Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phùng-xuân-nhạ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phùng-xuân-nhạ. Hiển thị tất cả bài đăng

16/08/2021

Từ mới tiếng Việt 2021 : sau "thu giá" và "học giá", bây giờ là "di biến động dân cư"

Trước đây, đã có những từ "thu giá" (đại diện đề xuất là ông Nguyễn Văn Thể) và "học giá" (đại diện đề xuất là ông Phùng Xuân Nhạ). Họ đã kịp kẻ biển thu giá ở nhiều nơi. Sau thì vì là một từ không hợp lí (tôi chưa nghĩ ra tên gọi cho những từ loại như thế này), bị dân phản đối quá, nên người ta phải bỏ đi. Các biển ghi thu giá đã phải hạ xuông. Đọc lại trên Giao Blog ở đây (năm 2018).

Bây là là chuyện của tháng 7 và tháng 8 năm 2021.

14/10/2020

Cùng lợi dụng "công" để làm giàu cho "tư": khởi nghiệp Cánh Hẩu của bộ sách Cánh Diều

Cũng không khác mấy trường hợp các tướng công an bảo kê cho các tập đoàn tội phạm bằng công cụ của chính Bộ Công an (xem lại sự kiện tướng Vĩnh và tướng Hóa ở đây hay ở đây).

Bản chất của khởi nghiệp Cánh Hẩu qua trường hợp bộ sách giáo khoa Cánh Diều có thể thấy như sau:

- Tổng Chủ biên là Tổng Chủ biên của một công việc nhà nước thuộc Bộ Giáo dục, 

- Chủ biên là Chủ biên của một công việc thuộc một công ty tư nhân (công ty VEPIC, xem trang chủ ở đây).

- Rồi kết hợp thành Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên.

(có thể có một cái Tổng Chủ biên nữa thuộc về công ty tư nhân mà thực chất là làm nhập nhằng với Tổng Chủ biên thuộc về nhà nước).

Bản chất của khởi nghiệp Cánh Hẩu, chính là ở sự kết hợp như vậy.

Trách nhiệm pháp lí đã có thể được đặt ra. Các thứ thuộc về "công" đang được các Cánh Hẩu ở khắp nơi rút ruột để biến thành "tư". Trương mọi thứ pháp lí của "công" ra để làm bình phong che chắn cho việc làm giàu của "tư". Thế có thể gọi là bất liêm bất chính được chưa ?

13/10/2020

Cánh Hẩu và "học giá": Bảo lưu ý kiến, không sửa chữa, mà sách của nhóm Nguyễn Minh Thuyết vẫn được in bán

Phải lùi lại một ít thời gian, vào tháng 1 năm 2020, để nghe lại cuộc tranh luận nảy lửa giữa các ông Hồ Ngọc Đại và Trần Đình Sử và các ý kiến khác, ở đây. Lúc đó, thiên hạ giật mình với cách nói khá "gấu" của ông Trần Đình Sử dành cho ông Hồ Ngọc Đại. 

Qua tư liệu của tháng 1 năm 2020 nói trên, chúng ta biết: sách của nhóm Hồ Ngọc Đại có quá trình thực nghiệm tới 40 năm, nhưng vừa rồi bị gạt ra, vì hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng nó không đạt chuẩn. Muốn được Bộ phê duyệt thì bộ sách ấy phải chỉnh sửa lại. Nhưng nhóm ông Hồ Ngọc Đại không sửa, bảo lưu ý kiến. Nên bộ sách Giáo dục Công nghệ của nhóm ông Đại không được sử dụng vào nhóm các bộ sách giáo khoa được phát hành đầu năm học 2020-2021 này (hiện có 5 bộ, mà bộ Cánh Diều của nhóm Nguyễn Minh Thuyết là một trong đó).

Bây giờ, vào tháng 10 năm 2020, qua giải trình của hội đồng thẩm định sách giáo khoa (ông Trần Đình Sử là trưởng kêu ốm, nên ông Mai Ngọc Chừ là phó mà ra trả lời thay, xem ở đâyở đây), thì thật ra bộ Cánh Diều của nhóm ông Nguyễn Minh Thuyết cũng có nhiều lỗi, hội đồng đã chỉ ra, nhưng nhóm ấy không sửa ! Tức nhóm ấy cũng bảo lưu ý kiến, hệt như nhóm ông Hồ Ngọc Đại bảo lưu ý kiến mà không sửa bộ Công nghệ Giáo dục.

Vậy là, có phải như dân chúng đang nói: sách giáo khoa mang danh Đổi Mới gì đó, thực chất thì đang bốc mùi rồi. Mùi tiền và mùi cánh hẩu. Sách thì có các bộ "Cánh Diều" hay "Cánh Buồm" gì đó, thì thực chất, dân chúng thấy rất rõ có các bộ "Cánh Hẩu". 

Có thể đưa một bức tranh tổng thể gọi là: Một nền giáo dục thu giá và học giá dựa trên các áp-phe cánh hẩu. Nói gọn là như vậy.

07/01/2020

Dạy tiếng Việt đầu thập niên 2020s : xung quanh SGK Hồ Ngọc Đại

Đầu năm 2020.

Nghe trực tiếp màn tranh luận giữa hai học giả Đại Việt: cụ Hồ Ngọc Đại và cụ Trần Đình Sử.

Sách giáo khoa của cụ Đại thì đã có 40 năm trước, mà bây giờ vẫn là "sách thí điểm". Bọn trẻ học từ đầu, giờ đã U50 rồi còn gì. Thí điểm vậy là quá lâu. Xem thêm ở đây.

28/10/2019

Hướng đến đại hội XIII : cán bộ quy hoạch cấp chiến lược

Các báo chính thống vừa đưa tin, đại khái như sau:"Kết thúc khóa học Lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII, 100% học viên đạt loại giỏi, xuất sắc, trong đó có 15 học viên đạt điểm xuất sắc - từ 9 điểm trở lên".

Theo thông tin của một người bạn học của đương kim bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thì: một giáo viên của lớp bồi dưỡng trên là bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Đặc biệt, 100% cán bộ qui hoạch cấp chiến lược đạt loại giỏi và xuất sắc. Người đạt thành tích xuất sắc thì được tặng Bằng khen.

09/08/2019

Kinh doanh giáo dục ở Đại Việt đầu thế kỉ 21 : "trường lớp" và "học sinh" được coi như "bất động sản"

Học phí của trường Gateway là 110 triệu đồng/năm, cộng thêm khoảng 40 triệu phí các loại khác. Tổng cộng là khoảng 150 triệu/năm. Học xong tiểu học thì mất khoảng gần 1 tỉ đồng. Người phụ trách đón trẻ là một phụ nữ đã đến tuổi 55 (theo luật lao động hiện hành là chuẩn bị hay đã nghỉ hưu). Hệ thống xe đón trẻ thì chưa đủ tư cách kinh doanh.

Công dân các nước phát triển như Nhật Bản hay Thụy Điển, nghe thấy thông tin đó, chắc cũng rất bất ngờ.

Nhưng vẫn còn là rẻ đấy. Nếu mà đem so với trường của tập đoàn sữa TH (bộ trưởng đương kim Phùng Xuân Nhạ và ông Nguyễn Thế Kỷ dự lễ cắt băng khánh thành, xem lại ở đây). So với trường của TH thì học phí của Gateway rất rẻ ! Đại khái, mỗi năm tiểu học ở TH lên tới 400 triệu.

Một nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất là nền giáo dục kim tiền. Triết lí giáo dục chính là "tiền". Trường lớp và học sinh được xem như bất động sản, như bò sữa.

Quốc hội và chính phủ hoàn toàn không có ý kiến gì với bảng giá học phí như cắt cổ của các trường quốc tế. Bộ trưởng đương kim của ngành giáo dục thì không ít lần đi cắt băng khánh thành các trường như vậy.

25/05/2019

Phạt tù giam đối với các phụ huynh chạy trường cho con (chuyện ở Mĩ)

Chạy trường diễn ra ở bất cứ nền giáo dục nào, dưới bất cứ chính thể nào. Nào như Mĩ, như Nhật, như Đức,... của khối tư bản. Nào như Việt Nam, Trung Quốc,... của khối xã hội chủ nghĩa. 

Có nhiều phụ huynh là người nổi tiếng ở Mĩ đã dùng tiền để chạy trường cho con (vào các trường tốt). Các khoản tiền hối lộ được chuyển tới đích bằng nhiều con đường khác nhau.

Các phụ huynh này phải nhận án tù. Có người bị đề nghị tới 20 năm.

Ở Việt Nam, vụ chạy điểm vừa rồi, theo báo chí cho biết, cũng trung bình với giá 1 tỉ đồng/trường hợp. Không kém Mĩ là mấy.

16/05/2019

Người bị tố đạo văn thắng kiện nguyên Bộ trưởng : quyết định tháng 5/2019

Vụ việc đã kéo dài nhiều năm, từ hồi năm 2013 hồi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (xem lại ở đây).

Bây giờ, đã có quyết định của tòa án, và cũng vừa có quyết định của phía Bộ Giáo dục (hiện là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ).

Một sự kiện hi hữu, có lẽ chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam. Khi các đại học được quyền tự chủ (cấp bằng, bổ nhiệm học hàm trong thời gian công tác), thì mới có thể chấm dứt những sự kiện như thế này.

14/01/2019

Giáo dục kĩ năng sống ở trường học : một ví dụ từ Mĩ (bài Đỗ Hoàng Diệu)

Một số trường Việt Nam đang cho chạy chương trình Kĩ năng sống. Nhưng sau nhiều năm với chương trình ấy, vẫn chưa thấy bọn trẻ biết xếp hàng. Vẫn là kiểu giáo dục hết sức mung lung và giáo điều. Mà không phải là những thứ thiết thực như là chào hỏi người lớn, chào hỏi nhau, xếp hàng, trật tự, xử lí rác, may vá thêu thùa,...

Về giáo dục liên quan đến ma túy, thì hình như, gần đây một trung tâm được mở bởi nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn đang hợp tác với nhiều nhà trường (ví dụ xem lại ở đây). Trung tâm có một cố vấn khoa học là nhà tâm lí giáo dục học Mạc Văn Trang.

Còn ở dưới là một mẩu của Đỗ Hoàng Diệu - đang làm dâu ở Mĩ - kể về giáo dục ma túy trong trường học bên đó.

24/07/2018

Cập nhật 2018 : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi (2)

Entry mở đầu là ở đây (bài đã bắt đầu từ 18/7/2018, với tiêu đề Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi). Vì dung lượng đã quá đầy, khó khăn cho việc bổ sung, nên mở entry mới.

Cơn bão bắt đầu từ Hà Giang, và công phát hiện đầu tiên thuộc về một nhóm giáo viên trẻ (phân tích các bất thường, và lựa chọn Hà Giang với những biểu hiện bất thường nhất mà đưa thông tin). Nếu có khen thưởng, thì cần khen thưởng nhóm giáo viên trên, mà không phải là Bộ Giáo dục.

Cập nhật tiếp từ hôm nay, ngày 24/7/2018.

18/07/2018

Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi

Các năm 2011 và 2012, sau khi kết thúc một chương trình cấp nhà nước về văn hóa truyền thống Việt Nam, chúng tôi đã cho đăng tải các bài viết "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt". Một kết quả khảo sát trên toàn quốc trong mấy năm 2008 - 2010, và một khảo luận trộn trải nghiệm trong mấy chục năm.

Bây giờ sẽ cập nhật thêm các sự kiện tiêu biểu cho truyền thống Hiếu Học ấy, của năm 2018, đó là:

09/06/2018

Học tiếng Việt : "thu giá" trở về là "thu phí"

Cũng có nghĩa là không có "học giá" của Bộ Giáo dục nữa.

Trước đó, hai bộ Giao thông và Giáo dục ra sức giải thích như đúng rồi về "thu giá". Xem lại ở đây.

Bây giờ, đã trở lại với "thu phí". Một tối kiến của năm 2018, gọi là mèo lại hoàn mèo. Không chỉ là chuyện câu chữ. Một sự lươn lẹo rõ ràng, ai cũng thấy.

Thực chất của chính phủ kiến tạo là như thế ư ? Các trạm BOT cần phải về đúng vị trí, tính đúng giá thành, chứ không phải chỉ đem sơn mà sửa "thu giá" đã vẽ ra để về lại "thu phí".

04/02/2018

Đầu năm 2018 : Chạy nước rút, có thêm hơn 1.200 giáo sư, phó giáo sư

"tiêu chuẩn để được công nhận GS, PGS sẽ nâng lên rất cao và sẽ rất ít người có thể đạt được các tiêu chuẩn đó. Cụ thể, các GS, PGS phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn (đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục ĐH sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc trong đào tạo. Có chứng chỉ TOEFL IBT điểm tối thiểu 56 hoặc IELTS điểm tối thiểu 5.5. Từ năm 2018-2020, tăng thêm 5 điểm mỗi năm trên thang điểm TOEFL IBT và tăng thêm 0.5 điểm mỗi năm trên thang điểm IELTS).
Ngoài ra, các ứng viên chức danh GS, PGS phải có công bố quốc tế."