Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tuấn-cường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tuấn-cường. Hiển thị tất cả bài đăng

30/12/2022

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và những vụ mất sách lớn đầu thế kỉ XXI

Đã có một số vụ mất sách lớn ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Đầu tiên là cần nhắc đến vụ thuổng hàng nghìn cuốn sách trong kho của Thư viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh). Vụ này bị phát giác vào cuối năm 2002. Thủ phạm trộm sách là một bảo vệ.

Sau đó, sang năm 2004, lại phát giác việc khoảng 20.000 cuốn sách bị mất tiếp, cũng là Thư viện Khoa học Xã hội nói trên.

Mấy vụ lẻ tẻ khác thì không tính.

Thế rồi, đến cuối năm 2022, công luận biết đến việc mấy chục cuốn sách Hán Nôm bị biến mất khỏi kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

09/08/2021

Hướng đến một môi trường học thuật không thiên vị : những tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng

Tạp chí quốc tế mà có thể in nhiều thứ tiếng, tác giả sở trường nhất (hay gần nhất) với tiếng nào thì sẽ viết bằng tiếng đó. Bởi vậy, một số tạp chí sẽ có nhiều thứ tiếng khác nhau.

Tại sao phải làm thể ? Trả lời: để tạo được môi trường học thuật không thiên vị. Không quá trọng bất cứ ngôn ngữ nào, tức là không có ngôn ngữ nào là chính và ngôn ngữ nào là phụ. Dĩ nhiên, như một kết quả của diễn tiến lịch sử thế giới cận đại, có một số ngôn ngữ được sử dụng nhiều (Anh, Pháp, Trung,...).

Phải làm gì mới có tạp chí như vậy ? Đầu tiên là tư tưởng "đi vào thế giới hiện đại bằng tinh thần dân tộc học", tức mọi tộc người nói bất cứ ngôn ngữ nào đều được bình quyền trong thế giới. Bình quyền về ngôn ngữ, tức là được bình quyền về tri thức. Thứ hai, là phải có một bộ biên tập đủ mạnh, đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian.

Đó là quan điểm làm tạp chí và làm sách của một người thầy của tôi - Nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo, thầy Suenari Michio (1938 - ). Ban biên tập của tạp chí học thuật của học hội ở Nhật Bản hoạt động theo hình thức luân phiên, tức là trách nhiệm của một nhóm trong một thời gian ngắn. Ông thầy đã là biên tập chính (tạm gọi như tổng biên tập) của một số lần, tức của một vài số tạp chí.

25/11/2020

Về tiếng Việt, chữ Việt, người Việt trong tranh luận trên mạng cuối năm 2020

Liếc thấy có tranh luận của nhóm các bác cao niên Nguyễn Hải Hoành, Trần Xuân Hoài và các anh em nhóm trẻ tuổi, ở trên không gian mạng, một ít ngày gần đây.

Mình với tư cách người quan sát, sẽ đưa dần các bài về đây.

Thật ra, với cụ Hoành, mình đã có một ghi chép nhanh hồi tháng 8 năm 2020, ở đây. Bận mải nên còn chưa có dịp quay trở lại với các ghi chép nhanh ấy.

16/04/2020

Viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo (bài Nguyễn Thị Oanh)

Bài đã lên trang của Văn hóa Nghệ An.

Theo bản đưa lên Fb của tác giả, thì bài cũng đã in trong tạp chí Đông Nam Á.

Bác Oanh có cho biết lần viếng mộ cụ Trần Đông Phong vào tháng 10 năm 2018 là lần thứ hai trong đời. Còn trước đó thì năm 1993, bác đã theo học giả Takeuchi (một học giả nghiên cứu về Việt Nam và Trung Quốc) tới viếng lần đầu tiên.

Tuy nhiên, chắc do nhầm, nên qua mấy lần in rồi, vẫn đều ghi khoảng cách từ 1993 đến 2018 là 35 năm. Vì bác Oanh có viết mấy câu như sau:

27/12/2018

Lại câu chuyện liêm chính học thuật ở Đại Việt - dịp cuối năm 2018

Đã nghe trực tiếp câu chuyện này từ sớm một cách ngẫu nhiên, từ hồi tháng 11 năm 2018. Nhưng cuối năm thì ai cũng bận mải, nên chỉ biết vậy, không ngó ngàng được gì.

Bây giờ thì đã lên mặt báo chính thống. Vẫn là đang tiếp tục câu chuyện ở đây (từ hồi tháng 7 năm 2018).