Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-người-gieo-hạt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-người-gieo-hạt. Hiển thị tất cả bài đăng

04/02/2024

Cây đại thụ của dân tộc học Đông Á - thầy Suenari Michio 末成道男 của chúng tôi đã đi xa (1938-2024)

"Thầy đã đi xa vào ngày 4 tháng 1 năm 2024, hưởng thọ 85 tuổi".

Đó là tin báo của gia đình thầy ở Tokyo (Nhật Bản) tới các học trò sau tang lễ.

Tang lễ được cử hành trong phạm vi gia đình. Sau tang lễ, gia đình mới báo tin cho chúng tôi. Giao Blog đưa tin chậm lại, sau đúng một tháng ngày thầy rời xa cõi tạm (4/1 - 4/2/2024).

Thầy nguyên là Giáo sư Đại học nữ Thánh Tâm (Tokyo, 1972-1990), Giáo sư Đại học Tokyo (1990-1998), Giáo sư Đại học Toyo (Tokyo, 1998-2004).

Thầy là nhà dân tộc học Đông Á lừng danh (hiện nay, "dân tộc học" được chuyển thành "nhân loại học văn hóa" tại Nhật Bản). Ông làm điều tra điền dã ở tất cả các quốc gia Đông Á: làng xã Nhật Bản, làng xã Okinawa, vùng tộc người thiểu số ở Đài Loan, vùng làng xã ở Hàn Quốc, vùng người Khách Gia ở Mai Huyện (Quảng Đông, Trung Quốc), vùng Nội Mông (Trung Quốc), vùng nông thôn Hương Cảng, vùng làng xã Việt Nam. Sau này, để so sánh với Việt Nam, ông có tới khảo sát nhanh tại Mianma.

25/11/2022

Những người gieo hạt : Torii Ryuzo (1870-1953) - nhà dân tộc học đầu tiên của Nhật Bản

Lớp người tiên phong ở thời Minh Trị.

Lớp người có những cuộc đời ngoại hạng. Torii chỉ học tiểu học chính qui, đang học thì bỏ dở. Rồi ông tự học tất cả chương trình các cấp phổ thông.

Ông là nhà dân tộc học tiên phong, không có bằng đại học, nhưng 16 tuổi đã tham gia thành lập Hội Nhân loại học Nhật Bản. Đến năm 51 tuổi thì lấy học vị Tiến sĩ Văn học.

Ông là người Nhật Bản đầu tiên đi điều tra điền dã ở nước ngoài. Dấu chân ông rải khắp vùng Đông Bắc Á, sang cả châu Âu và Nam Mỹ !

Đại khái vậy.

Bài đầu tiên giới thiệu cẩn thận nhất về sự nghiệp của Torii lại là của chính ông thầy mình - thầy Suenari Michio.

29/12/2021

"Nhà giáo Nguyễn Hải Đạm" - một cuốn sách vừa ra về vị sư biểu trong thế kỉ XX của đất học Thái Bình

Một cuốn sách vừa ra, vào dịp cuối năm 2021, kết quả của khoảng 5 năm chuẩn bị bản thảo và lo các khâu xuất bản của gia đình thầy Nguyễn Hải Đạm (1934-2000), mà trụ cột là nhà giáo Hoàng Năng Trọng con rể của thầy.

Về tình bạn hiếm có giữa Hoàng Năng Trọng và Đỗ Trọng Khơi ở Thái Bình, thì trên Giao Blog, có thể đọc ở đây (tháng 5 năm 2016). Và gần đây, năm 2020, thầy Hoàng Năng Trọng - Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Bình - đã nhận một học trò đặc biệt vào trường vẫn trong một tương cảm nhân duyên đặc biệt như vậy (xem ở đây).

27/06/2020

Vĩnh biệt Giáo sư Phan Đăng Nhật (1931-2020) - tin tức hạ tuần tháng 6 từ các nơi

Về cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu văn hóa dân gian của Giáo sư Phan Đăng Nhật, thì đã có khá nhiều học giả đàn em viết bài từ lâu, trong đó có những bài khái lược, có những bài rất công phu.

Một điểm đặc biệt cần nhấn mạnh về Phan Đăng Nhật chính là ở đây. Tức là, đã có rất nhiều học giả đàn em viết rất sớm và chuyên sâu về ông cùng các công trình nghiên cứu. Không phải là theo lệ thường: sau khi qua đời rồi, người ta mới bắt đầu viết về người quá cố.

