Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1970s. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1970s. Hiển thị tất cả bài đăng

08/03/2022

Máy bay Pháp rồi Mỹ đã ném bom miền Bắc như thế : Tư liệu và hồi ức của khu vực Nam Định

Thời nhỏ chúng tôi vẫn được kể lại rằng, ngày đó tháng đó năm đó, có khi chính xác là giờ đó phút đó, giữa lúc máy bay Mỹ lượn trên bầu trời thì có anh ấy chị ấy được sinh ra. Những đứa trẻ Bắc Việt được sinh ra ở khu tránh bom Mỹ. Giờ sinh và ngày tháng năm sinh của những đứa bé ấy được đánh dấu thật dễ, bởi là gắn với âm thanh của máy bay Mỹ, với kí ức chân thực về chiến tranh không bao giờ phai.

Bom Mỹ rơi xuống làng quê chúng tôi. Chỗ bom rơi thì lõm xuống, gọi là "hố bom", rồi có cái cứ để nguyên vậy thành ra ao. Nhiều cái ao được hình thành từ hố bom như vậy ở xóm trên xóm dưới. Các ông các bác trong làng ngồi đan rổ rá bên cạnh hố bom ngày trước, đôi khi kể cho chúng tôi nghe chuyện sơ tán khi có báo động về máy bay Mỹ.

Đại khái chúng tôi không có trải nghiệm tại chỗ về chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh về cuộc chiến ấy là được mường tượng từ những cái "ao-hố bom" có thể thả cần câu hồi chúng tôi lên mười, từ những cái kẻng làm từ xác bom treo ở cổng trường hay hợp tác xã, từ rất nhiều chuyện kể dần dần của cha mẹ và hàng xóm láng giềng.

18/10/2018

Bài thơ "Đò Lèn" (1983) của Nguyễn Duy

Tập thơ ấy của Nguyễn Duy, rõ ràng mình có, mua từ hồi còn du lãng phố cổ Bát Đàn thông trưa, mà còn tìm chưa ra trong giá sách. Lâu quá rồi, nên quên cả hình thù cái bìa. Nhưng đại khái nhớ là có bài "Đò Lèn" trong đó.

Hôm đến khu Quán Cháo, vừa hạ xe thì một ai đó đọc vài khổ trong đó. Nhìn ra thì thấy một người như cựu quân nhân. Vì mải việc khác, nên lúc ấy, chỉ đại khải để tự nhiên như nhiên vậy.

28/11/2016

Fidel không mũ cối (năm 1973)

Mũ cối, như đã nhắc qua ở entry trước (ở đây), tựa như là một thứ "bản sắc Việt". Hoặc chính xác hơn là "bản sắc" của quan lại Đại Việt. Từ thủ tướng và chủ tịch quốc hội, đến các bộ trưởng nam nữ, và cả Trịnh Xuân Thanh, đều một màu mũ cối.

Về chuyến tới thăm Việt Nam năm 1973 của Chủ tịch Fidel, thì đã đi ở đây (có hồi kí của người phiên dịch khi đó, sau là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao).

09/08/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh)

Từ từ rồi ta sẽ thấy một điều sau: có rất nhiều trí thức thời đó đã ủng hộ mạnh cho đại phát kiến "làm chủ tập thể" do cụ Lê Duẩn tìm ra và tuyên bố rằng "Loài người đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể" (theo ghi chép của cụ Nguyễn Ngọc Lanh ở dưới, vào năm 1977 - tức là đêm trước nữa của Đổi Mới). Đó cũng là ngang ngang với thời điểm cụ Tô Hoài viết xong và đem xuất bản cuốn Trái đất tên Người đã giới thiệu hôm trước.

Đổi Mới có "đêm trước Đổi Mới" và "đêm trước nữa của Đổi Mới".

Ở "đêm trước nữa" ấy, là đại phát kiến ngang tìm ra lửa của loài người, đã ra đời tại Việt Nam ta: làm chủ tập thể. Những vị từng du học ở Nga thời kì xã hội chủ nghĩa có tâm sự lại (tôi nghe trực tiếp từ các tiền bối H.V, T.D.H, và D.P.H,... - đều là dân lí luận cả): lúc cụ Lê Duẩn đưa thuật ngữ này, mong xuất khẩu trở lại đất nước của Lê Nin, giới chuyên gia của Nga đều ngạc nhiên vì quá mới, quá tân kì.

16/07/2014

Nhớ về cha đẻ của chú Dế Mèn : nhật kí thăm Liên Xô

Có một cuốn sách của Tô Hoài được in với số lượng rất lớn, tới hàng vạn bản, nhưng không biết có được bao nhiêu người nhớ đến nó khi nhắc đến cha đẻ của chú Dế Mèn. Có thể là rất ít.

Không thấy những cây bút gạo cội như Vương Trí Nhàn hay Đặng Tiến nhắc đến cuốn sách trên (dù Đặng Tiến thì viết cả một bài là "tổng quan về hồi kí Tô Hoài").

16/02/2014

Bệnh viện huyện Trùng Khánh : Bị phá hoại vào tháng 2 năm 1979

Có thể đọc trước bài trên blog của anh Cóc : Ngã rẽ cuộc đời.

Đi dọc biên giới Việt Trung, từng có lúc chúng tôi đã ở lại Bệnh viện Đa khoa huyện Trùng Khánh trong 2 ngày. Thi thoảng ghé thăm, gần đây, thì không còn được gặp cô hộ lí lớn tuổi đã làm rơi chiếc khăn vào chậu nước, ở buổi sáng đầu tiên đó (người ta cho biết: cô đã nghỉ hưu, lại trở về sống trong bản).

Thật ra, đó là chiếc mũ đội đầu trong ngành y. Rơi vào chậu nước, có lẽ bởi có chút bất ngờ trước những người khách ở nơi xa đến (không nói tiếng Tày như vốn dĩ trong vùng).

Hình ảnh của bệnh viện trong chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979. Quân Tàu đã tàn phá toàn cơ sở y tế này: