Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-bạn-bè. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-bạn-bè. Hiển thị tất cả bài đăng

06/11/2022

Nửa thế kỉ "Búp trên cành" (1976-1990s-tk21) và sinh nhật 3 tuổi trang văn học nghệ thuật Nhà Búp (2019-2022)

Hà Nội đang vào cuối thu. 

Hà Nội đang ở thời điểm đẹp nhất trong một năm.

Vào buổi chiều muộn Thứ Bảy ngày 5/11/2022, tại một địa điểm thú vị của Hà Nội, lễ mừng sinh nhật 3 tuổi của trang văn học Nhà Búp đã được tổ chức.

02/09/2022

Hội làng vào ngày quốc khánh : đình và sân đình Cống Xuyên dịp mùng 2/9/2022

Làng Cống Xuyên, thuộc xã Nghiêm Xuyên huyện Thường Tìn tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), là một địa điểm gắn bó với chúng tôi từ đầu thập niên 1990. Bẵng cái mà gần 30 năm đã trôi qua. 

Hôm trước, đã điểm tin nhanh và đưa video lễ hội làng Cống Xuyên năm 1994, xem lại ở đây (tháng 2 năm 2021, và cập nhật tháng 7 năm 2022). Xem trực tiếp trên Kênh Giao Blog thì ở đây (đưa lên ngày 22/7/2022).

Gần đây, vào cuối tháng 8 năm 2022, chúng tôi đã tổ chức một chuyến về thăm lại hai thôn Cống Xuyên và Nghiêm Xá (Giao Blog sẽ nói về sự kiện này ở một entry khác).

Bây giờ là cập nhật tình hình hội làng vào dịp quốc khánh 2022 (tổ chức trong hai ngày: 1/9 và 2/9). Tư liệu là do chính người làng Cống Xuyên gửi cho Giao Blog vào ngày 2/9/2022.

16/03/2022

Nghe bạn Olga công dân của Kiep trình bày về: người Ucraina, chiến sự ở Ucraina 2022

Olga là học sinh khóa trước tôi một chút của ngôi nhà Atsumi (đã nói nhanh về Atsumi ở đây hay ở đây): Olga ở niên khóa 2004, còn tôi là ở niên khóa 2006. Các khóa cách nhau một chút, như 2004 và 2006, thì rất dễ biết nhau, bởi các hoạt động hàng năm của Atsumi thường là tụ hội của nhiều khóa gần gần.

Hồi đầu, tôi cứ ngỡ Olga là người Nga. Mãi sau mới biết đó là một người Ucraina. Chị ấy sinh trưởng ở Kiep, bây giờ thì dạy học ở Kiep.

Sắp tới, ngôi nhà Atsumi sẽ có một buổi tụ hội, dĩ nhiên bây giờ chỉ có thể là qua mạng. Chúng tôi sẽ nghe Olga nói về người Ucraina, và về chiến sự ở Ucraina 2022.

30/07/2021

Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép)

Trên không gian mạng vừa rồi xuất hiện những ghi chép dạng nhật kí về cuộc sống giãn cách chống dịch ở Tp. Hồ Chí Minh, một số người đặt tiêu đề là "nhật kí phong thành".

Hà Nội thì từ ngày 24/7/2021 bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

26/03/2021

Kỉ niệm 90 năm ngày 26 tháng 3 : gặp mặt các lứa cán bộ Đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

90 năm. 

Tôi nhận giấy mời đến dự mít tinh nhân 90 năm ngày thành lập Đoàn (26/3/1931-26/3/2021) với tư cách là "nguyên Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam". Thế là đã có chữ "nguyên" rồi ! Tức là nguyên cán bộ Đoàn của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay (trước là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân Quốc gia, rồi đổi thành Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).

04/02/2021

Nghe tin đình Cống Xuyên ở huyện Thường Tín sắp trùng tu

Mới đây, vào một buổi trưa của những ngày cuối năm 2020, nhóm lớp cũ chúng tôi có họp chớp nhoáng trên đường Lý Thường Kiệt. Nhân sinh nhật của một bà bạn hiện là chủ bút (tbt) của một tờ báo thuộc hệ thống thông tấn xã. Cũng phải có cái cớ mang tính dễ cho gặp nhau vậy.

Lúc tiệc sinh nhật tan, chúng tôi có sang quán trà bên cạnh với một nhóm cũ ngày xưa cùng khảo sát ở đình Cống Xuyên. Đã lâu năm lắm rồi, tới cả gần 30 năm rồi còn gì. Bọn trẻ con của nhà ông bà ngày ấy, hồi ấy mới tầm 4 hay 5 tuổi, thì bây giờ, cũng đã sắp U40 rồi còn gì.