09/06/2020

Thầy Ngô Đức Thịnh với quê hương : dòng họ và phụ mẫu

ngọn đèn của cha
vẫn đang tiếp cháy trong con
hiện lên đầu dãy đèn đường đêm nay, và nối những đêm mai
(trích từ bài Ngọn đèn, thơ Ái Vân Quốc, 2007)

Ở bản in sau này, bộ Đạo Mẫu (tức bộ sách Đạo Mẫu Việt Nam hay Đạo Mẫu ở Viêt Nam) của thầy Ngô Đức Thịnh, thường có một lời đề tặng ở trang bìa lót dành cho phụ mẫu.

Chẳng hạn, ở bộ sách đó bản in năm 2009 tại Nxb Tôn giáo, được chia thành 2 tập đều đóng bìa cứng (tập 1 thì gam màu đỏ, còn tập 2 thì gam màu vàng), ngay bìa lót tập 1 ghi "Kính dâng hương hồn Thân Mẫu". Hay bản in năm 2010 thành một tập bìa đen, bởi Nxb Tôn giáo - Công ty sách Từ Văn, thì ở bìa lót cũng ghi "Kính dâng hương hồn thân Mẫu".

1. Chúng tôi đã tới thăm quê của thầy Thịnh nhiều lần, mà lần đầu tiên là mùa hè năm 2009. Tức là khoảng 11 năm về trước. Lần đó, người anh trai lớn của thầy vẫn còn khá khỏe chân, đưa chúng tôi đi thăm nhà thờ họ Ngô. Người anh đi trước, cậu em trai theo sau, rồi là nhóm chúng tôi. Theo lệ thường, thì tôi hay chạy lên phía trước lia máy ảnh để ghi kỉ niệm, rồi lại tụt lại phía sau.

Nhà thờ họ Ngô còn giữ được khuôn viên có tường bao khá rộng rãi và bề thế, một nếp nhà cổ với mái ngói xưa cũ cùng cửa mặt trước là gỗ bức bàn, một cái cổng chính mới xây cất lại trên đề dòng chữ Hán Ngô đại tông từ (từ đường dòng họ lớn Ngô). Chú ý chữ "tông từ" (nhà thờ dòng họ).

07/06/2020

Một công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của Giáo sư Ngô Đức Thịnh

Những năm tháng cuối cùng, do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng, ông không còn xuất hiện nhiều ở những hội thảo hội nghị nữa (đọc ở đây), nhưng vẫn tham gia hay chủ trì một số công trình khoa học.

Một trong số đó là công trình Hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc, vốn là đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thực hiện trong các năm 2017-2018 (tháng 1/2017 - tháng 12/2018), nghiệm thu năm 2019, dự thi giải thưởng năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.

Công trình đó do tôi làm chủ nhiệm, với 7 thành viên (thầy Ngô Đức Thịnh là một trong đó), đã nhận giải Nhì A năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Khi nhận giải, đã đưa tin nhanh ở đây.

Như vậy, đây là công trình tập thể mà thầy Ngô Đức Thịnh tham gia với tư cách một thành viên. Có thể xem đó là một trong những công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của ông.

21/10/2019

Người Triều Tiên tự phê phán "hiếu học Triều Tiên" : thầy Choi vừa chính thức cho đăng báo

Thầy Choi là người Hàn Quốc, đã lưu học Nhật Bản và ở lại Nhật Bản từ mấy chục năm trước, hiện giáo sư Đại học Đông Á. 

Thầy Choi là một người đàn em của ông thầy tôi (kém hai tuổi). Hai mươi năm trước, trong nhóm học tập của thầy tôi, tức S. zemi, chúng tôi luân phiên đọc sách mới xuất bản của thầy Choi, cuốn về chủ đề gia tộc Hàn Quốc và tục thờ cúng tổ tiên ở Hàn Quốc. Đấy là một trong những cuốn sách về văn hóa truyền thống Hàn Quốc/Triều Tiên đầu tiên mà bản thân tôi đọc kĩ.

05/12/2018

Học giả họ Bùi : là Bùi Huy Bích hay Bùi Duy Tân ?

Ghi một câu hỏi vậy, để bây giờ, sẽ bắt đầu tìm câu trả lời.

Về nho sĩ lừng danh Bùi Huy Bích và quê hương của Ông Thọ, ngay gần Hà Nội, thì đã đi nhanh một mẩu ngắn ở đây (tháng 12 năm 2017).

Còn Bùi Duy Tân là thầy Bùi Duy Tân của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (tên trước đây). Thầy Tân và đương kim Tổng Bí thư - Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đều có chung một người thầy là cụ Đinh Gia Khánh. Cụ Đinh Gia Khánh là lớp nhà giáo mở đường của Khoa Ngữ văn ngày trước, nên học trò của cụ rất đông. Lứa chúng tôi là gần như cuối cùng (những buổi giảng cuối cùng của thầy khoảng các năm 1996-1997, lúc đó cụ đã yếu chân nên nhiều khi học trò phải cõng thầy từ tầng 1 lên tầng 4). Về thầy Đinh Gia Khánh thì đã đi nhanh một mẩu ở đây.

