Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngoại-giao-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngoại-giao-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

01/03/2019

vẫn thấy sông Áp Lục ở Triều Tiên đang mịt mờ sương khói

Trước giờ G của hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên - Mĩ tại Hà Nội, đã đọc lại bài thơ viết gần 300 trước của sứ thần Đại Việt gửi sứ thần Triều Tiên. Thấy sương khói vẫn bùng lên trên sông Áp Lục.

Bởi vậy, lúc đó đã viết:"Khói sóng trên sông Áp Lục đã bùng lên. Bốn bề mờ mịt. Nhìn ra là mung lung. Khói và khói." (xem cụ thể ở đây). Ngay từ khi đoàn tàu vượt qua sông Áp Lục để vào đất Trung Hoa, đã cảm khái được rồi (đọc ở đây).

Vận thế hôm nay được ứng báo từ gần 300 năm trước. Không phải chuyện một sớm một chiều. Bài học hòa đàm Việt - Mĩ kéo dài nhiều năm ở thủ đô nước Pháp vẫn còn nguyên giá trị.

07/12/2018

Nhờ bóng đá, có bước tiến trong quan hệ Việt - Hàn : visa nhiều lần mở rộng tới 5 năm

Nghe thì đơn giản, nhưng ai có kinh nghiệm đi xin visa vào Hàn Quốc, thì mới thấy là một bước tiến đáng kể. Mà nghe đâu, là nhờ bóng đá.

Cụ thể là, một trong các lí do, là nhờ vào uy tín của nhà cầm quân Phác Hằng Tự và tình yêu của người Việt dành cho ông (xem về tên của thầy Park đọc âm Hán Việt ở đây).

Thú vị là mới đây, chính ông đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh đến các mặt tương đồng Việt - Hàn, và bật ra từ "anh em". Ừ, phải rồi, từ hàng ngàn năm đã là "tứ hải giai huynh đệ" mà, tinh thần của Khổng giáo.

22/07/2018

1973-2018 : hòa nhạc kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật, nhà vua Bình Thành và hoàng hậu giá lâm

Nhà vua Bình Thành đã có lịch làm việc đầu tháng 7 năm 2018 tới viếng thăm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918, tức đúng 100 năm trước, để tưởng niệm bác sĩ ân nhân phong trào Đông Du là Asaba (tại thị trấn quê hương của bác sĩ), nhưng do lũ lụt lớn ở các miền Nhật Bản, nên kế hoạch đó đã bị hoãn. Đã đi ở đâyở đây.

Vừa rồi, một buổi hòa nhạc kỉ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật được tổ chức tại Tokyo. Nhà vua và hoàng hậu đã giá lâm.

12/05/2018

Ba người Việt và gốc Việt vừa được nhà vua Nhật Bản trao tặng huân chương

Có 140 người nước ngoài hay gốc nước ngoài (nay đã vĩnh trú ở Nhật, hoặc đã nhập quốc tịch Nhật)  vừa được nhà vua đất nước Mặt Trời Mọc trao tặng Thụy Bảo chương.

Trong đó, có 3 người Việt Nam: Giáo sư Trần Văn Thọ (Thụy Bảo chương tia vàng), hai cán bộ ngoại giao Nguyễn Hữu Tài và Ngô Phương Lan (Thụy Bảo chương tia bạc).

Về Thụy Bảo chương, có thể đọc một bài thơ của Tanikawa (ở đây). Có một chú thích của người dịch ở đó là: "Zuihoshyo 瑞宝章. Âm Hán Việt là Thụy Bảo Chương. Là một loại huân chương của hoàng gia ban tặng cho người có công lao".

02/09/2017

Ngày quốc khánh Việt Nam 2017 trên đất Nhật Bản

Đầu tiên là xem cảnh thanh niên Việt Nam đang ở Nhật Bản mừng ngày quốc khánh. Một mâm cơm cúng Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng.

Sau đó là cảnh ở Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Ở Đại sứ quán thì lại có hai kênh thông tin: tin từ phía đại sứ (cùng đại sứ quán), tin từ phía người Nhật có gắn bó với Việt Nam (ông Amma ở quê bác sĩ Asaba).

28/04/2017

anh Sanh Châu chính thức đăng đàn ở UNESCO 2017

Bạn đọc toàn quốc đang chú ý tới hình ảnh đại sứ Phạm Sanh Châu đăng đàn chính thức vào ngày 27/4/2017 tại UNESCO.

1. Sau này mới biết anh cũng đã từng là một người lính.

2. Làm việc cùng nhau qua năm về mộc bản Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), hồi anh là người phụ trách đồng thời mảng Văn hóa Đối ngoại (Ngoại giao Văn hóa) và mảng Ủy ban Unesco Việt Nam. 

28/11/2016

Việt Nam đã có quyết định, dù hơi muộn : quốc tang 1 ngày tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro

Hôm nay, 28/11, đến tối, Việt Nam đã có quyết định.

Về cả lí, cả tình, thì lẽ ra quyết định này phải sớm hơn 2 ngày. 

So với một số nước đã có quyết định sớm, ngay khi có tin cụ Fidel từ trần, thì thấy nhà đương cục Việt Nam đã có một chút do dự.

08/11/2015

Quốc yến hai bác Nguyễn và Trương chiêu đãi bác Tập (loạt ảnh)

Ảnh của một người được mời cùng tham dự quốc yến.

Về thực đơn, liên quan đến chuyên môn, nên mình đặt sự chú ý đến món "bánh dân tộc" trên bàn tiệc.

Bên tiếng Trung Quốc thì "bánh dân tộc" chỉ được dịch là "điểm tâm".

05/11/2015

Tập "đại đại" tới Thăng Long, "đại cục" và 21 phát "đại bác"

"Tập đại đại" là mượn cách nói của giới blog Trung Quốc (xem lại ở đây).

Còn "đại cục" với các thứ khác, thì đọc lại ở đây. Còn "đại cục" đi với  "cầu đồng tồn dị" thì đọc lại ở đây.

Dưới là tin ngày hôm nay, tại Thăng Long, ngày 5/11/2015.