 1999 đã đến thăm trường. Lúc đến thăm là chỉ đến chơi thôi, nhân có hội trường và bạn thì mời đến "ăn nhậu" là chính (chưa để tâm đến việc nhập học). Kí túc xá của trường lúc đó và cho đến hết tháng 3 năm 2002 thì vẫn nằm ở quận Arakawa - chúng tôi gọi vui bằng âm Hán Việt là "quận Hoang Xuyên = quận sông vắng". Tức là, học sinh quốc tế của trường sẽ: ở thì là "quận Sông Vắng", còn học thì ở "quận Bắc".

Nhưng lúc đến thăm trường vào cuối năm 1999, tôi không ở trong kí túc xá thuộc quận Sông Vắng. Chính xác là không được ở, vì chưa phải học sinh chính thức của trường. Tôi ở quận Bunkyo (quận Văn Kinh) mà sang quận Bắc chơi với bạn. Phải từ tháng 10 năm 2000, mới thành "trường tôi" hay "trường chúng tôi".

Oái ăm một chút, là từ lúc ấy, tức là từ tháng 10 năm 2000, trường đã bắt đầu chuyển địa điểm: chuyển từ quận Bắc (nội thành) ra thành phố Fuchu (ngoại thành).

Tức là một nơi, bấy giờ, chúng tôi thuộc về 3 chốn:
1). Ở quận Arakawa;
2). Lúc đi học ở trụ sở cũ thuộc quận Kita.
3). Lúc đi học ở trụ sở mới thuộc thành phố Fuchu.

Có ngày phải đi đi về về giữa 3 nơi như vậy. Và kết hợp đủ các loại phương tiện: xe căng hải, xe đạp, tàu điện.

Cứ thế từ tháng 10 năm 2000 đến hết tháng 3 năm 2002. Tính ra là được khoảng 1 năm rưỡi "một nơi ba chốn" vậy.

Bây giờ, tháng 8 năm 2020, trường tôi đã có đại bản doanh ở thành phố Fuchu. Khuôn viên thì rất rộng, cho nên có dành một khoảnh cho kí túc xá. Lớp đàn em đàn cháu bây giờ thì chỉ "một nơi một chốn" (có thể lên trường để học, rồi về luôn kí túc xá ở cách đó không xa).

06/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Đông Kinh mùa lá đổ (bút kí của Song Cầm)

Mãi sau này tôi mới biết đến cô Sông Cầm ở Huế.

Cô có một gia đình ở Nhật - phu quân Nhật Bản và ba người con Việt Nhật (hai nữ với một nam). Rồi khi gặp trực tiếp bác Phan Thiệu Cát - một người cháu gọi Phan Bội Châu là ông nội (đọc ở đây hay ở đây), vào một mùa đông ở xứ Nghệ, tôi mới được biết cô Song Cầm là chỗ thân tình của gia đình cụ Phan Bội Châu.

Hôm nay, đọc một bút kí của cô. 

Khi viết những dòng này, tôi chưa từng gặp hay liên lạc với nữ sĩ Song Cầm. Độ một hai năm nay thì thi thoảng thấy cô trên lưới trời Facebook mà thôi.

12/01/2020

Tử nạn vì việc nghĩa : người anh hùng bị trúng đạn

Đó là thầy Nakamura Tetsu 中村哲 (1946-2019).

Hồi ấy, tới trường buổi sáng thì thấy có thông báo: nhà hoạt động ở Trung Đông Nakamura Tetsu sẽ tới nói chuyện tại hội trường lớn. 

Chúng tôi đã vào hội trường. Một buổi chiều ở Tokyo năm ấy.

Lúc đó cuộc chiến ở Trung Đông đang ác liệt, sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001. Nhóm của thầy Nakamura đang tiếp tục các công việc cứu trợ ở đó. Ông tranh thủ về Nhật Bản để báo cáo tình hình. Ban giám hiệu trường tôi đã mời ông tới. Phía đài truyền hình cũng có đưa tin ông đi các nơi trong nước Nhật để nói chuyện về tình hình Trung Đông.

Lúc đó, còn có thêm một cảm tình với ông, bởi ông cũng là người quê Fukuoka. Vùng quê nhà của ông ở ngay gần điểm điểm tra điền dã dài hạn của tôi, thi thoảng tôi vẫn ghé qua đó du lãng, có nghe đến tên ông ở quê ông (người ta có kể các công việc ông làm ở Trung Đông).

20/11/2019

Ngày 20/11 của đúng 20 năm về trước : "thái hòa" 1999 ngẫu nhiên với "lệnh hòa" 2019

Đúng ngày hôm nay, của 20 năm về trước. Một buổi chiều.

Buổi chiều ngày 20 tháng 11 năm 1999. Một chiều cuối thu đã se lạnh ở Đông Kinh thời đầu niên hiệu Bình Thành. Chính xác thì là Bình Thành năm thứ 11.