24/11/2020

Dịch giả, doanh nhân Đoàn Tử Huyến vừa qua đời (1950-2020)

Thật ra, ông sinh năm 1950 (trên giấy tờ ghi 1952).

Mấy năm trước, nghe tin anh bị tai biến. Sau đó là một cuộc hồi phục kì lạ.

Mấy ngày trước, nghe tin anh đã nhẹ nhàng rời xa cõi tạm: anh ngủ rồi đi luôn ở Sơn Tây, tại nhà của thông gia.

Tôi biết anh khoảng từ năm 1994, qua giới thiệu của anh Hòa - một đàn anh khoa Ngữ Văn ngày trước, lúc đó là biên tập viên Nxb Văn hóa Thông tin. Anh Huyến lúc đó vẫn đang thuộc biên chế của Nxb Lao Động, nhưng hoạt động chủ yếu ở cửa hàng sách Đông Tây trên 51 Trần Hưng Đạo. Anh in sách và bán sách văn học và khoa học xã hội.

16/11/2020

"vẫn chung nhau những niềm vui..." (với những người bạn của ba thập niên)

Một bản nháp đưa ra lúc đầu là "vẫn chung nhau những niềm vui nho nhỏ". Nhưng sau đó, đã được cập nhật bản mới nhất, trở thành định bản là "vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ". Hồi cuối tháng 10, lúc câu ấy được thống nhất, tôi đã nói là có một chút thôi xao chữ nghĩa (đọc lại ở đây).

Có lẽ cuối năm bận mải, nên bạn có chút nhầm lẫn, nên thiết kế bằng bản nháp, mà không phải bản cuối cùng. Bởi vậy ra mẫu sau:

29/10/2020

"vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ" (cập nhật vần thơ viết bằng mực tím của 30 năm trước)

Chúng tôi đang chuẩn bị cho một event kỉ niệm 30 năm ngày nhập học (1990-2020). Không phải kỉ niệm ngày ra trường, mà là kỉ niệm ngày vào trường nhé.

Hôm qua, một câu thơ đã được đề xuất, là câu: "vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ".

Ý thơ vốn được viết từ 30 năm trước, lúc chúng tôi mới 17 hay 18 tuổi, trên giảng đường nhìn sang bên kia là nhà máy thuốc lá Thăng Long ngày ngày lan tỏa khói thuốc thơm thơm. Thơ viết trên giấy nháp và bằng mực tím. Bản nguyên gốc vẫn được lưu giữ cẩn thận. Màu mực tím vẫn sáng ngời bởi đã được bảo vệ bằng một lớp platic tráng từ khoảng 20 năm trước (hồi đó, có phong trào "ép platic" cái loại giấy tờ hay tài liệu).

20/07/2020

Nhớ về một người đàn anh, thầy giáo Phạm Ánh Sao (1966-2020)

Người đàn anh ở Khoa Ngữ văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) ngày trước của chúng tôi. Khi anh đã ra trường và được giữ lại làm giảng viên ở Khoa, thì chúng tôi mới vào trường.

Anh Sao là bạn cùng lớp với anh Nguyễn Kim Sơn (hiện là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi chúng tôi nhập học thì đã biết anh Sơn có nhà riêng ở gần trường, chỗ Hạ Đình hay Thượng Đình gì đó, một vài lần chúng tôi ghé chơi. Một dạo thấy các anh Sơn anh Sao học tiếng Anh tại nhà - mời một người bạn tới dạy cho.

Hồi ấy, có một dạo anh Sao và anh Thành (công tác tại Khoa Sử) cùng lớp thuê nhà trọ ở đầu làng Triều Khúc. Tôi có đến chơi với các anh mấy lần. Hình như là phòng khá rộng rãi, ở tầng một và có chỗ để xe lợp tấm nhựa màu xanh rất tươm tất, mà là trong một khu tập thể nào đó. Hồi ấy, khí gas ở dưới lòng đất phụt lên chỗ gần cổng ra vào, người ở khu tập thể còn mang kiềng ra và đặt ấm nước hay cái gì đó lên mà đun. Chúng tôi có kéo nhau ra xem quang cảnh ấy.

Hồi ấy, anh Sao và thầy Vĩ đang làm cái gì đó về kiêng cữ hay cấm kị. Hai người truyền tay một tập sách nguyên bản tiếng Trung viết về cấm kị trong văn hóa Trung Quốc. Đã tới hơn cả 20 năm rồi, nên không còn nhớ rõ là cuốn gì.

