Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-người-thầy-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-người-thầy-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng

14/02/2022

Đọc hồi kí của người thầy dân gian Bùi Văn Tam ở Nam Định

Đọc nhanh về học giả Bùi Văn Tam ở đây hay ở đây. Cụ là một trong những người thầy dân gian của tôi. Giao Blog có đặt một nhãn là những-người-thầy-dân-gian, kể dần về những người thầy gặp gỡ nhân duyên ở trong đời, như cụ Dương Quảng Châu ở Thái Bình, cụ Nông Minh Nhằm ở Cao Bằng, cụ Đàm Viết Phòng ở Tây Hồ (Hà Nội), cụ Bùi Văn Tam ở Vụ Bản (Nam Định), cụ Tosu hay cụ Uchida ở Fukuoka,....

Những năm 1990s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những lá thư viết tay của cụ Châu (ví dụ đọc lại ở đây).

Những năm 2000s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những bưu thiếp viết tay và tư liệu viết tay của cụ Tosu, cụ Uchida (ví dụ đọc lại ở đây).

Với cụ Đàm Viết Phòng ở Hồ Tây thì không có thư tay, mà là những cuộc nói chuyện dài và trở đi trở lại nhiều năm (khi ở bên hồ câu cá, khi ở sân đền sân phủ, khi ở tư gia, khi ở ngoài chợ, lúc ở trong khuôn viên chùa đình,...).

Thế rồi những năm 2010s-2020s, tôi nhận và đang lưu giữ những lá thư viết tay của cụ Bùi Văn Tam. Cụ Tam hiện đã vào 91 tuổi, nhưng giọng vẫn sang sảng, mắt vẫn tinh, tai vẫn thính. Cụ vẫn tự ra bưu điện gửi sách về Hà Nội và nhiều nơi khác để tặng bạn bè. Bưu phẩm cụ gửi thường do chính tay cụ làm và đề địa chỉ người nhận. Ở thời điểm các năm 2020-2022, cụ vẫn dùng zalo một cách thông suốt. Cụ viết cho mọi người bằng thư tay, lại cũng có thể chát zalo gõ từ ai-pát.

05/06/2021

Bùi Văn Tam ở Nam Định : một người đam mê lịch sử và văn hóa dân gian quê hương

Lần gặp mới đây nhất với cụ là vào tháng 4 năm 2021, tại Hà Nội. Ở tuổi vừa 90, cụ vẫn minh mẫn lạ thường, vẫn nói sang sảng, mắt tinh tai thính. Đặc biệt cụ sử dụng zalo thành thạo trên cả điện thoại và máy tính.

24/10/2019

Nhà biên khảo lão thành Hoàng Triều Ân (Cao Bằng, 1931-2019)

Gia đình họ Hoàng người Tày ở Hòa An (Cao Bằng) ngày nay vốn là người Kinh. Các cụ tổ đã từ đồng bằng lên Cao Bằng, nghe đâu là theo chân một ông tướng nhà Lê lên đánh nhà Mạc. Hãy xem Hoàng Triều Ân tự viết về nguồn cội của mình, ở đây (tháng 11 năm 2015).

Các bản khai của cụ về "dân tộc", thì thường ghi là "Tày". Một ví dụ rõ cho hiện tượng khá phổ biến ở vùng miền núi phía Bắc là Kinh già hóa Thổ (Tày).

25/11/2015

Thấm thoắt đã một năm qua đi : đền Nùng Trí Cao ở huyện Quảng Uyên

Năm ngoái, khoảng giờ này, huyện đã khánh thành đền mới (trùng tu và mở rộng) cho vị vua cũ ngày xưa Nùng Trí Cao.

Bẵng cái, đã 1 năm đi qua. 

Chỗ này là rất gần với nhà của hoa hậu Triệu Thị Hà. 

Cũng gần một quán nhỏ của chủ quán bị lòa mắt bẩm sinh nhưng vô cùng thông tuệ (một người rất hiếm thấy). Đó cũng là người chăm đi lễ đền cụ Nùng Trí Cao và kể dần dần, năm nay qua năm khác, cho tôi nghe những câu chuyện linh thiêng từ hơn 20 năm về trước.

27/09/2014

Thầy cúng 8x ở vùng Thác Bản Giốc

Hồi 2013 và trước đó là 2012-2011, trong những lần du lãng miền cao, tôi từng phụ giúp công việc của thầy cúng ở mạn Bản Giốc và Bản Thang (xem lại ở đây). Hôm nay xem thêm công việc của một thầy trẻ, đầu 8, cùng trong vùng.

Cũng có lần đi theo chân một thầy Tào còn trẻ, đầu 7, vốn là dân lái trâu.

24/09/2014

Những người thầy dân gian : Triệu Thị Mai ở Cao Bằng

Người thầy dân gian là những người thầy ở trong dân gian. Hôm nay, giới thiệu về nhà sưu tầm - biên khảo văn hóa dân gian Triệu Thị Mai ở Cao Bằng. Mới tạm là đưa ở nơi khác về blog, mà chưa phải giới thiệu của tôi.