Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

19/05/2020

Đạo sĩ Cát Hồng gắn bó với phương Nam (một cái nhìn nhanh)

Cát Hồng là một đạo sĩ danh tiếng của Đạo giáo Trung Quốc. Ông và Đỗ Quang Đình (đọc nhanh lại ở đây) là những đạo sĩ có nhiều trước thuật quan trọng được đưa vào bộ Đạo tạng (kinh điển của Đạo giáo).

Chúng tôi tính du lãng một số địa điểm mà Cát Hồng đã từng du lãng trong cuộc đời đặt chí hướng vào luyện đan và tu tiên của ông, nhưng dịp Cô Vy làm cho ách tắc hết. Không đi đâu được.

Sử sách ghi Cát Hồng từng làm huyện lệnh (đại khái như Chủ tịch huyện) Câu Lậu. Mà rắc rối là nhiều học giả Việt Nam bảo Câu Lậu tức núi Trâu, tức là địa danh Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam ngày xưa. Nhưng các học giả Trung Quốc thì lại bảo không phải thế, là đất nội địa Trung Quốc mà thôi.

02/05/2020

Về hệ thống Tứ Pháp (quan điểm của nhóm Bách Việt trùng cửu)

Có nhiều điểm chung trong quan điểm của nhóm này với nghiên cứu của tôi (có thể đọc bài mới xuất bản của tôi về thế giới quan Phật giáo Mật tông, ở đây).

Bách Việt trùng cửu là một nhóm học thuật mở, làm việc cần mẫn, bám sát thực địa và luận giải được tư liệu viết. 

25/04/2020

Những tín đồ Cao Đài danh tiếng : nữ đầu sư Lâm Hương Thanh

Du lãng các cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài phái Tây Ninh, đôi khi được nghe những câu chuyện thú vị về bà Lâm Hương Thanh. 

Người kể về độ giàu có của gia đình bà Lâm, bao nhiêu của nả, bao nhiêu gia sản. Người thì kể về việc bà dâng đất lớn cho Cao Đài. Người kể về việc bà đã đứng ra trợ quyên cho hộ pháp Phạm Công Tắc với tâm ý sẵn sàng dâng hiến hầu hết gia sản.

10/04/2020

15/10/2019

Cụ bà Trần Văn Toàn (1927-2019): dâu Việt người Bỉ

Tháng 9 năm 2014, học giả Việt kiều Trần Văn Toàn từ trần (đọc lại ở đây).

Lúc đó, đã ghi lại kỉ niệm với ông và phu nhân người Bỉ, rằng:

"Chuyến điền dã chớp nhoáng có sự tham gia của phu nhân người Bỉ. Ông bà nói với nhau bằng tiếng Bỉ/Pháp, còn chúng tôi thì bằng tiếng Việt giọng Bắc. Và có thêm một học giả người Nhật nữa. Tức là có sự pha trộn thêm cả Nhật ngữ trong chuyến đó.


Những lúc giải lao, bà kể lại những thời điểm ở Việt Nam, chăm sóc các con gái như thế nào. Tất nhiên là ông phiên dịch. Tôi thì mang mảng liên hệ với bà Xờ-tan-kê-vích cũng đến làm dâu nước Việt thời kì chiến tranh, trong mái ấm gia đình của cụ Nguyễn Tài Cẩn. Ở hai bên chiến tuyến khác nhau."

Đi du lãng cùng ông bà hồi đó một chuyến, khoảng 11 năm về trước. Hồi đó, chúng tôi chụp một ít ảnh kỉ niệm ở giữa chuyến đi. Cụ bà tầm thước, chỉ ngang ngang cụ ông.

22/07/2019

"Lý hoặc luận" của Mâu Bác ra đời ở tk II hay tk V (bài Dương Ngọc Dũng)

Mâu Bác được gọi là "Mâu tử", tức là "thầy Mâu" giống như cách gọi cho "thầy Khổng = Khổng tử" hay "thầy Mạnh = Mạnh tử".

Tác phẩm trọng yếu của ông gắn với Việt Nam thời Bắc thuộc là cuốn Lý hoặc luận (tạm hiểu là dùng lí lẽ để đẩy lùi mê hoặc). Có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Một tư liệu đọc nhanh về Mâu Tử và Lí hoặc luận đã đưa về Giao Blog, ở đây.

Dưới là bài của học giả Dương Ngọc Dũng (bác Dũng là người đã hướng dẫn cho bác Obama khi tới thăm chùa Ngọc Hoàng ở Tp. Hồ Chí Minh, đọc lại ở đây hay ở đây).

30/05/2019

Chân dung một chính khách : ông Nguyễn Hữu Oanh qua trang viết Trần Nhuận Minh

Trong tủ sách gia đình, có một số sách chuyên sâu được đề tựa hay giới thiệu bởi ông Nguyễn Hữu Oanh - khi ông là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Sau này thì ông chuyển về công tác ở Ban Tôn giáo Chính phủ.

Khi cùng du lãng các nơi, nhất là xứ Thanh và các đền phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là khi ông vừa nghỉ chế độ. Mình thú vị với việc ông có thể nói khá tỉ mỉ và hứng thú về vẻ đẹp của không gian thờ tự trong nhà người Việt cổ truyền vùng Bắc Bộ.

27/05/2019

Vị đạo sĩ của Việt Nam xuất thân từ Khoa Triết - Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây

Đó là thầy Quất - nguyên chủ nhiệm Khoa Triết học thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước. Gần đây, ông đã nhập Đạo giáo, trở thành Đạo sĩ.