Mùa hè năm 2020, do bạo bệnh, anh Phạm Ánh Sao đã từ trần ở tuổi 55.

30/05/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cặp anh em Trung Hiếu - Trung Kiên cùng viết văn và cùng đá bóng ngày trước

Đó là hai anh em ruột Bùi Trung Hiếu và Bùi Trung Kiên. Những người bạn cùng viết văn và cùng đá bóng của chúng tôi ngày trước. Một số trại hè viết văn ngày ấy có cùng lúc cả mấy cặp anh em, mà một trong đó là Hiếu - Kiên. Chúng tôi viết văn trong khuôn viên trụ sở Hội Văn nghệ Thái Bình. Buổi chiều tối thì đá bóng, ngay ở khoảnh sân láng bê tông trước hội trường lớn, chỗ ấy có mấy gốc đại nở hoa vàng.

Trụ sở Hội Văn nghệ Thái Bình lúc đó ở gần Sở Giáo dục Thái Bình, gần Đoàn chèo Thái Bình, và ngay ở sau Khách sạn Giao Tế.

Nhóm đá bóng trong sân của Hội Văn nghệ Thái Bình hồi thập niên 1980s ấy, thường có anh em Hiếu Kiên, anh em Khang Khải, anh em Hạnh Bình, Thắng con chú Bính, tôi, và một vài người nữa.

12/11/2019

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam : bổ nhiệm Tân Chủ tịch, những kì vọng và những bàn luận

Ngày hôm qua, 11/11 (Thứ Hai), mình vào Bệnh viện Hữu Nghị (quen gọi tắt là Việt Xô theo tên cũ) làm thủ tục xuất viện cho người nhà thì ngẫu nhiên gặp một nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Mình thường gọi Phó Chủ tịch đó là "chú" như từ mấy chục năm về trước. Lúc ngồi xếp sổ ở tầng 1 nhà A thì tranh thủ nghe chú tâm sự về những bộ sách nhiều tập mới ra gần đây. Nhưng chuyện nhiều nhất, hóa ra, trở đi trở lại là vấn đề nhân sinh, về sức khỏe, về lập ngôn và lập danh.

26/02/2019

Đầu năm 2019 nói chuyện về phủ Tây Hồ : ông Tiến đọc ông Giao

Sử dụng cách nói dân dã "ông Tiến" và "ông Giao", là để nói về nhà văn đàn anh Nguyễn Ngọc Tiến, và Giao Blog - chủ trang Giao Blog.

Anh Tiến là một nhà văn gắn bó với Hà Nội, có thể nói là chuyên viết về đấtngười Hà Nội. Ví dụ anh viết về doanh nhân nữ lừng danh đầu thế kỉ XX (ở đây), tức là Cô Tư Hồng đáng là hàng cô giáo về kinh thương của Bạch Thái Bưởi. Hay là anh viết về ông đốc học Đồ Mười người Pháp (ở đây).

16/02/2019

Mĩ thuật Việt Nam : bia Văn Miếu Hà Nội dưới góc nhìn của nhóm Trần Hậu Yên Thế

Gần đây, gặp Trần Hậu Yên Thế, có nhắc về chuyến tàu liên vận quốc tế Bắc Kinh - Hà Nội khoảng 20 năm về trước. Thế vẫn nhớ rất rõ. Chuyến đó chúng tôi du lãng Bắc Kinh về, ngẫu nhiên gặp lưu học sinh họ Trần cũng về Hà Nội nghỉ hè gì đó. Trong khoang xe lửa có mấy vị Việt Nam sau: một Giáo sư Dân tộc học ở Nam Bộ, hai bà buôn chuyến sang Nga (các bà có hộ chiếu Ba Lan và hộ chiếu Việt Nam), hai lưu học sinh Trung Quốc (bản thân hai vị ngẫu nhiên gặp mà không phải cùng trường, trong đó có một người là Thế), và tôi. 

Đấy là lần gặp đầu tiên.

Lần ấy, vị Giáo sư Dân tộc học bất ngờ với việc người Trung Quốc khá ưa chuộng nước hoa Sài Gòn. Đến mức, ông tính mua một lọ trên tàu liên vận năm ấy.

15/12/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : em May người Nùng gốc Nhật đi giúp nông dân Việt hơn 20 năm qua

Về cô bạn Mayu, mà hình như quen được gọi là "em May" hay "chị May", thì đã có một ít bài báo đưa về Giao Blog từ trước, ví dụ xem ở đây (tháng 4 năm 2016).

