Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng

05/01/2024

Châu phê của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vẫn ghi rõ niên đại vua Lê ở Đàng Ngoài

Ở xuất bản hơn 10 năm về trước, khi nói về ba đàng (Đàng Ngoài, Đàng Trong, Đàng Trên), tôi đã đưa nhanh khái quát về sử dụng niên đại của ba đàng như sau:

- Đàng Ngoài và Đàng Trong, về thực chất, như hai vương quốc, nhưng Đàng Trong không đặt niên hiệu riêng, mà vẫn sử dụng niên hiệu của vua Lê ở Đàng Ngoài. Cả hai vương quốc đều tính thời gian chung, căn cứ theo niên hiệu của vua Lê (ví dụ: Vĩnh Trị, Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng,...).

- Chỉ có Đàng Trên của các vua nhà Mạc là có niên hiệu riêng. Đàng Trên tính thời gian theo lịch của riêng mình, theo niên hiệu của các vua nhà Mạc đang trị vì: Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương (xem lại trên Giao Blog, ở đây hay ở đây).

Bây giờ, xem châu phê của các chúa Nguyễn (trong triển làm "Bảo đạc trường minh寶鐸長鳴" tại Huế, đang diễn ra, gắn với Thiền phái Liễu Quán danh tiếng)  thì thấy rõ niên hiệu vua Lê xuất hiện trong văn thư chính thức của hệ thống hành chính Đàng Trong.

20/09/2023

Mạc Cảnh Huống – một vị khai quốc công thần dưới triều Nguyễn

"Từ những tư liệu trong Châu bản triều Nguyễn đến gia phả dòng họ Mạc ở xã Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đều cho thấy Mạc Cảnh Huống là người có nhiều công lao đối với nhà Nguyễn thời kì khai quốc. Đặc biệt, công nghiệp đó vẫn được minh trưng trong sử sách, biên chép ở Đại Nam Liệt truyện tiền biênĐại Nam thực lục tiền biên. Bởi vậy, khi vua Duy Tân lên ngôi (1907-1916), xét lại công lao của các huân thần thuở quốc sơ đã truy tặng cho Mạc Cảnh Huống là “Khai quốc công thần Tráng Vũ tướng quân, Đô thống phủ Chưởng phủ sự, húy Trung Trinh đưa vào thờ trong đền Trung Nghĩa khiến được thấm nhuần ân sâu mà báo đáp công lớn”"