Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-Lê-trung-hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-Lê-trung-hưng. Hiển thị tất cả bài đăng

19/01/2021

Cấm dân gian bịa lệnh giả mạo, đặt lời phao đồn và dán khắp nơi phỉ báng nhà chức trách

Bây giờ, lời phao đồn dán khắp nơi của dân chúng là trên không gian mạng. Nhanh và mạnh hơn ngàn vạn lần lời đồn bằng miệng trước đây.

Đang là năm 2021, trong triều ngoài nội trị bình. Dịch bệnh tứ hải nhưng ở nước Nam được quản lí chặt, kinh tế toàn cầu suy thoái mà duy chỉ có nước Nam là tăng trưởng dương. Dân chúng nên cất khúc ca khải hoàn, mà cấm không được phao tin đồn mà dán khắp đường ngang ngõ tắt phỉ báng chính sự và phê phán nhà chức trách.

Thế còn lùi lại hơn 300 năm trước, vào thời Vĩnh Thịnh 8 (năm 1712), thì vua Lê đã ban lệnh rằng: "Cấm dân gian làm truyền văn lệnh chỉ giả mạo, càn rỡ đặt lời phao đồn và viết giấy rải/dán dọc đường phỉ báng chính sự đương thời, bài xích, dị nghị các nhà chức trách".

Thời xa xưa ấy, đất nước cũng khá thăng bình, có vua Lê lại có chúa Trịnh, thế mà dân chúng cũng thật càn rỡ ! Hồi ấy, cấm đạo Hoa Lang (tức Thiên Chúa giáo).

Dân họ phải gian, là phải rồi. Họ mỉa, họ tỉa, họ chỉa, họ quở, là điều đương nhiên, thành quen rồi, cả mấy năm trăm với mấy ngàn năm !

15/02/2019

Nhìn lên Ba Bể : nơi giao tranh Lê - Mạc ngày xưa và Lồng Tồng ngày nay

Bài của cụ Ô Phúc Bình ở Bắc Cạn - một tác giả đã 92 tuổi, hàng ngày vẫn viết bằng cả bút cả máy tính, vẫn chơi điện thoại thông minh, vẫn thường xuyên cập nhật Fb, vẫn tham gia cả công việc ruộng vườn ở thôn quê. Giao Blog đã giới thiệu về cụ ở đây.

Bài của cụ đăng trên tạp chí Văn nghệ Ba Bể số 1&2 năm 2019.

19/12/2014

An Nam thời 1627, qua một "công thư" của Trịnh Tráng

Về lá thư của Trịnh Tráng gửi cho phía nhà thờ công giáo phương Tây đã được một số nghiên cứu nhắc tới và bàn luận từ lâu (sớm nhất là từ thời Đắc Lộ, rồi là phát hiện lại vào cuối thế kỉ 19, và trước 1975 đã có Võ Long Tê và Đỗ Quang Chính cùng nhiều người khác ở Sài Gòn). 

Văn bản đang được xem là có niên đại 1627, và nhóm nghiên cứu ở Đức thì đặt giả thiết: có thể là văn bản ngoại giao cổ nhất của Viêt Nam mà hiện còn giữ được nguyên vật. Nhưng, thật ra, theo quan điểm của tôi, thì năm 1627 đã khá muộn rồi. Có một số văn thư cổ hơn nữa (tôi đã giới thiệu vắn tắt kèm ảnh chụp trong một bài in năm 2013). Và có hẳn một sê-ri liền mạch cổ hơn năm 1627, nhưng muộn hơn văn thư mà tôi đã đề cập, thì có những nghiên cứu của Lê Dư (trước năm 1945), gần đây là Phạm Hoàng Quân, Phan Thanh Hải,...