Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhật-bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhật-bản. Hiển thị tất cả bài đăng

28/03/2024

Tháng 3 với lễ hội "Cầu Mùa 豊年祭 " ở ngôi đền danh tiếng Tagata 田縣神社

 Đây là một ngôi đền ở tỉnh Aichi (Nhật Bản).

Tên ngôi đền là Tagata (âm Hán Việt của chữ "Tagata" là "Điền Huyện"), nên trong tiếng Việt trước đây có khi được gọi là "đền Điền Huyện". 

Tagata là một ngôi đền cổ danh tiếng (có tên trong sách Diên Hỷ thức  - được biên soạn vào đầu thế kỉ X (năm Diên Trường 5, tức năm 927).

Trong khuôn viên đền Tagata có nhiều hình dương vật. Dương vật là linh vật của ngôi đền.

16/11/2022

Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản thời kì đại dịch covid-19 qua trình bày của sư cô Thích Tâm Trí

Về sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản - thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ, trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kì 2022-2027), hãy nghe các trình bày của sư cô về tình hình Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, đặc biệt là trong tình hình đại dịch covid-19.

11/03/2021

10 năm sự kiện đại động đất và sóng thần Đông Bắc Nhật Bản (11/3/2011-11/3/2021)

Lệnh Hòa năm thứ ba, ngày 11 tháng 3.

Hôm nay, nước Nhật làm lễ kỉ niệm tròn 10 năm sự kiện này. Tên đúng là lễ truy điệu dành cho những người đã gặp nạn trong đại động đất và sóng thần Đông Nhật Bản 東日本大震災追悼式.

Nhà vua Lệnh Hòa đã có phát biểu trước quốc dân tại lễ truy điệu. Đây là lần truy điệu cuối cùng, tức là từ nay về sau thì chính phủ không tổ chức lễ truy điệu này nữa.

Hồi năm 2015, tức thời điểm 4 năm tròn, trên Giao Blog thì xem ở đây. Lúc ấy, tôi tham gia lễ truy điệu tại chính phòng làm việc của tôi ở Nhật Bản. Tôi mặc niệm tại phòng từ lúc 2:46, theo khẩu lệnh phát theo loa của cơ quan --- các phòng làm việc đều có loa phát thanh. Cơ quan lúc đó của tôi là một cơ sở thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản, không tổ chức mặc niệm chung tại hội trường, mà chúng tôi cứ ai ở phòng nghiên cứu của người đó mà thực hiện mặc niệm qua khẩu lệnh phát thanh.

21/11/2020

Những điểm giống nhau kì lạ giữa nước Đức và nước Nhật

Trong một cuộc hội thảo khoảng 15 năm về trước, tổ chức tại khuôn viên nhà nghỉ dưỡng ở cách Tokyo khoảng hơn 1 giờ tàu siêu tốc, tôi đã trình bày nhanh cảm nhận của riêng mình về sự giống nhau giữa Đức và Nhật. Thực ra, báo cáo viên hôm ấy là một chuyên gia về môi trường và xử lí rác thải, mới đi khảo sát dài hạn tại Đức nên tập trung nói về kĩ thuật xử lí rác thải của người Đức.

Hội thảo đó, sau này có gỡ băng. Phát biểu của mình được ghi lại toàn bộ ! (sẽ tìm lại sau).

Đại khái, tôi gọi Đức là Nhật Bản ở Âu châu, còn Nhật thì như Đức ở Á châu. Nói ví von như vậy. Lời nói đã được văn bản hóa rồi (dĩ nhiên là nói bằng tiếng Nhật).

03/07/2019

Trái sung Nhật Bản : từ vườn nhà cụ Cường Để ở Tokyo đến sạp hàng ở Hà Nội

Tiếng Nhật là Ichi-jiku (đọc là i-chi jíc-cự). Đúng như luận giải của cụ bà Ando (người bạn đời của cụ Kỳ Ngoại hầu Cường Để, một lãnh tụ của phong trào Đông Du 1905-1909), thì đọc như vậy mà viết thành 3 chữ Hán vô hoa quả 無花果(có nghĩa suy ra là không hoa quả, hoặc quả không có hoa). 

Đã kể về sung Nhật Bản, tức "vô hoa quả" Nhật Bản, trong liên đới với vườn nhà ở Tokyo của hai cụ Cường Để - Ando, cũng là trong liên đới với vườn nhà cụ Nakaura ở miền Tây Nhật Bản của chúng tôi, đọc lại ở đây (tháng 8 năm 2017).

Bây giờ, năm 2019, một kg sung Nhật ấy bán ở Hà Nội có giá lên tới cả 2 triệu đồng ! Một cái giá quá kì lạ.

01/05/2019

Ngày thứ nhất, năm thứ nhất niên hiệu Lệnh Hòa : Thứ Tư, mùng 1 tháng 5 năm 2019

Sáng hôm nay, Thứ Tư ngày 1 tháng 5 năm 2019, vị Thiên Hoàng mới của Nhật Bản đã lên ngôi. Lễ đăng quang vừa kết thúc. Chúng ta đang ở vào ngày thứ nhất của năm thứ nhất niên hiệu Lệnh Hòa.

Cũng là chính thức khép lại niên hiệu Bình Thành.

Tân Thiên Hoàng sinh năm 1960, năm nay 59 tuổi (theo cách tính "tuổi ta" của cả Việt Nam và Nhật Bản thì tròn 60 tuổi, vừa hết một vòng hoa giáp, tiếng Nhật gọi là hoàn lịch). 

26/01/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : doanh nghiệp nhà quê kết hợp cơ giới và làm tay

Vẫn là câu chuyện về doanh nghiệp ở nhà quê Nhật Bản - chuỗi sản xuất và kinh doanh món mì Makino-udon. Đã kể tổng thể về doanh nghiệp này với nhiều mẩu ngắn, ví dụ ở đây (tháng 8 năm 2016) hay ở đây (tháng 11 năm 2018).

Lần trước cũng đã nói về qui trình chế tác nước dùng, cũng như vận hành tổng thể của công ti mẹ và chuỗi cửa hàng vào buổi sáng sớm mỗi ngày.

Bây giờ là nói về công đoạn làm bột để chuẩn bị chế tác sợi mì. Cập nhật vào tháng 1 năm 2019. Do bí quyết nhà nghề nên có nhiều đoạn không được phép công bố ảnh.

24/07/2018

Lễ hội mùa hè ở thành phố quê : ngày 24 và 25 tháng 7

Một người bạn vừa gửi mail hôm qua bảo rằng, chỗ anh ấy ở miền trung Nhật Bản đang thời điểm nóng như thiêu như đốt, không khác gì Hà Nội, hàng ngày cứ kéo dài liên tục chính là cái nhiệt độ khoảng 38 - 39 độ ngoài trời. Bạn đã sinh sống trong một thời gian rất dài tại Hà Nội, như thành người Hà Nội, giờ trở lại Nhật là để quen với cái nóng Hà Nội tại Nhật !

Ở vùng thành phố quê thuộc miền nam Nhật Bản thì cũng nóng không kém. Chính lúc nóng thế này, thường là đợt nóng đỉnh nhất hàng năm, thì lễ hội mùa hè sẽ được tổ chức. Ngày 24 và 25 tháng 7. Ngày xưa là theo lịch âm (nông lịch), còn bây giờ là tính lân sang lịch Tây.

29/06/2018

Sức hấp dẫn của Worl Cup 2018 (tiếp) : đội duy nhất của châu Á đi tiếp, dù đã thua 1 bàn !

Nhật Bản đã đi qua một khe cửa rất hẹp để vào vòng 1/8. Đó là đội châu Á duy nhất còn lại sau vòng đấu đầu tiên (4 đội khác đã xách va-li về nước).

Người hâm mộ phải canh tin tức giữa hai trận cầu (Nhật Bản vs Ba Lan, và Colombia vs Senegal đá cùng giờ), hồi hộp từng giây từng phút, hệt như canh giá cổ phiếu vậy ! Giữa chừng, có lúc đã tưởng Nhật Bản tụt xuống thứ 3, tức phải về nước.

Thú vị nhất là rồi cuối cùng, Nhật Bản bị thua Ba Lan 1 bàn, mà vẫn đi tiếp ! Ba Lan dù thắng, ở trận cuối cùng, cũng vẫn lên đường về nước cùng Senegal. Mà Nhật thì chỉ vào vòng trong vì ít hơn Senegal 2 chiếc thẻ vàng, tính là hơn 2 điểm "chơi đẹp" !

Nhật vào vòng 1/8 lần này là lần thứ 3, kể từ năm đầu tiên được tham gia Worl Cup là 1998. Lần này cách lần trước tới tận 8 năm.

20/06/2018

Sức hấp dẫn của Worl Cup 2018 (tiếp): Á - Phi chúng ta quật ngã Âu - Mĩ

Sự kiện đáng ghi nhớ của lịch sử bóng đá châu Á và bóng đá châu Phi. Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá thế giới, trong cùng một ngày, hai đội bóng của vùng trũng (Á và Phi) đã quật ngã hai đội bóng được đánh giá rất cao của vùng thượng (Âu và Mĩ).

Đó là kết quả hai trận vào chiều tối và đêm ngày 19/6 (Thứ Ba).

Trận lúc 19h, thì Nhật Bản đã quật ngã Columbia với tỉ số 2-1.

Trận sau, lúc 22 h, thì Senegal đã thắng thuyết phục Ba Lan cùng với tỉ số 2-1.

10/05/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : cảm giác lệch thời tiết giữa lịch Tây và lịch truyền thống Nhật Bản

Lịch truyền thống của Nhật Bản cũng chính là âm lịch, giống như âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Minh Trị, vào cuối năm Minh Trị thứ 5, đã quyết định từ bỏ hẳn âm lịch để đổi sang lịch Tây. Mọi sinh hoạt trong nước, đều phải căn cứ theo lịch Tây. Ăn Tết là vào 1 tháng 1 lịch Tây, hệt như người phương Tây. Một số sinh hoạt thì phải căn cứ hoán đổi sao cho phù hợp.

Lịch Tây thì thường đi trước âm lịch khoảng 1 tháng hay 2 tháng. Nên dù thế nào, vẫn lệch về thời tiết.

29/04/2018

Bắt đầu mùa sâu bọ và rắn rết, là lúc đền làng phát cát thần đuổi trùng

Cứ vào cuối tháng 4 hàng năm, là hội làng.

Những mùa ở trong làng, mình sẽ dậy sớm theo chân các bô lão làng ra bãi biển để lấy cát. Cát biển đầu ngày. Phải chọn những đám cát sạch và khô. Cho vào bao tải sạch, chất lên xe bán tải và ra về.

Sau đó là cho vào các bao nhỏ. Đóng dấu nhà đền.

22/04/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Chính phủ cải cách đã từng vứt bỏ luôn Lịch sử Nhật Bản khỏi giáo dục

Vẫn trong mạch suy nghĩ về Minh Trị duy tân. Như đã nói, đây là một chủ đề quan tâm nhiều năm qua của tôi. Ví dụ ở đây (năm Bình Thành 17, tức năm 2005). Dần dần, quan tâm đến Đổi Mới, là trong liên đới với Minh Trị duy tân.

Minh Trị duy tân về mặt tinh thần là sự vĩ đại vô song. Sẵn sàng vứt bỏ chính mình, đập bỏ mình, để xây dựng lại mình. Nước Nhật ngày nay chính đã trải qua một thời gian tự đập bỏ mình. Mà một điểm tiêu biểu là: những năm đầu thời Minh Trị, về mặt giáo dục, người ta vứt bỏ luôn môn Lịch sử Nhật Bản ! Thực sự đã là như vậy. 

31/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ thương Tokyo, viết 60 năm trước, của Mạc Ly Châu

Bài thơ được xuất bản lần đầu năm 1958, đúng 60 năm trước, trên tạp chí Bách Khoa. Lúc đó, Bách Khoa mới chạy được một thời gian, chưa được tiếng tăm là mấy, khác với các thập niên kế tiếp.

02/01/2018

Ni sư 95 tuổi ra tiểu thuyết mới "Vận mệnh"

Đó là ni sư Seitouchi, sinh năm 1922, đã sống qua 3 đời vua: Đại Chính, Chiêu Hòa, Bình Thành.

Bà nổi danh là một nhà tiểu thuyết lớn của Nhật Bản đương đại. Đã viết liên tục trong 70 năm. Khi đang viết dở cuốn tiểu thuyết Vận mệnh thì ni sư bị ngã bệnh. Gần đây, đã hồi phục, trở lại ăn nhiều thịt và bắt đầu có cảm giác thích với rượu.

Theo chính lời tự bạch của bà, khi tuổi trẻ đã từng ruồng con nhỏ cùng chồng để bỏ trốn theo trai. Chính vì "lí lịch" ấy mà khi bà muốn xuất gia, các chùa đều một mực từ chối ! Mãi tận đến năm 1973, khi đã ngoài 50, bà mới được một chùa theo phái Thiên Đài thâu nạp. Sau khi xuất gia, vẫn hẹn hò với bạn trai, trang điểm và ăn thịt.

01/01/2018

Ngày đầu năm mới, đi lễ đền là Di sản Văn hóa Thế giới

Đang là ngày 1 tháng 1 của năm mới ở Nhật Bản. Người Nhật gọi là gantan (tức Nguyên Đán). Nhiều gia đình ở khu vực nhà cũ trước đây của tôi đang đi lễ cụm đền thờ là Di sản Văn hóa Thế giới.

03/10/2017

Chính khách truyền gia ở Nhật Bản : con trai cựu thủ tướng diễn thuyết ngoài phố

Con gái nhà cựu thủ tướng Obuchi đã lên hàng Bộ trưởng một cách ngoạn mục, rồi sau đó bị mất tín nhiệm, thì đã đi ở đây. Đảng đối lập truy cứu trách nhiệm của cô, và cô đã nhận lỗi, xin từ chức.

Bây giờ là hình ảnh diễn thuyết ngoài phố của con trai cựu thủ tướng Koizumi. Tháng 10 năm 2017. Rất giống với phong cách của cha. Cậu là con thứ (người con trưởng thì theo đuổi con đường nghệ thuật, mà không theo nghiệp chính trị của cha).