Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Lê-Mạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Lê-Mạc. Hiển thị tất cả bài đăng

26/05/2017

Thông tin nhanh về bản dịch của tập sách "Tưởng Lê an Mạc tập"

Tưởng Lê an Mạc tập, có nghĩa là: Tập hợp về việc tưởng Lê an Mạc. Mà tưởng Lê an Mạc thì có nghĩa là: "thưởng/khen Lê và giữ nguyên Mạc".

Đó là kế sách ngoại giao của nhà Minh đối với tình hình An Nam lúc Lê - Mạc chiến tranh. Minh muốn giữ Lê và cũng giữ luôn Mạc. 

08/11/2016

Chong đèn đọc lại "Hoài Nam khúc" : triều chính nát bét vì đồng tiền

Nhân có việc, đọc lại Hoài Nam khúc - chữ Nôm, cuối thế kỉ 18, ở Đàng Trong của chúa Nguyễn.

Đại khái, tác phẩm Nôm đặc biệt quan trọng này của Đàng Trong (theo thể lục bát trường thiên), có những đoạn tả rất chân thực về hiện tình triều chính khi đó, bị đồng tiền tha hóa tất cả:

21/07/2016

Thăng Long thời Mạc - Lê Trung hưng (sách Nguyễn Thừa Hỷ)

Về cuốn sách này, là bài bình luận của Trần Thị Vinh.

Trong bài, bà có nhầm ở một chỗ. Đó là nhầm bài "Ba vị vua Mạc cuối cùng qua sử liệu Trung Quốc” (1638-1683)", vốn là của mình (xem lại ở đây), nhưng bà nói (hay ghi) thành của Ngưu Quân Khải.

19/06/2016

Bia thờ một đại thần hậu Lê, đồng thời là sử gia chỉnh sửa "Đại Việt sử kí toàn thư"

Đó là đại thần Phạm Công Trứ (1600-1675), quê ở huyện Đường Hào (Hưng Yên ngày nay).

Vâng lệnh chúa Trịnh, đại thần này đã chỉnh sửa bộ Đại Việt sứ kí toàn thư. Đại khái tư tưởng chủ đạo là tâng công nhà chúa, và ghi kiệm lời về vua Lê, chê trách vua Mạc.

Bia thờ Phạm Công Trứ có niên đại rất đáng chú ý: Vĩnh Thịnh 4, tức năm 1679. Tức là sau khi Phạm Công Trứ mất được 4 năm, thì con cháu lập bia.

Rất tiếc là nội dung bia thì khá nghèo nàn, hầu như không giúp ích được gì nhiều.

30/01/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : nước An Nam ở Đàng Ngoài với bức vẽ khoảng 400 năm trước

Bức họa của người phương Tây.

Lúc đó, tiếng Việt còn ở dạng gọi "Vua" (ngày nay) là "Bua".

Các ông Vua này được người phương Tây có mặt ở Đàng Ngoài lúc đó miêu tả như là dạng bù nhìn. Thực quyền nằm trong tay Chúa.

19/11/2015

Hai danh tướng cuối thế kỷ XVII trên đất Cao Bằng (bài Hoàng Triều Ân)

Hôm trước, đã có bài của con cháu chúa Trịnh viết về các chúa, ở đây.

Hôm nay là con cháu của các tướng quân họ Hoàng (dưới trướng chúa Trịnh) viết về tổ tiên của mình.

16/05/2015