Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

21/02/2022

Trở lại với cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên do người Việt Nam soạn : Huỳnh Tịnh Của với "Đại Nam quấc âm tự vị"

Bộ từ điển gồm 2 cuốn đã được xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1895 (tập 1) và năm 1896 (tập 2). Soạn giả là nhà trước thuật Huỳnh Tịnh Của (còn ghi là Hoàng Tịnh Của, Huình Tịnh Paulus Của,...) và nhóm cộng sự. Các nghiên cứu sau này đều chỉ ra: tham gia soạn bộ này có một nhóm, nhưng chủ biên Của chỉ ghi mỗi tên ông, rồi cũng không nhắc một chữ nào đến những cộng sự.

1. Cụ Của (1830-1908) từng được chức Đốc Phủ sứ, nên nhiều sách vở còn ghi rõ tên cụ đi kèm chức, là: Đốc Phủ sứ Huỳnh Tịnh Của. Cũng có tài liệu ghi cụ mất năm 1907. Đại khái, những năm cuối đời của Đốc Phủ sứ Của ở Nam Bộ là ngang ngang với thời kì các chí sĩ Cường Để và Phan Bội Châu đang "làm Đông Du" ở Nhật Bản. Đại khái là ngang ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu cho in thạch bản tại Tokyo một tài liệu tuyên truyền mà có cả quốc ngữ và chữ Hán để chuẩn bị gửi về Việt Nam (xem lại ở đây). Cũng là ngang ngang với thời điểm chí sĩ Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo (xem lại ở đây

19/01/2022

"Từ điển Việt - Bồ - La" (1651) ấn bản mới 2022

Cuốn từ điển tiếng Việt danh tiếng gắn với tên tuổi của giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) đã xuất bản lần đầu năm 1651 tại châu Âu. Chúng ta quen gọi là Từ điển Việt - Bồ - La

Tính ra, đến ngày hôm nay, Từ điển Việt - Bồ - La đã 370 tuổi ! Sang năm sau, năm 2023, thì cụ Đắc Lộ vào tuổi 430 !

Có thể hình dung đại khái như sau, theo mạch tư liệu trên Giao Blog: năm 1593 thì nhà Mạc rời bỏ đồng bằng cùng kinh đô Thăng Long mà thiên di lên vùng Thái Nguyên - Cao Bằng (xem lại ở đâyở đây); năm 1611 thì chiếc chuông đồng cỡ lớn của chùa Viên Minh ở kinh đô Cao Bình của nhà Mạc thời kì Cao Bằng được đúc (xem ở đâyở đây); năm 1627 thì có bức "công thư" của chúa Trịnh Tráng (xem ở đây); năm 1627 xuất phát từ Ma Cao rồi lần đầu tiên Đắc Lộ đặt chân lên đất Đàng Ngoài tại cửa Bạng (xem ở đây); trong những năm cuối thập niên 1620 và đầu thập niên 1630, cũng có lúc Đắc Lộ muốn lên Cao Bằng xem vương quốc của Chúa Khánh (nhà Mạc) nhưng luôn bị Lê Trịnh cản trở mà không toại nguyện (xem ở đây và ở đây); nét chữ viết vào thập niên 1630 tại Ma Cao của cha Đắc Lộ (xem ở đây).

Thế rồi, vào năm 1645, lúc phải rời bỏ An Nam vì bị trục xuất, nghĩ việc vĩnh viễn không bao giờ được quay trở lại nữa mà Đắc Lộ đã rất mực bùi ngùi (xem ở đây); đến đầu thâp niên 1650, lúc đã về châu Âu, cha Đắc Lộ cho xuất bản các ấn phẩm quan trọng về An Nam, trong đó có Từ điển Việt - Bồ - La (xem ở đây).

16/08/2021

Từ mới tiếng Việt 2021 : sau "thu giá" và "học giá", bây giờ là "di biến động dân cư"

Trước đây, đã có những từ "thu giá" (đại diện đề xuất là ông Nguyễn Văn Thể) và "học giá" (đại diện đề xuất là ông Phùng Xuân Nhạ). Họ đã kịp kẻ biển thu giá ở nhiều nơi. Sau thì vì là một từ không hợp lí (tôi chưa nghĩ ra tên gọi cho những từ loại như thế này), bị dân phản đối quá, nên người ta phải bỏ đi. Các biển ghi thu giá đã phải hạ xuông. Đọc lại trên Giao Blog ở đây (năm 2018).

Bây là là chuyện của tháng 7 và tháng 8 năm 2021.