Dưới đây là hình ảnh ông trong đoàn Đạo sĩ Việt Nam đi công cán ở hải ngoại. Là vị trưởng lão có râu bạc như cước, đứng ở hàng đầu trong cái ảnh đầu tiên.

23/03/2019

Công việc dịch thuật văn học và khoa học : dịch giả Nguyễn Thanh Xuân

Bài đầu tiên lấy từ báo Quảng Nam.

Một dịch giả tôi chưa quen biết. Nhưng thú vị là ông thân với cả nhà văn/dịch giả Đà Linh (về Đà Linh thì đọc ở đây, năm 2013), và nhà khảo cứu/nhà thơ Trần Kỳ Phương. 

Đặc biệt, một dịch phẩm quan trọng gần đây của ông là gắn với cha Thecla (người thời cổ xưa) và cô Olga (người thời nay). Bản dịch của ông, như cách đọc của tôi, với tư cách người đã có khảo cứu nhiều năm nay về các tác phẩm của nhóm Thecla (đây là một nhóm, không phải một người) và các nhóm trước đó rồi sau đó, thì có thể nói: bản dịch tiếng Việt tương đối công phu và thành công. Có một ít lỗi, khi nào cần thiết, tôi sẽ viết một bài học thuật.

20/02/2019

Bên dưới tượng đài là chỗ thắp hương : phải chăng là sáng tạo Việt Nam ?

Bạn nào là dân mĩ thuật và kiến trúc (xây dựng), có thể trả lời một thắc mắc này của tôi được không ?

Bản thân tôi, thì sẽ làm một sưu tập từ các nơi.

Để xem, đó có phải là một sáng tạo độc đáo của người Việt Nam hiện đại hay không ?

Sáng tạo này có nên đưa thành biểu tượng đặc trưng Việt Nam "dưới tượng đài là chỗ thắp hương" hay không, thì cũng cần có câu trả lời.

10/02/2019

Tang lễ học giả Nguyễn Quốc Tuấn (1957-2019)

Một học giả đàn anh của lứa chúng tôi. Chúng tôi biết anh từ nửa cuối thập niên 1990, khi vừa tốt nghiệp đại học và về công tác tại Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Ở khoảng nửa cuối thập niên 1990, anh thường xuất hiện cùng anh Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học) và đặc biệt là thầy Trần Quốc Vượng, trong các hội nghị/hội thảo, các chuyến điền dã, các cuộc du chơi, các cuộc nhậu. Nhiều khi, ngẫu nhiên gặp anh tại nhà thầy Vượng ở khu Kim Liên ngày trước. Thầy Vượng là người đầu tiên cho tôi biết (khoảng năm 1997-1999) rằng, anh chính là con trai của học giả Nguyễn Kiến Giang (về cụ Kiến Giang có thể đọc ở đây hay ở đây).

01/11/2018

Sư ông Làng Mai trở lại chốn tổ, tĩnh dưỡng những ngày tháng còn lại

Mãi đến khoảng năm 2000, mình mới bắt đầu đọc sách của sư ông Làng Mai một cách có hệ thống. Hồi thập niên 1990, trong kí túc xá Mễ Trì, thì chủ yếu đọc chơi chơi, không mấy để tâm, quanh đi quẩn lại với "đường mây" hay Nguyễn Lang.

Mà quyển đọc chăm chú đầu tiên, lại là một cuốn sách dịch. Sư ông viết bằng tiếng Anh, và bản dịch ấy là tiếng Nhật.

10/08/2018

Khu đền thờ của Đại Nam : tư tưởng "tích hợp" và "sử thi hóa" của ông chủ Huỳnh Ngu Công

Tên chính thức là Đền Đại Nam. Còn gọi là Kim Điện. Đã khánh thành năm 2005, tức là khoảng 13 năm trước. Nhưng bây giờ, tôi mới thấy bản giới thiệu cụ thể hơn (trước chưa thấy).

Cái mình quan tâm nhất, là Hội đồng Tứ Phủ, thì tọa lạc ở tầng thứ 8 trên bảo tháp gồm 9 tầng. Hội đồng Tứ phủ cùng một tầng với Hội đồng chư PhậtHội đồng Đất nước.

09/08/2018

Vượt qua "Đại Nam văn hiến" của Huỳnh Ngu Công, vua Vũ đang thực hành "đạo cà-phê" để dẫn dắt toàn nhân loại

Huỳnh Ngu Công (tức Huỳnh Uy Dũng, hay Dũng lò vôi) là một doanh nhân, mà từ nhiều năm trước, từ góc nhìn văn hóa sử, tôi đã thấy thú vị. Quan sát anh một cách lặng lẽ, và đôi khi đi vào những chỗ cụ thể ở anh. Ví dụ ở đây hay ở đây. Ở Huỳnh Uy Dũng, nổi bật là mong muốn "Đại Nam văn hiến", với rất nhiều sử thi tràng thiên viết tay. Nhưng chỉ dừng lại ở mức một kho tàng Đại Nam văn hiến như vậy mà thôi.

Còn bây giờ Vũ qua qua, tức vua Vũ với tên đời thường là Đặng Lê Nguyên Vũ (đang quan sát ở đâyở đây) thì đã vượt lên ngưỡng "Đại Nam", mà vươn ra tầm muốn dẫn dắt toàn thế giới bằng "đạo cà-phê". Tức tôn giáo lấy cà-phê làm giáo chủ. Mà cà-phê thì xoay cái, sẽ là hình ảnh của chính ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Có nghĩa là, chúng ta có thể hiểu rằng, đó là đạo cà-phê mà giáo chủ thì không ai khác chính là vua Vũ.