Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-văn-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-văn-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

02/09/2023

Cách mạng Tháng Tám và Ủy ban Hành chính thời kì đầu ở xứ Lạng - chuyện về nhà văn Xích Điểu

Kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm 2023, báo Lạng Sơn đăng tải bài viết về nhà báo - nhà văn Xích Điểu (1910-2003; có tư liệu ghi sinh năm 1913). Cụ tên thật là Trần Minh Tước, là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn (1946-1947).

Cùng thế hệ với Trần Minh Tước, là nhà dân tộc học Lã Văn Lô, cũng tham gia chính quyền cách mạng ở thời điểm Cách mạng Tháng Tám 1945. 

Gần đây, tôi có viết về nhà dân tộc học Lã Văn Lô (1909-1993) - cụ vốn là tri châu Hữu Lũng ở xứ Lạng, đi theo cách mạng, rồi sau này chuyên về dân tộc học. Trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (viết và phát biểu năm 2017; in năm 2020). 

25/03/2021

Sau tang lễ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (sau ngày 24/3/2021)

Tang lễ nhà văn đã được tổ chức long trọng vào buổi sáng ngày 24 tháng 3 năm 2021, tại Nhà tang lễ quốc gia (Hà Nội) bởi Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình (xem ở đây).

Từ đây trở xuống là những luận bàn từ sau tang lễ.

04/03/2021

Chuyện kể lai rai và thơ chưng cất của sư cụ chùa Tề Đồng Vật Ngã

Đó là cụ Bảo Sinh, mà Giao Blog từng đề cập nhiều lần, ví dụ ở đây hay ở đây. Một cây viết hiện đã U90 rồi, nhưng còn khá sung sức.

Ngôi chùa của cụ là ngôi chùa tư nhân dành cho vong hồn chó mèo. Gọi là chùa Tề Đồng Vật Ngã (tạm dịch là "người với vật xem như ngang bằng nhau").

Cụ tự thành sư cụ của ngôi chùa do chính cụ lập ra ở thủ đô Hà Nội. An nhiên tự tại.

Cụ làm bạn với Nguyễn Huy Thiệp, hình như khá thân, nên cụ lai rai kể về Thiệp. Cụ cũng lại la cà với nhà văn kiêm tổ trưởng dân phố Tô Hoài, nên cụ lại kể chút một về cụ Hoài.

12/02/2020

Chân dung tự họa của nhà văn Phạm Thị Hoài, vừa dịp lên lão

Có một thời bác Hoài đã làm ở Viện Sử rồi Viện Nghiên cứu Tôn giáo (đã viết ở đây, hồi tháng 9 năm 2017).

Dưới là bài đã lên trang của Phạm Thị Hoài. Nhưng chữ "văn nô" trong tiêu đề thì hơi bị thị trường hóa, mà thực ra là không rõ nghĩa. Hoặc cũng không cần rõ nghĩa.

Đã lâu lâu không có bài bình luận xã hội của Phạm Thị Hoài. Đến mẩu tự họa này cũng chỉ vui được vài giây.

Duy trì bút lực đâu phải chuyện dễ dàng xưa nay. Cũng như người nghiện thuốc lá thường ném thuốc lá vào sọt rác rồi lại nhặt lên châm lửa, thì nhà văn có thể nhiều lần vứt bút vào bụi rậm rồi lại phải chui vào lấy ra mà viết tiếp.

Tính nhanh chút, thì thấy bác Hoài năm nay đã vừa lên lão tuổi 60.

25/10/2017

Dương Nghiễm Mậu cùng một chiếu với Ma Văn Kháng : Nhà văn với đại đoàn kết dân tộc

Hôm trước, đi ngang qua khu biệt thự Tây Hồ (nơi ở và nghỉ dưỡng của các lãnh đạo cao cấp nhất của quốc gia), thấy cổng có treo biển lớn đại loại: Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc. Đã đi ở đây (22/10/2017). Chắc là hội nghị đại đoàn kết đang diễn ra ở khu biệt thự ấy.

Bây giờ, thấy tạp chí của Hội Nhà văn thể hiện tinh thần sứ mệnh đó.

13/09/2016

Nghệ sĩ toàn quốc Việt Nam đang ăn giỗ ai (Nguyễn Thúy Quỳnh hỏi)

Lần tới nếu gặp trực tiếp, sẽ hỏi bác nghệ sĩ Hoài Linh (đồng thời cũng là một thầy đồng có tiếng ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh).

Đầu tiên, là đưa lại câu hỏi của nhà văn Nguyễn Thúy Quỳnh.

25/01/2015

"Biên bản chiến tranh" đoạt giải thưởng Hội Nhà văn 2014, và lời bình Nguyễn Hoàng Đức cùng Nguyễn Thị Phi

Cuốn sách xuất bản khoảng giữa năm 2014 (đã nhắc đến ở entry trước).

Dưới là tin về Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2014. Một năm toàn các trưởng thượng hàng cha chú được nhận giải. Tiếp theo đó là lời bình của Nguyễn Hoàng Đức (bác Đức nhầm ở chỗ ghi dân số hay kiến thức liên quan đến Nhật Bản).

Ở cuối là lời bình của một cây bút với tên là Nguyễn Thị Phi (không biết có đúng tên như vậy không, hay chỉ là nick-name).