Tên quen dùng là May. Còn tên thật là Mayu. Gọi theo lối Nhật Bản (gọi bằng họ) thì là Ino. Tức tên đầy đủ theo lối viết chính thức là Ino Mayu.

Ino là học sinh sau đại học của Khoa Xã hội học - Đại học Hitosubashi (Nhật Bản). Em đã đi điền dã dài hạn ở làng xã người Nùng An thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, đã học và nghe nói được tiếng Nùng An. Luận văn thạc sĩ của em là về việc trồng rừng của người Nùng An từ góc nhìn dân tộc học - xã hội học. Đã trình bày khoảng năm 2002.

Từ sau đó, thì em dồn toàn bộ sự tâm sức vào nông nghiệp hữu cơ. Ở Việt Nam, đi khắp ba miền, trong rất nhiều chương trình giúp nông dân Việt, từ đó đến giờ.

08/12/2018

Về vương quốc Malaysia : những câu chuyện về nhà vua và cung đình

Viết nhân khi đội tuyển Việt Nam đang sang Malaysia, chuẩn bị đá trận chung kết lượt đi của AFF Cup 2018.

Bạn học của mình có một số là người Malaysia. Một trong đó, ấn tượng nhất là E. Đó là một đàn em cùng trường. Lúc mình đi biệt xứ gần 2 năm ở miền Tây Nhật Bản trở lại trường, thì gặp E. 

Hóa ra, em ấy là người Malaysia gốc Hoa. Đại khái em bảo cả cái dãy phố ấy của địa điểm ấy bây giờ là thuộc vào dòng họ của em. Lúc đầu, các cụ nhà em sang Malaysia thì là tay không ! Qua thư tay và e-mail, nhiều khi trao đổi với E là bằng tiếng Hoa (thực chất là chữ Hán, vì chỉ viết chữ mà không nói). Cũng là một thú vị nho nhỏ. 

17/11/2018

Chuyện đặc biệt kì quái trong chính giới Nhật Bản : Bộ trưởng phụ trách An Ninh Mạng không biết gì về máy tính và USB !

Chuyện một người Nhật không biết máy tính, thậm chí không biết USB là gì, đã là lạ lắm rồi. Một nước công nghiệp hàng đầu thế giới như thế, tiên phong về công nghệ máy tính như thế, làm gì tìm được một công dân như vậy.

15/11/2018

30 năm 1988 - 2018 : Hệ chuyên - trường chuyên niềm tự hào của tỉnh Thái Bình

Mai thì bọn bạn quậy tung. Bọn mình là dân khóa 1, tức những chàng trai cô gái mở đường của thời đó. Đã đưa ảnh 30 năm trước, và ghi nhanh kèm theo, ở đây.

Ngày mai là 16/11. Đêm nay, lửa trại đã bắt đầu.

Mình bị vướng, nên lỡ cuộc chơi.

03/11/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : trở lại thăm nhanh ngôi trường Nhật ngữ thân yêu

Sáng nay, ngày 3 tháng 11, nhân có việc trên phố Núi Trúc (Hà Nội), mình ghé thăm nhanh ngôi trường cũ ở trên con phố ấy. Bẵng cái, đã rất nhiều năm tháng đi qua. Tính từ lúc còn học (thời các cô giáo Nhật là Okumura, Izuka; các thầy Long, thầy Cảnh, thầy Chính người Việt), thì chắc là trên 20 năm ! Còn tính từ lần ghé thăm gần nhất, trước hôm nay, cũng tới cả 10 năm !

Một ngôi trường đặc biệt, gắn với tên tuổi của nghệ sĩ chuyên hát Enca - đại sứ thân thiện Sugi Ryotaro. Đã kể về nghệ sĩ Sugi ở đây (tháng 2/2017) hay ở đây (tháng 2/2014). 

16/08/2018

Huân chương Hiệp sĩ Văn học Pháp 2018 cho ông chủ Nhã Nam

Hồi ngày xưa, có một vài người hỏi, vì họ nhầm "Nguyễn Nhật Anh" với "Nguyễn Nhật Ánh". Ông chủ của Nhã Nam là "Nhật Anh" (không có dấu sắc), người từng tranh biện về cái tên sách Địa đàng trần gian với cụ Cao Xuân Hạo (xem lại ở đây).

Thú thực là đến hôm nay mới biết bút danh Trác Phong (cho dịch tiếng Pháp) và Thụ Nho (cho sáng tác). Không thấy báo chí nhắc đến cuốn duy nhất mình đã đọc là Người trông đồng - một tập truyện mỏng, kí tên thật.