Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Trịnh-Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Trịnh-Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng

08/11/2016

Chong đèn đọc lại "Hoài Nam khúc" : triều chính nát bét vì đồng tiền

Nhân có việc, đọc lại Hoài Nam khúc - chữ Nôm, cuối thế kỉ 18, ở Đàng Trong của chúa Nguyễn.

Đại khái, tác phẩm Nôm đặc biệt quan trọng này của Đàng Trong (theo thể lục bát trường thiên), có những đoạn tả rất chân thực về hiện tình triều chính khi đó, bị đồng tiền tha hóa tất cả:

02/03/2014

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 1 (thành Bản Phủ và hậu duệ Hoàng Văn Khánh)

Sẽ dần dần xuất hiện gương mặt của các nhà ngoại cảm, mà nổi bật nhất là Phan Thị Bích Hằng. Trong bài giới thiệu đầu tiên này (mang tính quan phương của Sở Văn hóa Điện Biên), mới thầy xuất hiện tên của một hậu duệ cụ Hoàng Công Chất.

01/10/2013

Về văn thư của chúa Nguyễn gửi phía Nhật Bản (bài Võ Quang Vinh)

Lời dẫn: Về văn bản cổ nhất trong quan hệ Việt - Nhật hiện còn giữ được nguyên bản, thì tôi đang viết dở, khi nào xong sẽ gửi cho tạp chí chuyên ngành. Hôm trước, trong một hội nghị, đã trình ra ảnh chụp và nói qua nội dung của nó.

Trong một bài dài dưới đây của Võ Quang Vinh, không thấy anh nhắc đến văn bản cổ nhất như tôi nói trên. Có thể anh chưa cập nhật thông tin, và chưa có tư liệu. Một điểm sáng của bài là ở chỗ lí giải nghĩa của danh hiệu Đại đô thống mà các chúa Nguyễn tự xưng. Cái này liên quan sâu đến nhà Mạc cả thời Thăng Long và thời Cao Bằng, cũng phải truy cứu thêm.

12/08/2013

Gái lấy chồng xa - 2 : Ghi chép nhanh của Trương Văn Tân (2008)

Lời dẫn: Vẫn đang là câu chuyện về một công chúa nước Việt sang làm dâu Nhật Bản từ thập niên 1620. Nhiều câu chuyện, cả quá khứ và hiện tại, ẩn chứa ở trong đó.

Hôm nay, giới thiệu một ghi chép nhanh của bác Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản thời Việt Nam cộng hòa. Ghi chép này bác Tân đã công bố năm 2008 (trong nước, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn có đăng tải).

Bác Trương Văn Tân là rể nước Nhật. Tuy vậy, thời lưu học ở Nhật, bác không có dịp để ý đến những câu chuyện như là tình bạn của Phan Bội Châu và Asaba, hay mối tình Araki và công chúa Đàng Trong,... Mãi sau này, lúc đã qua nước thứ ba, với những dịp trở về thăm gia đình nhà vợ ở Nhật, bác mới khám phá dần dần. Cho nên, chủ yếu đọc để hiểu cảm tưởng của bác là chính, chứ tư liệu của bác về các sự kiện thì chỉ sơ sài thế thôi.

Cái ảnh chụp "bảng tiểu sử ông Araki" do bác Tân thực hiện mờ quá, nên tôi bổ sung bằng cái ảnh sau, để đọc được rõ:


10/08/2013

Gái lấy chồng xa - 1 : Năm 1620, công chúa Đàng Trong vượt biển đi làm dâu Nhật Bản


Trong triển lãm được chuẩn bị vô cùng công phu này, có rất nhiều hiện vật của Việt Nam hay liên quan đến Việt Nam được công bố lần đầu tiên. Một trong số đó là chiếc gương của công chúa xứ Đàng Trong.Công chúa này có thể là con đẻ, mà cũng có thể chỉ là con nuôi của chúa Nguyễn, được chúa đem gả cho một thương gia ở Nagasaki. 

Chiếc gương được công chúa mang tới Nagasaki vào năm 1620, khi cô theo chồng tới làm dâu Nhật Bản.

Giới thiệu gắn ngọn của Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu như sau (xem lại entry cũ):
安南国王女の鏡
安南国王女の鏡
ヨーロッパ(箱は日本製)17世紀
長崎歴史文化博物館所蔵
荒木宗太郎(あらきそうたろう)はみずから交趾(コウチ)へでかけて貿易に従事していた。交趾を実質支配していた阮氏の信頼を得て阮姓を授かり阮太良と名乗り、阮氏の王女王加久戸売(わかくとめ)を妻とした。彼女は長崎に移住してアニオーさんと呼ばれ、娘を一人もうけた。本鏡は、王加久戸売の持ち来たったものとして荒木家に伝えられた。