Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thái-kế-toại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thái-kế-toại. Hiển thị tất cả bài đăng

03/03/2020

Với nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, học giả Nguyễn Cung Thông nhận giải thưởng Văn Việt lần V

Loạt bài nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, của học giả Nguyễn Cung Thông, đã được chính ông gửi cho bạn bè qua nhiều lần bằng thư điện tử, suốt trong mấy năm (ví dụ đọc một đoạn hồi năm 2017 ở đây). Công việc vẫn đang tiếp tục. Rồi là sự xuất hiện dần dần của nó trên nhiều phương tiện (báo chí mạng, mạng xã hội, sách báo).

1. Cuối năm 2019, Nguyễn Cung Thông đã về Đà Nẵng, tham dự hội thảo về chữ quốc ngữ, cũng là để trình bày một trích đoạn mới trong loạt bài đó, là về Kinh Lạy Cha với chữ quốc ngữ, ví dụ có thể đọc lại ở đây, hay ở đây, trên Giao Blog.

Sau hội thảo, là những trình bày tiếp về cùng chủ đề tại Viện Ngôn ngữ học (Hà Nội) hay Khoa Ngôn ngữ học (Tp. Hồ Chí Minh), trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây.

2. Chuyến du Nam du Bắc của ông dịp tiền Cô Vy 19-20 vừa rồi, một thu hoạch khá hay của tôi, là: biết được rằng, học giả Nguyễn Cung Thông và học giả Cung Văn Lược có quan hệ anh em họ hàng gần với nhau. Kì lạ hơn, cụ Cung Văn Lược là hàng cháu, phải gọi học giả Nguyễn Cung Thông là chú (gọi thay cho con thì là ông).

Chữ "Cung" trong tên của học giả họ Nguyễn, thì lại chính cũng là họ Cung. Họ Cung ấy gốc ở làng Lủ, tức làng Kim Lũ --- nay là Đại Kim, hay gọi đại khái là khu Kim Giang. Câu chuyện họ Cung làng Lủ khá thú vị.

28/09/2017

Phim về Việt Nam ngay sau Đổi Mới của Trần Anh Hùng (qua ghi chép của Thái Kế Toại)

Tôi đặc biệt thú vị với chi tiết Trần Anh Hùng đã làm phim Người thiếu phụ Nam Xương như một tác phẩm đầu tay. Để tốt nghiệp trường điện ảnh ở Pháp. Làm nhớ đến việc các trí thức Việt Nam thời đầu thế kỉ 20 nối tiếp nhau dịch (hay phong tác) Người thiếu phụ Nam Xương ra tiếng Pháp để giới thiệu với người Paris và thế giới châu Âu. Tựa như hình tượng người đàn bà Việt Nam, như người thiếu phụ Nam Xương, có gửi gắm vào đó niềm kiêu hãnh ngấm ngầm của đàn ông Việt Nam khi đối diện với châu Âu.

24/10/2016

Những lớp đàn anh dân Văn Tổng Hợp : thư năm 1972 của Trường Phước gửi Thái Kế Toại

Qua chia sẻ mới đây của nhà văn Thái Kế Toại (tức Lê Hoài Nguyên), mới biết là ông là cùng lứa với nhà báo ấn tượng một thời của VTV là Trường Phước.

Mãi đến những năm gần đây, tôi mới biết bác Toại là đàn anh dân Văn Tổng Hợp của chúng tôi. 

06/08/2015

Nguyễn Hữu Đang qua ghi chép của Võ Bá Cường

Hai vị là đồng hương của nhau.

Một vị khác, cũng là đồng hương, đã viết về Nguyễn Hữu Đang vào tháng 12 năm 2014, tức nhà văn công an Thái Kế Toại, ở đây. Bác nhà văn này, như đã nói ở entry trước, là gặp cụ Đang khá muộn.

Tôi biết nhà văn Võ Bá Cường từ khi còn bé xíu và lúc ấy cũng đã bắt đầu tập viết văn. Tuy vậy, vẫn bất ngờ khi gần đây ông viết về Trần Độ. Rồi bây giờ là Nguyễn Hữu Đang.

Trần Độ cũng là đồng hương với ba vị trên (Nguyễn Hữu Đang, Thái Kế Toại, Võ Bá Cường).

02/01/2015

Thử theo dõi một tin đồn : ông Nguyễn Bá Thanh

Tin đồn về tình hình sức khỏe của ông, mấy hôm nay, "nở rộ" trên không gian mạng. Mình cứ chỉ xem là tin đồn. Mà là tin đồn, thì đúng là tin được đồn, nên không rõ thực hư ra sao.

Sáng nay, vừa vào ngó Fb, thì cũng thấy loan trên Fb của bác Nhà văn - Đại tá công an Thái Kế Toại (người mới đây viết về vụ Nhân văn Giai phẩm, xem lại ở đây). Đại khái bác Toại loan như sau:

27/12/2014

Kể chuyện về Nguyễn Hữu Đang và hồ sơ Nhân văn Giai phẩm

Đây là lời kể vừa xuất hiện, tháng 12/2014, của một vị thuộc lớp đàn chú đàn bác của chúng tôi ở Đại học Tổng hợp Hà Nội (sau khi ra trường, ông về Bộ Công an). Ông cũng là người được xem là có "gắn bó" với hồ sơ của vụ Nhân văn Giai phẩm