Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn toàn-cầu-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn toàn-cầu-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

13/12/2021

Biên giới cứng trên thế giới - ngăn cách bằng hàng rào dây thép gai và những vật liệu khác

Có những quãng biên giới mềm, tức không có ngăn cách cứng, chỉ cần bước một bước là đã từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ví dụ đã kể về ruộng tiếp ruộng, bên này ruộng quốc gia A sang ruộng bên kia đã là quốc gia B, từ kinh nghiệm cá nhân của tôi, ở đây (năm 2013).

Nhưng cũng có nhiều đường biên giới, nhiều quãng biên giới được cứng hóa: tường xây, dây thép gai, dây thép gai cộng với điện lưới,...

Đã biết biên giới mềm, thì cũng nên biết đến biên giới cứng, hay ngược lại.

16/10/2021

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh (từ trung tuần tháng 10/2021) : công hiệu của vắc xin ra sao

Việt Nam đã và đang có chuyển động quan trọng từ trung tuần tháng 10 năm 2021, xem cụ thể ở đây

Còn toàn thế giới thì như thế nào ?

Mở đầu là tình hình kỷ lục ở Nga (hơn 1000 người qua đời vì covid-19 trong vòng 24 tiếng đồng hồ).

26/09/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : chúng tôi đã quen với họp hành và thảo luận qua mạng, hơn nửa năm sống chung với Covid-19

"Thế giới sẽ vĩnh viễn không bao giờ quay lại thời kì trước Covid-19 nữa". Hay nói một cách khác, thì là: "Sẽ vĩnh viễn không trở lại với thế giới trước Covid-19 nữa".

Gần đây, bằng văn bản, nhóm chúng tôi đã thống nhất quan điểm như vậy. Xem như một định hướng lâu dài. Tôi sẽ viết ý này trong một bài học thuật về covid-19 từ góc nhìn văn hóa sử (nhân loại học lịch sử). Bản nháp của bài này đã được trình bày vắn tắt qua mạng trong một tọa đàm quốc tế vào ngày 19/9/2020 (Thứ Bảy) vừa rồi.

24/07/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh (hạ tuần tháng 7/2020) : bùng phát đợt 2 và đợt 3 của Cô Vy

Mấy hôm nay, vào hạ tuần tháng 7, tình hình dịch Cô Vy ở một số nước trở nên nghiệm trọng. Nhật Bản đang tự xem là đợt bùng phát thứ 2, có tới cả gần 1000 người mắc mới trong một ngày. Đặc biệt, giới chuyên môn đã cảnh báo là có nhiều chủng Cô Vy - từ một bệnh nhân, có thể tìm ra nhiều chủng vi-rút.

Tình hình Mĩ cũng cam go. Bạn ở bên Mĩ viết cho đêm qua rằng (23/7/2020), trích nguyên văn: "Mỹ chết gần 150 ngàn rồi ... California đóng cửa tiếp 2 tháng nữa". 

Các nước châu Âu cũng đầy quan ngại.

Như vậy là tới hơn cả nửa năm, tình hình Cô Vy vẫn chưa thực sự khả quan.

Đầu tiên đưa một ít tư liệu từ truyền hình Nhật Bản trưa ngày hôm nay (24/7/2020). Chỉ một ít màn hình đã được chụp và thêm lời chú thích đơn giản. Kèm theo là thông tin lấy từ trang tin chuyên dụng của chính phủ Việt Nam ở ngày hôm nay.

11/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng

Tin mới cập nhật từ 11/3/2020.

Virut đã biến chủng. Tức là một tiểu chủng của Cô Vy 19 đã được xác nhận.

Dịch bùng phát ở châu Âu.

Tổng thống Hoa Kì - ông Đồ Nam Trump - đã đồng ý sẵn sàng xét nghiệm Cô Vy.

Các thông tin được đưa dần lên như mọi khi, mở đầu là tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia của Việt Nam.

28/02/2020

CDC - hệ thống phòng bệnh của các nước, nhìn nhanh nhân đại dịch Cô Vy 19 - 20

Thấy một số nơi bàn luận về hệ thống CDC trong y tế của nhiều quốc gia hiện nay (Mĩ, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Việt Nam,...).

