Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-văn-vĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-văn-vĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

21/04/2020

Điện ảnh Việt thời kì đầu : nhà Hương Ký, phim Kim Vân Kiều

Mốc khởi đầu của điện ảnh Việt là thập niên 1920. Thú vị là, lớp diễn viên đầu tiên lại có cả cụ Phan Bội Châu. Cụ được nhà đương cục mời làm diễn viên cho chính phim về cuộc đời cụ, đã kể ở đây (năm 2013).

Hồi đầu tiên đó, là gắn với hãng phim Đông Dương, hãng phim Á Châu và nhà Hương Ký (đã đi một ít ở đây), là gắn với những bộ phim truyện đầu tay mà một trong số đó là Kim Vân Kiều (đã đi ở đây). Ảnh về phim Kim Vân Kiều ấy đại khái như dưới đây.

03/08/2018

Nền giáo dục cho người bản xứ (về tác phẩm năm 1931 của Nguyễn Văn Vĩnh)

Trước khi đọc nguyên tác phẩm đã công bố gần 90 năm trước của học giả Nguyễn Văn Vĩnh (nguyên văn tiếng Pháp, gần đây đã được dịch ra tiếng Việt), thì tạm đọc một số bài viết liên quan.

Mà lẽ ra cần đọc nguyên tác phẩm trước thì sẽ thú vị hơn.

27/08/2017

Tình bạn giữa nhà văn Komatsu (Nhật Bản) và Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Giang

Komatsu (đọc là Kô-matsu) là nhà văn Nhật Bản có nhiều mối liên hệ với Nguyễn Ái Quốc hồi thập niên 1920.  Sau này, ông đã tới Việt Nam làm việc trong nhiều năm trước năm 1945, và là dịch giả đầu tiên của Nhật Bản chuyển dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Nhật.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Komatsu đã tới gặp Hồ Chủ tịch tại Phủ Chủ tịch.

13/12/2013

L’Annam Nouveau (tuần báo "Nước Nam mới" từ 1931) : Hãy đọc Nguyễn Văn Vĩnh

Hồi đầu thập niên 1930, ở Hà Nội, cụ Phan Khôi từng đánh cược với hai cụ khác - cùng là đại trí thức Tây học thời đó, là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh - rằng (viết lại ý cụ cho vui): nước Nam mình từ hồi có báo chí, chưa có tờ bằng tiếng Pháp nào cho ra hồn, bây giờ hai bác rao rằng chúng tớ sắp ra, mỗi tớ một tờ, nhưng Phan Khôi tôi chửa dám tin.
  





Cụ Nguyễn Văn Vĩnh ra tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) đúng như đã rao.

21/10/2013

Hà Nội - Đông Kinh Nghĩa Thục - 1907 : Tờ "Đăng cổ Tùng báo" ra số đầu tiên


Trang bìa Đăng cổ Tùng báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên số 793 ra ngày 28 tháng 3, 1907
 (Nghiệp duy cần – Chí duy nhất – Hợp lực tương trợ – Đồng tâm cộng tế 
♦ ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO ♦ Đăng Cổ Tùng Báo)


Có thể xem Đăng cổ Tùng báo là tờ báo có quốc ngữ đầu tiên của xứ Bắc Kì. Năm 1907. Gắn với tên tuổi của các vị khai sáng và hợp tác với trường Đông Kinh nghĩa thục. Một phần vì tờ báo này, mà sau này, các ông Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền, Võ Hoành và Lê Đại bị đày ra Côn Đảo (nhưng cũng sớm thả).

Thậm chí Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn cũng bị quan Hoàng Trọng Phu nhốt giam một đêm ở Hà Đông vì tội liên can đến Đông Kinh nghĩa thụcĐăng cổ tùng báo.

Đó là tờ quốc ngữ sớm nhất, và cũng là báo tư nhân sớm nhất. Nhà đương cục ghét nó vì nó cổ vũ cho độc lập tự chủ dân tộc, tự do, bình quyền.