08/02/2021

Thế hệ người Việt nghiên cứu Từ điển Việt - Bồ - La (in năm 1651) bằng cách chép nó toàn bộ hoặc một phần

Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông  bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích. 

Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.

1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):

27/01/2020

Năm Chuột, khéo loay hoay mà làm vỡ toang cái bình quí, ông giáo ạ !

Ném chuột nhưng không làm vỡ bình có nguồn gốc từ thành ngữ cổ của Trung Quốc, là Đầu thử kị khí 投鼠忌器 (ném chuột mà sợ hỏng đồ vật; ném chuột thì cần tránh ném vỡ cả đồ vật).

Năm 2019, tiếng Việt hiện đại xuất hiện phong trào sử dụng thành ngữ mới "toang rồi ông giáo ạ !". Không biết từ nguồn nào đầu tiên, nhưng trẻ già trai gái nước Việt đã nói thành quen miệng rồi.

Tự nhiên, một hôm hồi mùa thu 2019, ở chỗ ngã tư đợi đèn xanh ở Hà Nội, có một chú bé chắc tầm 15 - 16 gì đó buột miệng: "toang rồi ông giáo ạ" ! Một pha thú vị, tiếc là chỉ kịp nhìn loáng một cái thì chú đã vụt đi rồi !

Năm 2020 này, thì lại chính là năm Chuột - chữ Hán là Canh Tí.

Ở chỗ dừng lại thảnh thơi ngắm xuân, mà bất giác, buột miệng: Khéo mà loay hoay, lại làm vỡ toang cái bình quí đó, ông giáo ạ.

21/09/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : những chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Việt Nam trở thành siêu cường

Thật sự là chuyện gì có thể xảy ra đây.

Nhưng đó là chuyện giả tưởng, được đưa lên mạng xã hội gần đây.

Có đoạn là: "Các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở Mĩ, nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào".

Tức là, riêng tiếng Việt được xem là sinh ngữ quốc tế, các nước phải đua nhau học tiếng Việt và thuộc Truyện Kiều. Nghe mà sướng tai chưa.

Học tiếng Việt : "đại học" thì như TỈNH, còn "trường Đại học" thì chỉ như HUYỆN

Đại học Thái Nguyên là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên", "trường Đại học Nông lâm",...

Đại học Quốc gia Hà Nội là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn", "trường Đại học Khoa học Tự nhiên", "trường Đại học Ngoại ngữ",...

Đại khái là như vậy.

Bà Tiến thì nói ví dụ: "đại học" thì như là Tỉnh, còn "trường đại học" thì như Huyện. Vậy là đúng rồi. 

Tiếng Việt đã tự sinh ra hai từ "đại học" và "trường đại học" như vậy. Trong tiếng Anh cũng đại khái thế, giữa "univesity" và "school". Tiếng Nhật cũng tạm vậy, giữa "đại học" và "khoa"/"khoa nghiên cứu"/"học bộ" (tương đương school).

Tiếng Việt tự nó theo thời gian mà thích ứng với các trào lưu đông tây kim cổ. Tự nó sinh ra nó như vậy.

27/03/2019

Từ mới 2019 : "vong phí" hay "phí vong" ("vong giá" hay "giá vong")

Chúng ta đã có "thu giá". Một từ mới được giới hành chính chính sách và hành chính giao lộ Đại Việt cho đường đột xuất hiện ở tiếng Việt đầu thế kỉ 21, đòi thay cho "thu phí". Sau đó, giới giáo dục đào tạo cũng định đề xuất "học giá", đòi thay cho "học phí".

May mà lương tri đã lên tiếng. Nên "thu giá" và "học giá" đã bị xếp lại. Để cho đám thư lại cất vào ngăn kéo. Thi thoảng từ ngăn kéo sẽ lại rình rập vượt ra bên ngoài.

Bây giờ, sau sự kiện chùa Ba Vàng và sư Thái Minh ở Uông Bí (quan sát ở đâyở đây), chúng ta thấy có sự xuất hiện của từ mới VONG PHÍ.

Lại đi đến PHÍGIÁ. Đám thư lại trên, có khi sẽ muốn chỉnh lại thành VONG GIÁ cho xem.

PHÍ và GIÁ đều là biểu hiện ngắn gọn và rõ ràng cho thời đại kim tiền. Mọi thứ có thể mua bán trao gửi biếu tặng nhau qua môi giới của PHÍ và GIÁ, tức Đồng Tiền.