Đôi lúc có giật mình khi mà lần tính trong lòng bàn tay là năm Bình Thành cứ lần lượt qua mau, năm 11, năm 12, năm 13, năm 14,....năm 20, năm 21, năm 22,...năm 30, rồi năm 31 !

Hai mươi năm đã qua đi. Không cần phải nhắm mắt lại, mình vẫn nhớ như in buổi chiều ấy. Một buổi chiều năm Bình Thành thứ 11.

Năm 2019 này, là một năm đặc biệt, bởi đầu năm thì vẫn là niên hiệu Bình Thành (năm Bình Thành 31), nhưng từ 1 tháng 5 trở đi thì cải nguyên sang Lệnh Hòa (năm Lệnh Hòa thứ nhất). Đọc về cải nguyên từ Bình Thành sang Lệnh Hòa, trên Giao Blog, thì ở đâyở đây.

12/10/2019

Với "quốc hồn quốc túy" thì phải ngoan cố mới được : thịt cá voi với người Nhật, như thịt chó với người Việt người Triều Tiên

Thịt chó, rõ là món quốc hồn quốc túy, của dân tộc Triều Tiên rồi. Ví dụ, gia đình cụ Kim Nhật Thành thì đọc ở đây, hay ở đây.

Với người Việt Nam, thì không cần nói, thịt chó cũng là một thứ quốc hồn quốc túy. Nhưng mà nhiều nơi đang đề xuất loại bỏ thịt chó khỏi đời sống, cầy tơ 7 món đang bị o bế bao vây khắp nơi, ví dụ đọc lại ở đây hay ở đây.

Với người Trung Quốc, thì xem lại ở đây hay ở đây.

07/07/2019

Phở Thìn Tokyo : ở ga tàu Ikebukuro, chuỗi kéo dài của Phở Thìn Lò Đúc

Nhân dịp nghỉ hè 2019, đã đưa bọn trẻ đi "thực kiểm" Phở Thìn Bờ Hồ (tức Bờ Hồ Hoàn Kiếm) vào tuần trước. Đã đi một mẩu ngắn và nhanh ở đây.

Đều là Phở Thìn, nhưng ở Hà Nội, hiện có hai quán Phở Thìn danh tiếng với hai phong cách khác nhau: Phở Thìn Lò Đúc (trên phố Lò Đúc), Phở Thìn Bờ Hồ (trên phố Đinh Tiên Hoàng nhìn ra Hồ Gươm).

Phở Thìn Bờ Hồ, như kết quả thực kiểm tuần trước, thì đã nối được 3 đời (ông -bố - cháu), tức là ông Thìn đời đầu tiên và đời thứ hai đã không còn trực tiếp tham gia vào hoạt động của quán phở ấy nữa. Còn Phở Thìn Lò Đúc thì ông chủ sáng lập đời đầu vẫn đang tiếp tục công việc, còn mở rộng thêm quán ở Tokyo (Nhật Bản).

02/07/2019

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

12/06/2019

Vượt qua biển lửa của nắng hè : mùa của các học hội trên toàn quốc

Ấy là chuyện của học giới Nhật Bản. Mỗi dịp hè tới là như vậy. Bây giờ, đang là thượng tuần tháng 6, từ giờ hết cả mùa hè, sẽ là liên tiếp các đại hội nghiên cứu thường niên của các học hội (hàng năm, các học hội định kì mở không gian để các nhà nghiên cứu tới trình bày và trao đổi nghiên cứu mới, hội trường được luân chuyển hàng năm tới các nơi trên toàn quốc).

Có những mùa hè, đám thanh niên chúng tôi tham gia vào công việc tiếp đón của đại hội nghiên cứu thường niên (hoặc là đại học của tôi được chọn làm hội trường, hoặc là phía chi bộ học hội cử,...). Cái nắng và nóng dữ dội những lần đó, bây giờ vẫn nhớ !

24/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 tại Hà Nội (soạn lại năm 2006 tại Tokyo) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 (in năm 1995) ấy, sau 12 năm thì in lại trên tờ Đại biểu Nhân dân (báo của Quốc hội Việt Nam). Tức là đã có một bản đánh máy lại và tu chỉnh chút xíu rồi cho đăng vào năm 2006 (đã vừa chép nguyên từ Đại biểu Nhân dân về đây).

Bây giờ, xem lại, thì biết: bản đánh máy lại và có tu chỉnh ấy, thật ra, là được thực hiện tại Tokyo. Chỉ tu chỉnh trên bản in cũ, mà không phải là từ bản thảo cũ (bản thảo cũ chắc là bản đánh máy chữ - kĩ thuật quen sử dụng của hồi đầu thập niên 1990 ở Hà Nội là vậy).

Mà bản đánh máy lại rồi cho tái bản năm 2006 đó, là căn cứ vào bản in được gửi từ Việt Nam sang. Người scan các trang in trên giấy, và gửi qua mail đến, là bạn M. ở xứ Quảng. Vèo một cái, đã là chuyện của 13 năm về trước.