Hệ thống này ra sao, nhìn từ khả năng đối ứng của nó trước Cô Vy 19 - 20, sẽ biết được phần nào.

Mình có một chút trải nghiệm thực tế về CDC. Bây giờ là sưu tập từ các nơi, làm dần dần. Bài đầu tiên là về CDC ở Đài Loan - một quốc gia hiện chưa gia nhập WHO, nhưng đang tự cho rằng họ đã đối ứng tốt với Cô Vy sớm hơn so với Trung Quốc đại lục.

12/10/2019

Với "quốc hồn quốc túy" thì phải ngoan cố mới được : thịt cá voi với người Nhật, như thịt chó với người Việt người Triều Tiên

Thịt chó, rõ là món quốc hồn quốc túy, của dân tộc Triều Tiên rồi. Ví dụ, gia đình cụ Kim Nhật Thành thì đọc ở đây, hay ở đây.

Với người Việt Nam, thì không cần nói, thịt chó cũng là một thứ quốc hồn quốc túy. Nhưng mà nhiều nơi đang đề xuất loại bỏ thịt chó khỏi đời sống, cầy tơ 7 món đang bị o bế bao vây khắp nơi, ví dụ đọc lại ở đây hay ở đây.

Với người Trung Quốc, thì xem lại ở đây hay ở đây.

21/07/2019

Zalo từ Việt Nam lan ra thế giới : một tiện ích cần hoàn chỉnh đường ray

Song song với Facebook, bây giờ, người sử dụng mạng ở Việt Nam cũng đang dùng Zalo. Cũng khá tiện lợi.

Do kết nối với điện thoại di động, hơn thế nữa, còn có thể đồng thời kết nối với cả điện thoại di động và máy tính (dùng đồng thời), lại có thể gửi tư liệu có dung lượng lớn tới 1GB, rồi lại thêm chức năng gọi điện miễn phí giữa hai đầu đang cùng sử dụng Zalo, cho nên sự tiện ích của Zalo, nhiều khi, còn vượt qua cả Facebook. Zalo đem lại cảm giác riêng tư hơn, kín đáo hơn, cá biệt hóa hơn so với sự ồn ào và hối hả quá mức của Facebook.

06/05/2019

Quốc hồn quốc túy "bốn vạn đồng một cân" : cầy tơ 7 món đang bị bao vây tứ bề

Món thịt chó quốc hồn quốc túy của Đại Việt ta (cũng như thấy ở Đại Triều Tiên hay Đại Trung Hoa,...) đang bị dư luận "lên án" và "bao vây". Báo chí ta thì cũng đã khá rôm rả rồi, ví dụ ở đây.

Đã kể về "cầy tơ 7 món" ở chỗ này chỗ kia, ví dụ ở đây hay ở đây.

Hôm nay, câu chuyện "bao vây" món cầy tơ ở Hà Nội được đưa lên tờ Asahi ở Nhật Bản. Đại khái như ở dưới. Thời giá là một kg cầy tơ khoảng 40.000đ (tính sang tiền Nhật là khoảng 190 Yên).

01/01/2019

Google dịch và điện thoại thông minh trở thành công cụ toàn cầu : chuyện du khách tìm lại được ví rơi ở Nhật Bản

Google dịch thậm chí giúp ích cả khi đi Trung Quốc - một nước cấm cửa với Google (đã kể ở đây). Không chỉ giúp lúc du lịch, mà cả trong làm ăn buôn bán. Bởi mình đã có dịp, vào mùa hè năm 2018, quan sát nhiều lần các nhà buôn ở Hà Nội sử dụng dịch vụ dịch tự động trong điện thoại thông minh để đi khắp nơi trong Quảng Châu. Đi tới đâu, làm gì, đều viết tiếng Việt, để cho máy dịch, rồi đưa bản dịch cho người bản địa.

Chứng kiến cả hai nhà buôn như vậy. Hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau này, hỏi chuyện qua lại nhiều lần, thì hóa ra là người quen của người quen ! Thế giới thật rộng mà cũng thật nhỏ !

Đấy là Trung Quốc, một đất nước cấm Google, còn thế.

22/10/2018

Khẩu phần ăn của Đại Việt trong mâm cơm toàn cầu (số liệu World Bank)

"Với dân số 95 triệu, VN đứng thứ 14 về quy mô dân số, chiếm 1.25% số dân toàn cầu - nhưng GDP chỉ hơn 224 tỷ $, bằng 0.25% chiếc bánh này. Tức là, trung bình GDP đầu người của VN chỉ bằng 1/5 mức trung bình của toàn cầu. Nếu suy ngẫm thêm về thực trạng này, thì từ buồn, người ta sẽ chuyển sang một tâm thế phức tạp hơn - đó là vừa buồn, vừa thương, vừa bực, vừa cay đắng."

13/10/2018

Liếc nhanh nước Mĩ, với người Việt và người Hoa, cùng bác Long

Bác Long là học giả Ngô Vĩnh Long.

Làm một chuyến "du lịch liếc nhanh qua Fb" với bác.

Đang là trung tuần tháng 10. Nước Mĩ cũng vừa vào mùa lá đỏ. Fb quả tiện lợi, giúp chúng ta có thể liếc cả mùa thu ở một nơi rất xa với cách nhàn nhã nhất.

07/08/2018

Khi các bạn ấy trở thành "cá mập": shark và khởi nghiệp Việt

Hôm nay, đọc báo thấy thông tin sau: "Theo cam kết, Shark Linh và Shark Vương sẽ đầu tư vào dự án này 2,5 tỷ đồng cho 51% cổ phần. Tuy nhiên, tại thời điểm Shark Tank mùa 2 bắt đầu phát sóng, chủ dự án Vườn rau nhà mình vẫn chưa nhận được tiền đầu tư từ 2 “cá mập”.". (xem toàn văn ở tư liệu 1).

Đại khái, có thấy một con "cá mập" ở trong bức hình 30 năm trước (xem cụ thể ở đây). Thi thoảng mình có ngó qua chương trình cá mập trên truyền hình, có liếc một chút tới các shark.

13/07/2018

Kiêng sợ "Thứ Sáu ngày 13" : quan niệm của người phương Tây đang lan truyền

Kiêng số 13 ở Việt Nam hiện nay, thì đã lan tới cả những chỗ nho nhỏ, tức khá sâu. Như có lần đã kể lướt qua, ở đây, thì ngay việc đánh số nhà ở chỗ tổ dân phố của tôi hiện nay, người ta cũng đã bỏ số 13 (chỉ có số 11, rồi nhảy cách, sang luôn số 15). Hiện không rõ có qui định gì về việc đánh số nhà ở thành phố Việt Nam hay không. Cần hỏi thêm các nhà luật học.

Ở thành phố và nông thôn Nhật Bản, thì vẫn có số 13 như thường. Không có điều luật nào cụ thể về số 13.

Hôm nay, là Thứ Sáu ngày 13, của tháng 7 năm 2018.

Tính sang âm lịch, thì hôm nay còn là ngày Mùng Một của tháng 6.

17/05/2018

Khoảng một tuần không thể viết mới hay chỉ là vào xem blog

Chúng tôi đi tới một nơi như vậy. Không thể viết blog. Và cũng không thể dù chỉ vào xem. Tức là, không xem được ngay cả blog của mình. Có cảm giác là hoàn toàn bị cô lập với thế giới ở bên ngoài.

13/10/2017

Vì lợi ích quốc gia, sau khi bỏ TTP, Trump tiếp tục rút khỏi UNESCO

Chính quyền Đồ Nam Trump đã chính thức thông báo việc rút khỏi UNESCO với lí do: UNESCO hiện nay đang bị chính trị hóa theo hướng phản đối Israel. Đồng thời, cũng muốn chạy trách nhiệm về tài chính, vì hàng năm nước Mĩ đang phải gánh tới 22% kinh phí của UNESCO, tức khoảng 80 triệu USD/năm.

Nhật Bản thì gánh khoảng 10% kinh phí hàng năm của UNESCO.

Đây là lần thứ 2 nước Mĩ rút khỏi UNESCO. Lần trước là năm 1984, với lí do: UNESCO ăn tiêu bừa bãi quá.