12/02/2019

Sự tha hóa của tiếng Việt và phong tục Việt : LÌ XÌ

"Lì xì" là một từ khá mới trong tiếng Việt phương ngữ Bắc. Cũng có thể ai đó cắt nghĩa về kết quả của một ảnh hưởng từ tiếng Việt phương ngữ Nam (suy nữa, thì chính là từ gốc chữ Hán, âm đọc Hán/Hoa).

Tết năm Hợi 2019, chứng kiến việc từ "lì xì" ấy đã chính thức đánh bật ngoạn mục một từ rất đẹp là "mừng tuổi" vốn quen thân. Cần ghi nhớ năm Hợi này.

Từ ngữ bị tha hóa. Và phong tục bị tha hóa. 

Sự tha hóa lan rộng khắp xã hội. Bắt đầu từ giới chóp bu. Giới trí thức. Giới truyền thông. Và đã ngấm khá sâu vào tầng lớp học sinh (ví dụ ở đây; một bộ thiết kế ấn tượng và mới mẻ, nhưng tiếc là dính từ "lì xì").

09/12/2018

hơn hai ngàn năm trước, chúa Jesu đã dùng tiếng Việt nói câu cuối cùng

Đó là kết quả nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang.

Chưa rõ đức chúa nói tiếng Việt hay không, nhưng riêng cái ảnh đầu tiên thì tôi đã thấy bác sĩ chú thích rối rắm rồi. Không biết là mấy người và là ai với ai nữa. Tiếng Việt ở đó rõ là có vấn đề.

07/11/2018

Bầu cử giữa kì ở xứ Đồ Nam Trump và tiếng Việt

Tiếng Việt được ghi bằng quốc ngữ hiện nay, thời điểm các năm 2014-2018, đang có xu hướng quốc tế hóa mạnh. Đi và ngó nghiêng nhiều nơi trên thế giới, cả Đông cả Tây, đã thấy bảng hiệu hay ghi chú bằng tiếng Việt bên cạnh các tiếng khác (Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Thái,...).

Các di tích liên quan đến người Việt trên thế giới, gần đầy cũng đã có bảng giới thiệu hay chỉ dẫn nhanh bằng tiếng Việt, ví dụ với công chúa thời chúa Nguyễn đi làm dâu nước Phù Tang thì đọc ở đây (năm 2017).

Bây giờ là về mùa bầu cử đang diễn ra tại Mĩ. Tâm điểm là chàng Đồ Nam Trump. Liếc nhanh, thấy tiếng Việt.

13/09/2018

Về tiếng Việt, chữ quốc ngữ, cách đánh vần (thân phụ cựu hoa hậu Thu Thủy vừa chính thức lên tiếng)

Đó là học giả Nguyễn Văn Lợi vốn thuộc Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Cũng mãi sau này, tôi mới biết ông là cha đẻ của cựu hoa hậu Thu Thủy. Có thể đọc nhanh về cựu hoa hậu ở đây (tháng 2 năm 2016).

Là phát ngôn rộng rãi và chính thức đầu tiên của giới chuyên môn (tính đến hôm nay, 13/9/2018).

22/05/2018

Học tiếng Việt : từ mới "thu giá" (khác với "thu phí")

Đã thấy một số nơi ghi "thu giá" (đưa ảnh sau). Lần đầu nhìn thấy, còn tưởng họ ghi sai. Tự nghĩ lúc ấy: "thu giá là thu cái gì ?". Cái gì là "giá" ở đây ?

Hiện bây giờ chưa biết dịch "thu giá" ra tiếng nước ngoài thế nào. Ví dụ tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh, và tiếng Pháp, thì dịch là gì đây ? Tây và tàu họ có hiểu không ?

20/04/2017

Thông tin Hội thảo : Thứ Bảy tuần này (22/4/2017)

Về hội thảo này, đã điểm tin từ cuối năm ngoái (xem lại ở đây).

Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế lần thứ III Các khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam

Đại khái chương trình hội thảo như sau (chụp ảnh giấy mời đã nhận được):

12/01/2017

Xứ Đài không xa xôi : năm 2018, tiếng Việt được đưa vào dạy ở phổ thông

Xứ Đài của bà dân biểu Tô Trị Phần. Của những người phụ nữ đất Việt tới làm dâu. Và của con cái họ.

Liếc đâu đó đã thấy giáo trình tiếng Việt, cho người Việt ở Đài, mà một trong các tác giả biên soạn là người quen. Các giáo trình này đều vừa ấn hành cuối năm 2016 và đầu năm 2017.