Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-phương-Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-phương-Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

01/10/2021

Kế hoạch mấy trăm cuốn sách dịch - nhìn lại sau nhiều năm (2004-2021)

17 năm về trước, bác Ngô Tự Lập có nói đến kế hoạch 500 cuốn sách. Xem toàn văn ở bên dưới.

Hiện không thấy có chỗ nào nói đến kế hoạch ấy nữa. Hãy đọc lại bản viết của bác Lập vào năm 2004:

"Theo tôi, nếu nói riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì trí tuệ Ðông Tây Kim Cổ về cơ bản có thể gói gọn trong khoảng 500 cuốn sách quan trọng nhất, trong đó chúng ta đã dịch được chừng 50 cuốn với chất lượng tương đối tốt (triết học Trung Hoa, Marx và một số tác giả phương Tây khác). Nếu chúng ta tổ chức dịch được 50 cuốn/năm thì sau 9 năm chúng ta có thể hoàn thành kế hoạch. Còn nếu chúng ta dịch được 100 cuốn/năm, thì chỉ mất 5 năm. Lúc đó chúng ta mới có thể bắt đầu nghĩ đến một đội ngũ trí thức thực thụ. Tất nhiên, điều này khó khăn hơn không phải gấp đôi mà rất nhiều lần."

Từ năm 2004 đến nay đã là 17 năm, tức là khoảng 2 lần so với kế hoạch 9 năm, và hơn 3 lần so với kế hoạch 5 năm được trình bày ở đoạn trên.

01/12/2017

Vô ơn với công lao của Đắc Lộ, với từ điển Việt - Bồ - La và nhiều ấn phẩm của đầu thời 1650s

Vô ơn với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bây giờ, khi xuất hiện đề án cải tiến quốc ngữ dạng như của ông Bùi Hiền (xem ở đây), chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự vô ơn.

Nếu không có các nhà sáng tạo như Đắc Lộ hồi đầu thế kỉ 17, thì người Việt có đủ sức tự mình làm ra được bộ chữ quốc ngữ như ngày nay hay không ? Với tư duy tầm lẹt đẹt như sáng tạo chữ Nôm (tạm tính dùng nhiều từ thời Trần, tới tận giữa thế kỉ 20, tức tới cả 8 - 9 thế kỉ), hay trước mắt như đề án cải tiến hóa bằng vạn lần cải lùi của Bùi Hiền 2017, đại khái với các tinh hoa của trí tuệ Đại Việt như vậy, ta đâm nghi ngờ. Hoặc không có được các căn cứ đảm bảo cho một niềm tin về sáng tạo Việt.

23/07/2017

Cố Từ và từ điển Việt - Latinh mang đậm phong vị Nam Bộ, với bảng tra hiện đại

Cố Từ là tên Việt Nam của giám mục Taberd.

Vào thập niên 1830, cố Từ đã chỉnh sửa tập bản thảo từ điển Việt - Latinh (gồm cả chữ Hán và chữ Nôm) của giám mục Bá Đa Lộc soạn xong thời thập niên 1770. Rồi đem in ở Ấn Độ.

28/04/2017

anh Sanh Châu chính thức đăng đàn ở UNESCO 2017

Bạn đọc toàn quốc đang chú ý tới hình ảnh đại sứ Phạm Sanh Châu đăng đàn chính thức vào ngày 27/4/2017 tại UNESCO.

1. Sau này mới biết anh cũng đã từng là một người lính.

2. Làm việc cùng nhau qua năm về mộc bản Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), hồi anh là người phụ trách đồng thời mảng Văn hóa Đối ngoại (Ngoại giao Văn hóa) và mảng Ủy ban Unesco Việt Nam. 

29/03/2017

Quốc lộ và nghề mại dâm ở Đàng Trong hồi thế kỉ 18, qua ghi chép của một thương gia Pháp

Thương nhân đó là Pierre Poivre với tác phẩm Les voyages d’un philosophe (Những chuyến du hành của một nhà hiền triết, 1768). Có lẽ đây là một trong những tác phẩm sớm nhất đề cập đến nghề bán hoa ở Đại Việt.

