Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhiếp-ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhiếp-ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

21/10/2022

Chuyện báo chí tiếng Việt của cụ Phan Bội Châu : năm 1926 với Nguyễn Bá Trác

Câu chuyện về mối quan hệ giữa hai vị Phan Bội Châu và Nguyễn Bá Trác thì có nhiều lời kể.

Đại khái là câu chuyện ở khoảng năm 1925-1926, lúc cụ Phan mới bị nhà đương cục Pháp bắt ở Quảng Châu rồi dẫn độ về Việt Nam. Cụ bị Pháp đem ra xử ở tòa. Thời điểm ấy, cụ được mời đóng phim, mà đóng về chính bản thân mình và quá trình bôn tẩu xuất du. Trước đây, Giao Blog đã đề cập đến chuyện cụ Phan đóng phim về chính cụ Phan, ở đây (bài đã đăng năm 2013).

Cũng đại khái, cụ có ở nhà ông Nguyễn Bá Trác một thời gian, hai người có lúc tính cùng nhau ra báo tiếng Việt.

Đọc cụ thể ở bên dưới. Người trong nước lúc đó đã biết rõ cái bụng của Nguyễn Bá Trác, mà cũng thêm nể cái chí khí của cụ Phan.

Sau này, cụ chọn Phan Đăng Lưu trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Tiếc là chí sĩ Phan Đăng Lưu đã hi sinh từ năm 1941 (khi mới 39 tuổi, 1902-1941), nên những tư liệu liên quan đến tình bạn tình thầy trò giữa hai cụ Phan đã thất lạc cả, gia đình hiện nay không lưu được gì.

06/06/2022

Phố biến thành sông : Hà Lội đúng 70 năm trước (loạt ảnh tháng 8 năm 1952)

Hà Lội, cái tên rất dễ hiểu, đâu phải chơi chữ, mà là sự thực vậy.

Đầu mùa hè năm 2022, chúng ta thêm một lần chứng kiến Hà Lội.

Năm 2008 thì Hà Lội kéo dài cả tuần. Năm 2018 thì xem ở đây.

Cách nay 70 năm, vào mùa hè năm 1952, Hà Lội cũng đã là Hà Lội rồi.

18/06/2020

Họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Đỗ Đức - một người bạn của dân tộc học

Hồi cuối thập niên 1990, tôi có một vài kỉ niệm thú vị với họa sĩ Đỗ Đức - lúc ấy, mới đầu, mới chỉ biết ông là biên tập viên hay phó giám đốc gì đó của phía Nxb Văn hóa Dân tộc (thời ấy, cụ Hoàng Nam là giám đốc).

Sau rồi, có lúc đi điều tra điền dã cùng ở Lào Cai, trên vùng người Dao, thì thấy ông sử dụng máy ảnh quá cừ khôi. Nên vẫn chỉ nghĩ ông là nhiếp ảnh gia. Còn gặp ông vài lần nữa, vẫn trong tư thế của nhiếp anh gia say sưa với nghề.

Thế rồi, thế nào, sau đó, tôi lại cùng một lớp cao học với bà xã của ông - một nghệ sĩ múa mà chúng tôi gọi là "cô Điền" (chúng tôi thì là bọn trẻ nhất của lớp, còn cô thì lớp cán bộ lớn tuổi đi học). Từ đó, thì dần mới hiểu nhiếp ảnh gia Đỗ Đức là họa sĩ, bởi mới có cơ hội xem được tác phẩm của ông. Nhiều lần thấy họa sĩ đưa bà xã tới lớp học bằng xe máy.

Thi thoảng, tôi cũng tuyển chọn những bài tản văn hay kí sự khá thú vị của họa sĩ Đỗ Đức về Giao Blog, ví dụ ở đây. Văn của ông thường được viết chắc tay và khá cảm xúc. Như vậy, có thể thấy ở ông một họa sĩ, một nhiếp ảnh gia, một nhà văn.

Sau dịp Cô Vy năm 2020 này, họa sĩ Đỗ Đức đang làm một triễn lãm rất thú vị với chủ đề là tranh vẽ tranh phục của các tộc người thiểu số - ở những địa bàn mà ông đã qua, đã sống, đã gắn bó.

01/06/2019

Ngày 1 tháng 6 : Bác Hồ hút thuốc và không hút thuốc (1960, 2001)

Tấm ảnh của năm 1960 đã được trang Khu Di tích Bác Hồ (viết tắt) đăng bản chính, và giải thích thêm về bối cảnh. Đọc tư liệu ở dưới. Theo tư liệu gốc của trang đó, thì Bác Hồ hút thuốc trong thời điểm quàng khăn đỏ cho thiếu nhi.

Tấm ảnh của năm 1960 đó đã được chuyển thể sang tem năm 2001. Bác Hồ trong con tem năm đó thì không còn hút thuốc trong thời điểm quảng khăn đỏ cho thiếu nhi.

03/02/2019

Tết 25 năm trước qua ảnh, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc (ống kính Bruno Barbey)

Nhiều năm trước, đã chiêm ngưỡng những ảnh do nhiếp ảnh gia Bruno Barbey bấm máy ở vùng Đông Bắc vào đầu năm 1994 (xem lại ở đây). Nhờ bộ ảnh đó, vào các năm 2014-2017, chúng tôi đã thực hiện một số khảo sát nho nhỏ và thú vị (sẽ công bố vào một dịp nào đó).

Bây giờ là xem các ảnh chụp vào Tết năm đó, năm 1994, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc của Bruno Barbey.

15/08/2018

"Qua không ngủ được" : vua Vũ hồi 2011 giải thích việc không còn tóc, là bởi "đạo cà phê" (coffee spirit)

Một bài viết đã lên mạng từ năm 2012, của một nhiếp anh gia nước ngoài sau một đợt trò chuyện gần gũi với Vũ qua qua. Tựa như đó là vị khách nước ngoài đầu tiên được vua Vũ đón tiếp một cách trọng thị tại trang trại trên cao nguyên. Đó cũng là khi cuốn b-sách đầu tiên của qua qua đã xuất bản (hồi năm 2008).

Ngó qua ngó lại, thấy rõ là sách thật sự đổi đời, nhất là b-sách.

Đi bản dịch tiếng Việt trước.

Dưới đó là nguyên bản tiếng Anh.

18/02/2018

Tết nay lại nhớ tết xưa : Hà Nội đêm trước Đổi Mới, Tết con Hổ 1986

Những tấm ảnh màu, được chụp vào dịp áp Tết Bính Dần 1986, bởi một nhà nghiên cứu Nhật Bản. Chính xác là 28 tháng Chạp năm Ất Sửu, dương lịch là ngày 6 tháng 2 năm 1986 (Thứ Năm).

Khoảng 7 năm sau sự kiện "19 tháng 2" năm 1979.

Là đêm trước của Đổi Mới.

09/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh dân gian Hàng Trống, qua cận cảnh góc chụp Lê Bích

Mình mê cả hai ông. Một ông là nghệ nhân tranh Hàng Trống, là Lê Đình Nghiên, có một số kỉ niệm cá nhân đáng nhớ. Một ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích - người với góc chụp cận cảnh tuyệt mĩ và sự tỉ mỉ trong ghi chép như một nhà dân tộc học. Giao Blog thi thoảng có sử dụng ảnh của Lê Bích.

Bây giờ, xem Lê Bích chụp và ghi chép về Lê Đình Nghiên.

30/05/2016

Đạo Cao Đài thời 1930 qua góc ảnh của Walter Bosshard

Tác giả ảnh Walter (1892-1975) nổi tiếng với những loạt ảnh về châu Á, trong đó có Việt Nam và các nước Đông Dương. 

Ông đã lặn lội tới gặp Mao Trạch Đông (xem ảnh dưới, năm 1938):

11/03/2016

Thời đại của ai-pôn : Ngoảnh lại, thì thấy mình lọt vào muôn ngàn ống kính

I-phone đã tràn khắp nẻo, khắp vùng, khắp miền, khắp các đối tượng, khắp các lứa tuổi.

I-phone đang làm đảo lộn trật tự trong kĩ thuật của dân tộc học truyền thống. Tạm tính của mình là từ 2012.

16/12/2015

Ảnh nuy của 20 năm trước, và tâm sự bây giờ của nhân vật

Ảnh của năm 1995.

Tâm sự của năm 2015. Tức sau đúng 20 năm. Mà chỉ là 1 trong vài chục tấm. Cái này chắc là dạng hiền nhất.

Toàn bộ tư liệu lấy về từ Fb của nhà báo/nhà văn VHT - cựu sinh viên khoa Ngữ văn trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước của chúng tôi. Đó là lớp anh chị nhỉnh hơn bọn tôi một chút.