Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-học. Hiển thị tất cả bài đăng

31/12/2018

Phát hiện sau mấy chục năm : về sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa (bài in chốt lại năm 2018)

Chắc là bài cuối cùng của năm 2018 rồi, vì hôm nay đã là 31 tháng 12.

phần 1 của một bài dài (bản thảo tới khoảng gần 80 trang A4; phần 1 chạy từ trang 24 đến trang 55).

Mấy chục năm, là tính từ năm 1993 với những đợt khảo sát đầu tiên về Phủ Tây Hồ ở Hà Nội (quãng các năm 1992-1993, đã đi kỉ niệm một lần năm 1993 ở đây).

Còn du lãng khu Phủ Giầy thì từ xửa xửa, lúc còn ở tuổi mười (10s).

24/12/2018

Người Trung Quốc đang in và đọc sử Việt một cách hệ thống (bài Phạm Hoàng Quân)

Quả thực, các học giả Trung Quốc và Đài Loan không chỉ đọc sử liệu của Việt Nam một cách hệ thống, mà phải mở rộng ra là "tư liệu Việt Nam".

Bây giờ, động bút gì, đều vào ngó xem bản hiệu khảo của các học giả ấy đã làm gì. Vẫn còn rất nhiều lỗi, nhưng về cơ bản hơn hẳn đọc bản dịch tiếng Việt chay.

30/11/2018

Một cuốn sách chính của cụ Tsuboi (Nhật Bản) từ góc nhìn phê bình

Cụ Tsuboi mình đã gặp khoảng 20 năm về trước, trong khuôn viên Đại học Tokyo. Nhưng do khác chuyên môn và khác sự quan tâm, nên hầu như mình chưa từng đọc sách của Tsuboi một cách chăm chú khi nào.

Sau này, có mấy người bạn và đàn em thì học trong zemi của thầy ở trường Waseda - một trường tư thục nổi tiếng ở Nhật Bản, mà ngày xưa, lúc nhà còn ở Odai thì bọn mình hay ghé chơi (nhà mình ở đầu này, chỉ ngồi Toden ít phút đến mút đầu kia là tới ngay sân trường Waseda). Thầy Tsuboi là một Giáo sư nổi tiếng của trường đó.

19/11/2016

Một "đại gia" sử thi nữa vừa xuất hiện (thầy Lê Văn Cường, ở Yên Bái)

Ngẫm trong lịch sử loài người
Công xã nguyên thủy là thời đầu tiên
Kéo dài trì trệ triền miên
Dã man, thấp kém, kiếm tìm cái ăn


Một đại gia sử thi đã được giới thiệu trên blog này là ông Huỳnh Uy Dũng, tức Huỳnh Ngu Công. Đại bản doanh của Ngu Công ở Bình Dương, với Lạc cảnh Đại Nam.

Bây giờ là một đại gia khác ở Yên Bái. Một nhà giáo ở địa phương chịu khó tìm tòi, rất đam mê với nghề.

06/09/2016

Đường Trần Quốc Vượng và đường Nguyễn Hồng Phong

Tên của hai nhà sử học Việt Nam mới được đặt cho hai con đường.

Ở Phủ Lý. Mà không phải ở Hà Nội (ở Hà Nội cũng đã có đường Trần Quốc Vượng thuộc địa bàn quận Cầu Giấy).

Đường Nguyễn Hồng Phong giao cắt đường Lê Duẩn.

30/06/2016

Báo tường SGRA : Li He-Shu --- Recognition of History toward Japan in Taiwan

Tạp văn của Lí - một đàn em người Đài Loan ở Sgra.

Từ kinh nghiệm của bản thân và gia đình, Lí đưa tiêu đề Nhận thức lịch sử về Nhật Bản của người Đài Loan.

02/04/2016

Nhà Mạc thời kì Cao Bằng : một nghiên cứu của sinh viên với Giao Blog

Một đàn em dân Tổng Hợp Hà Nội. Đang là sinh viên năm thứ 2. Đam mê nghiên cứu đã thấy bắt đầu có trong em.

Tuy nghiên cứu này, quả đúng là ở tầm sinh viên năm thứ 2, nên chưa có bất cứ đóng góp gì, năng lực đọc cũng vẫn còn hạn chế nhiều, nhưng cũng là rất đáng khích lệ. Mong em tiếp tục đam mê, tiếp tục những tìm tòi.

25/03/2016

Chung và riêng giữa Tân Sử học và Dân tộc học (tôi viết về Tạ Chí Đại Trường, năm 2010)

Bài đã viết từ lâu, khoảng 6 - 7 năm về trước. Đã in năm 2010, sau đó đăng lại trên mạng Da Màu (ở đây).

Khác với một số bản thảo liên quan đến sử học, riêng bài này, không có điều kiện trao đổi với ông Tạ. Bởi lúc đó, ông Tạ báo là sức khỏe không tốt (một bài khác về cùng chủ đề Tứ Vị Thánh Nương ở Nghệ An công bố trước bài này, thì trao đi đổi lại nhiều lần).

Về bản toàn văn, nếu trên mạng thì đọc ở Da Màu. Dưới là đoạn viết về cách tiếp cận Sử học (Tân Sử học) của Tạ Chí Đại Trường, cũng là chỗ chung và chỗ riêng với Dân tộc học - Nhân loại học Văn hóa của tôi.

Vài nét về một số công trình sử học của Tạ Chí Đại Trường (quĩ Phan Châu Trinh)

Ông Tạ được trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2014 (bộ môn Nghiên cứu).

Dưới là nhận định của ban tổ chức giải, về các công trình của ông.