03/12/2016

Về khoa học cơ bản của Việt Nam hiện tại (bài Hoàng Tụy)

Bài rất đáng đọc, mới xuất bản, của cụ Hoàng Tụy - nhà toán học danh tiếng của Việt Nam. 

Gần đây, cụ có cho biết: họ Hoàng của cụ, tức của dòng Hoàng Diệu, cũng là gốc Mạc. Khoảng 6 - 7 năm về trước (đại khái thế), cụ đã từng tới dự một cuộc họp của họ Mạc, nhưng kêu là thính lực yếu, không ở được lâu, và chào tạm biệt giữa buổi.

10/10/2016

Chị Ouru-san : nữ phiên dịch người Nhật trong phủ chúa Trịnh thời 1630s

Thông tin về chị Ouru chưa được xác định rõ.

Có tài liệu nói chị kết hôn với một vị tướng trong quân đội của chúa Trịnh. Chị làm công việc phiên dịch giữa người Việt và người Hà Lan. Nên phải chăng chị biết tiếng Hà Lan, và dĩ nhiên là giỏi tiếng Việt.

Tuy nhiên, chưa xác định rõ được phu quân của chị. Chỉ biết đại khái là người vùng Phố Hiến.

31/01/2016

Vừa đi vừa đọc lại : Sự có mặt của những “ngày xưa” (bài Vương Trí Nhàn)

Bài đã lên báo Kinh tế Sài Gòn từ năm 2011.

Bác Vương Trí Nhàn có nhắc đến một cuốn sách về Hà Nội qua tư liệu nước ngoài mà chúng tôi đã biên soạn hồi năm 2010 - dịp kỉ niệm một ngàn năm Thăng Long.

30/01/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : nước An Nam ở Đàng Ngoài với bức vẽ khoảng 400 năm trước

Bức họa của người phương Tây.

Lúc đó, tiếng Việt còn ở dạng gọi "Vua" (ngày nay) là "Bua".

Các ông Vua này được người phương Tây có mặt ở Đàng Ngoài lúc đó miêu tả như là dạng bù nhìn. Thực quyền nằm trong tay Chúa.

19/12/2014

An Nam thời 1627, qua một "công thư" của Trịnh Tráng

Về lá thư của Trịnh Tráng gửi cho phía nhà thờ công giáo phương Tây đã được một số nghiên cứu nhắc tới và bàn luận từ lâu (sớm nhất là từ thời Đắc Lộ, rồi là phát hiện lại vào cuối thế kỉ 19, và trước 1975 đã có Võ Long Tê và Đỗ Quang Chính cùng nhiều người khác ở Sài Gòn). 

Văn bản đang được xem là có niên đại 1627, và nhóm nghiên cứu ở Đức thì đặt giả thiết: có thể là văn bản ngoại giao cổ nhất của Viêt Nam mà hiện còn giữ được nguyên vật. Nhưng, thật ra, theo quan điểm của tôi, thì năm 1627 đã khá muộn rồi. Có một số văn thư cổ hơn nữa (tôi đã giới thiệu vắn tắt kèm ảnh chụp trong một bài in năm 2013). Và có hẳn một sê-ri liền mạch cổ hơn năm 1627, nhưng muộn hơn văn thư mà tôi đã đề cập, thì có những nghiên cứu của Lê Dư (trước năm 1945), gần đây là Phạm Hoàng Quân, Phan Thanh Hải,...

09/02/2013

Cây nêu ngày Tết trong những ghi chép sớm của người phương Tây (bài Giao)

Thay lời chúc mừng năm mới tới tất cả bạn bè xa gần. 

Bài đặt, và đã đăng trên số Tết Quý Tị 2013. 

Chính văn của bài được ban biên tập chỉnh sửa vài chỗ nho nhỏ, không đáng kể. Còn cái ảnh thì do ban biên tập đưa thêm vào, khi nhận bản in rồi, tôi mới biết.