06/11/2018

Một đời bút mực học giả Phan Đăng Nhật (tự thống kê trước tuổi 90)

Ảnh mới nhất của cụ được chụp vào tháng 10 năm 2018. Cụ sinh năm 1931 (Tân Mùi), nên tính tuổi tây thì 87, còn tính tuổi ta thì 88.

Bản viết này do cụ tự soạn trên máy tính.

Đôi khi, cụ bỗng quên một lệnh nào đó trong xử lí word, thì đã có sổ ghi chép (mở sổ ghi chép cũ ra là nhớ lại ngay) hoặc tự vào mạng tra cách giải quyết.

12/07/2018

Nhân xem lại bia Mạc, nhớ cụ Dương Quảng Châu - người tiểu đồng của cụ Nguyễn Hải Thần

Bài này đã đưa lên Giao Blog thời Yahoo (nay đã giải thể). Đưa lên vào năm 2010, tức là đã tới 8 năm về trước. 

Nhân tìm tư liệu cũ về các cụ cách mạng Việt Nam từng hoạt động ở Quảng Châu, như Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần,... thì ngẫu nhiến, hôm nay, đọc lại được những lá thư cũ mà cụ Dương Quảng Châu (một thiếu niên người Việt gốc Hoa từng làm nhiệm vụ giao liên cho các cụ cách mạng nói trên).

29/05/2018

Ông Hoàng Mười trong văn chầu (bài Nguyễn Hùng Vĩ)

Một bài viết mà tôi có dịp được quan sát tác giả chuẩn bị tư liệu từ lúc bắt đầu. Mang tới nhà cho thầy một cuốn sách quan trọng của Durand và một quyển khá lạ của Nguyen Tan Chieu (tên không có dấu trọng âm).

Hôm tới nhà thầy, thì thầy có nhắc lại kỉ niệm những lần rong ruổi bằng xe 50 phân khối và thuốc lá bao xanh. Đợt hai thầy trò tới khảo sát Phủ Tây Hồ các năm 1994 - 1995 sau đó đã được phản ánh ngay vào sách của cụ Đặng Văn Lung (sách xuất bản trong năm 1995, ghi rõ tên hai người ở chính văn). Máy ảnh ngày đó phải chụp rất tiết kiệm, cứ tính từng tấm trong 36 kiểu mỗi cuộn, chứ không kiểu "thoải mái vãi đạn" như bây giờ.

Thầy là một trong những người gieo hạt đúng nghĩa. 

09/01/2017

Linh lực của chị em gái, so sánh Việt - Nhật - Đông Á (bài Suenari, 2010)

Một bài quan trọng, không thể bỏ qua khi nói về gia đình và văn hóa Việt Nam. Kết quả của khoảng 15 năm làm điều tra điền dã ở Việt Nam, lại với nền tảng khoảng 30 năm điền dã ở các vùng khác trong khu vực Đông Á. Bản dịch tiếng Việt của BTC hội thảo hiện nay thì dùng tạm.

Vào tháng 2 năm 2010, tức khoảng 7 năm về trước, có một hội thảo về đề tài phụ nữ được tổ chức tại Huế. Khi ấy, nhà dân tộc học/nhân loại học văn hóa Nhật Bản Suenari Michio (nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo) đang điều tra điền dã dài hạn tại Huế. Ông đã tham gia hội thảo ấy.

Bản tiếng Việt bài tham luận của ông dưới đây là tài liệu dịch vội từ bản tiếng Anh dùng trong hội thảo, được một học giả Việt Nam cùng tham gia hội thảo đưa lên blog vào năm đó (blog Chi).

05/12/2015

Những người gieo hạt : Ông già mê câu cá từng làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Những người gieo hạt, là tôi lấy ý tưởng từ logo của nhà xuất bản Iwanami - một nhà xuất bản có thiên hướng xã hội chủ nghĩa ở Nhật Bản.

Từ hôm nay, blog sẽ mở một chuyên mục mới như vậy. Viết dần dần.

Đầu tiên, mượn ý tưởng ấy để nói về một ông già mê câu cá trong ngành dân tộc học và văn hóa dân gian Nhật Bản. Ông là chuyên gia về cá. Đúng hơn là "chuyên gia nghiên cứu về cá". 

Ông cũng đồng thời là một nhà kinh tế, và từng giữ các chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Bộ trường Tài chính Nhật Bản trong một thời gian dài.