Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng

11/09/2023

Tư liệu Phủ Giầy - những nhầm lẫn để lại nhiều di hại của vị đại quan Cao Xuân Dục (1)

Có những nhầm lẫn vô hại.

Cũng có những nhầm lẫn hữu ích, hay nhầm lẫn có ý nghĩa tham khảo quan trọng. Ví dụ các nhầm lẫn của cụ Trần Đĩnh trong bộ sách Đèn cù (mới xuất bản gần đây) trong liên quan với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, thì tôi gọi là "nhầm lẫn hữu ích" - xem lại trên Giao Blog ở đây (tháng 11/2014) và ở đây (tháng 9/2014).

Bây giờ, nói về các nhầm lẫn để lại nhiều di hại cho đời sau.

Cao Xuân Dục là một trí thức lớn, đồng thời cũng là một đại thần trải qua nhiều chức vụ quan trọng của nhà Nguyễn. Trong đó, đáng chú ý nhất đối với tôi, là cụ đã từng là vị quan đứng đầu tỉnh Nam Định (nơi có Phủ Giầy/ Phủ Dầy quê hương của Liễu Hạnh công chúa), đồng thời cũng từng là vị quan đứng đầu Quốc sử quán triều Nguyễn (nơi biên soạn rất nhiều bộ sách lớn của quôc gia, trong đó có phần đề cập đến Phủ Giầy ở Nam Định).

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

24/04/2019

Nhà in Việt Nam hồi thế kỉ 19 : hiệu "Hải Học Đường" của trấn thủ Trần Công Hiến ở Thành Đông (Hải Dương)

Vẫn thấy một số bản in khắc gỗ có ghi "Hải Học Đường", cũng nghe loáng thoáng "Hải Học Đường" ở chỗ này chỗ kia, nhưng quả thực là chưa rõ lắm về nội dung cụ thể của danh xưng ấy.

Theo nghiên cứu của Lưu Y Đức đã công bố mấy năm trước, thì tạm hiểu được rằng, đó là một nhà in sách ở vùng Hải Dương (tức Thành Đông hay Xứ Đông nhìn từ Hà Nội) do quan trấn thủ Trần Công Hiến sáng lập. 

Hải Học Đường có thể ra đời vào thập niên 1810, thời vua Gia Long (bản thân Trần Công Hiến thì mất năm 1817, nên nhà in này hoạt động được khoảng 10 năm). 

Mà ông quan trấn thủ ấy lại là người Quảng Ngãi, được triều đình nhà Nguyễn cử ra trông coi Thành Đông. Ông cũng tự trở thành người trông coi nhà in Hải Học Đường.

Sau này, Phạm Phú Thứ có dựng lại Hải Học Đường vào thập niên 1870 khi họ Phạm được cử giữ chức tổng đốc Hải Dương.

29/11/2018

Phạm Đình Hổ từ chối chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (bài Nguyễn Thu Hoài)

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là chức qui đổi tạm vậy.

Toàn văn ở dưới là của bạn Nguyễn Thu Hoài.

Về tính cách "vũ trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ, gần đây, khi nối được mạch từ đời Lê Trung hưng xuống Lê mạt, rồi đầu Nguyễn, tôi đã biết nguồn của nó chính là Vũ Thạnh. Xem bài ấy ở đây.

14/04/2018

Một phân tích về chính sách "cải thổ quy lưu" của nhà Nguyễn (bài Nguyễn Văn Hiệu)

Một chính sách vốn xuất phát từ Trung Quốc, được triều Nguyễn triệt để áp dụng. Và theo tác giả, đó là nguyên nhân chính yếu đưa đến tình trạng nổi dậy của các tộc người thiểu số ở khắp mọi miền vào thời Nguyễn. Một vấn đề thú vị.

Những cụm từ thường thấy là "lưu quan", "cải thổ quy lưu".

Về những cuộc nổi dậy của người Mọi Đá Vách vùng miền trung, gắn với cuộc bình định của ông quan Nguyễn Tấn, thì có thể đọc nhanh ở đây (bài tôi đã công bố mấy năm trước, nhưng chưa thỏa mãn với cách in tạp chí hiện nay, làm thiệt hại nhiều cho nội dung vốn có của bài).

26/01/2017

Trở lại câu chuyện cụ Bùi Viện gặp tổng thống Mĩ : sự thực và huyền thoại (bài Trần Giao Thủy)

Trở lại với câu chuyện này, bởi gần đây, khi hầu chuyện với một người thầy viết văn là nhà văn Bút Ngữ (sinh năm 1931), được nhận cuốn Cử nhân Bùi Viện (Tiểu thuyết lịch sử, Nxb Hội Nhà văn 2004, 310 trang). Đã điểm qua ở đây.

Để viết cuốn trên, nhà văn Bút Ngữ chủ yếu dựa vào cuốn đã xuất bản năm 1945 của Phan Trần Chúc và ghi chép trong Đại Nam thực lục chính biên, cùng một số tài liệu mới bằng tiếng Việt gần đây (kỉ yếu hội thảo năm 1992 tại Thái Bình, sách của nhóm Thế Văn,...).

Bây giờ, là một bài của Trần Giao Thủy (bài đã lên mạng từ 2012, và vừa được bổ sung vào tháng 1/2017). Như một tài liệu tham khảo nên đọc khi suy nghĩ về Bùi Viện.

08/12/2015

Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt, Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen

Đó là hai câu nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909).

Một học trò giỏi của Nguyễn Khuyến đi làm Đốc học tỉnh Hà Nam.

Biết tin đó, ông gửi học trò hai câu:

"Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt,
Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen"

Câu ấy, của Nguyễn Khuyến, cũng đã có tuổi "trăm năm".

14/12/2014

Tuyên cáo thoái vị của vua Bảo Đại (tài liệu lưu trữ)

Riêng về tuyên cáo thoái vị của hoàng đế Bảo Đại, giữa các nguồn tư liệu, vẫn có những chỗ không khớp. Mà sự kiện thì chưa có gì quá xa xôi, mới chỉ là năm 1945. Ở đây, là chạy tư liệu lưu trữ.

29/10/2013

Thủ cấp của anh hùng Nguyễn Huệ và các huynh đệ ở đâu, còn tìm thấy được không (1)

Đầu tiên, thử đọc lại một đoạn văn của một nhà nghiên cứu viết về sự phân kì lịch sử Việt Nam chưa từng có của đồng chí Trường Chinh vào năm 1943, như sau: "Quang Trung – Nguyễn Huệ, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn, là tập đại thành của tinh hoa, trí tuệ, văn hóa dân tộc trong thế kỷ XVIII và có thể nói của cả ba thế kỷ liên tiếp của thời kỳ Trung đại (TK XVI, TK XVII và TK XVIII), thời kỳ mà không gian sinh tồn và hoạt động của dân tộc đã vượt qua dãy núi Hải Vân để phát triển tới tận Cà Mau, Phú Quốc. Đáng tiếc ông chỉ sống tới tuổi bốn mươi (1792), nếu không lịch sử phát triển của dân tộc có cơ may diễn theo nhịp điệu khác. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) của Đảng do đồng chí Trường Chinh khởi thảo lại phân kỳ lịch sử văn hóa nước nhà một thời kỳ dài từ cổ đại đến thực dân làm hai giai đoạn: Trước Quang Trungsau Quang Trung. Có thể nói đây là sự đánh giá rất cao, rất tuyệt vời và thú vị của Đảng ta cũng như của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đối với người anh hùng dân tộc Quang Trung va triều đại Tây Sơn." (Hà Nội, 2003, nguồn xem tiếp ở dưới).