Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngưu-quân-khải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngưu-quân-khải. Hiển thị tất cả bài đăng

07/01/2023

Trở lại với tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương - giả thiết về nguồn gốc nữ thần Shakti và 3 hầu cận

Một người vừa nhắc lại giả thiết này là bạn Brian Wu. Nhìn chung là nhấn mạnh đến quan hệ Việt - Ấn (qua màng lọc Chăm). Trước nay, cũng đã có nhiều học giả đề cập theo hướng nhấn mạnh quan hệ này.

13/01/2022

Ghi nhớ tại Phủ Chính Tiên Hương (Nam Định) : đã ghi rõ "năm 1683" vào ngày 13/1/2022

Cần ghi nhớ điều này, vào chính ngày hôm nay (Thứ Năm, ngày 13 tháng 1 năm 2022), viết rõ bằng bút bi màu đen, tại sân Phủ Chính Tiên Hương.

Chúng tôi cùng nhau xuất phát sớm từ Hà Nội. Mưa bay bay trên đường đi và khắp cả vùng Phủ Giầy/Dầy. Chỉ có một ít phút hửng lên vào khoảng giờ Ngọ - lúc quay những thước phim cuối cùng, rồi sau đó là nghỉ ăn trưa.

Đây là ghi chú quan trọng về một đạo sắc phong mang niên đại Chính Hòa 4 (1683) của triều đình nhà Lê Trịnh cho Liễu Hạnh công chúa. Cụ thể như sau.

18/08/2019

Mẹ Đồng Quan là bà cô của vua Bảo Đại : một làng ven sông Hồng

Hồi mùa đông năm ấy, đã tới thăm lại (vì trước đã thăm rồi), vừa đi vừa viết lúc ấy thì đã post ở đây (tháng 12/2017). Lại kể thêm ở đây (mùa Vu Lan năm 2018).

Đã viết rằng: "Dĩ nhiên là bà cô họ của Bảo Đại thôi. Không phải cô ruột như câu chuyện mọi người đang kể. Mọi thứ bà để tại từ hồi 1940s, đến nay, vẫn được trân trọng lưu giữ. Chắc là bà cũng phải rất gần gũi với thượng thư Tôn Thất Quảng. Mà ông thượng thư thì rất tín ngưỡng Thánh MẫuMột bô lão còn biết quan thượng thư Tôn Thất Quảng có một người con là Tôn Thất Hoàng theo Việt Minh."

02/07/2019

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

22/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rực rỡ hai năm về trước ở Phủ Giày - Nam Định

Phủ Giày Nam Định là gốc.

Lại có Phủ Giày Sài Gòn được xây dựng sau năm 1954, vốn là do nhóm con cháu họ Trần Lê ở Phủ Giày Nam Định di cư đứng lên khởi xướng. Theo truyền ngôn, mẹ con bà Trần Lệ Xuân (phu nhân của ông Ngô Đình Nhu) có đóng góp tinh thần và tài lực lúc kiến thiết cũng như duy trì việc thờ phụng sau này. Bà Nhu đã đề xuất việc phụng thờ cả Liễu Hạnh công chúaHai Bà Trưng tại Phủ Giày Sài Gòn. Cho đến ngày nay, tháng 6 năm 2019, vẫn thờ phụng như vậy.

Đại khái, đã nói về quan hệ giữa Phủ Giày Sài GònPhủ Giày Nam Định trong một bài học thuật công bố chính thức cuối năm 2018 và đầu 2019, ở đâyở đây. Thật ra, vào giữa năm 2018 (hồi tháng 5 năm đó), đã công bố bản tạm thời trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), xem nhanh ở đây.

04/02/2019

Quê hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầu năm 2019 : "phủ chính" và "sắc phong 1683"

Câu chuyện đâu là "phủ chính" thì đã rất lâu rồi. Chúng tôi đã viết bài học thuật từ nhiều năm trước (lần gần đây nhất là 2009, tức cũng đã 10 năm, mà là nhắc lại sự kiện năm 1939 - tức cách nay 80 năm).

Sắc phong mang niên đại 1683, được khẳng định lần đầu tiên (sớm nhất và chi tiết nhất) bằng bài viết học thuật vào năm 2018, tại hội thảo quốc tế ở Quảng Châu (xem ở đây). Sau đó, cũng đã in kì đầu tiên trên số 5 cùng năm của tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (đọc lại ở đây). Tháng 12 năm 2018, tiếp tục khẳng định về sự phát hiện đích thực sắc phong 1683, tại hội thảo ở Hà Nội, đọc lại ở đây.

Không có tài liệu chính thức nào sớm hơn tháng 5 năm 2018. Còn bằng lời thì đã khẳng định từ tháng 6 năm 2017.

Bây giờ, dưới quê hương Nam Định mới chính thức vào cuộc với số sắc phong mới được tạo ra bởi các nhà thư pháp hiện đại. Cũng lại một lần lan man tiếp về vấn đề "phủ chính".

05/08/2018

Có một "Đông Dương văn khố" đang hình thành ở Đài Loan

Đó là thư viện cá nhân của học giả Hứa ở Đài Loan, thành lập vào năm 2017 sau hơn 20 năm nghiên cứu ở các nơi thuộc vùng văn hóa Đông Á (vùng văn hóa chữ Hán).

Trong đó, có rất nhiều tư liệu nguyên gốc của Việt Nam. Ngay sau Đổi Mới, học giả họ Hứa đã tới Việt Nam, và có những năm tháng "sưu khảo" đáng nhớ.

Đông Dương văn khố là một thư viện tư liệu Đông Á ở Tokyo. Người ta đang kì vọng nhiều về văn khố của học giả Hứa, hướng nó tới Đông Dương văn khố

02/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tới tham bái vị thần chủ của tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương ở Nhai Sơn

"Tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương" hay "tổ hợp thần biển" là các thuật ngữ tôi đã đưa ra năm 2009. Có một số vị đã chấp nhận các thuật ngữ này và sử dụng trong các bài viết học thuật sau đó. Nội dung của bài năm 2009 có thể thấy ở phần đầu tiên bài đã in năm 2010 (ở đây).

18/05/2018

Trước ngày sinh nhật 19 tháng 5, chúng tôi đến đường Văn Minh

Chúng tôi hướng dẫn lẫn nhau. Anh am hiểu mọi thứ trên đường Văn Minh, bởi đó là một phần chuyên môn của anh. Nên anh dẫn chúng tôi đến đó. Còn tôi, từ lâu đã du lãng trở đi trở lại các con đường khu Tây Hồ và Bắc Kinh, mà trung tâm là chùa Đại Phật, nên tôi dẫn mọi người tới đó.

Mà chùa Đại Phật thì rất gần với đường Văn Minh. Chỉ cần đi bộ trong khoảng 15 phút qua ba ngã tư, từ đường Văn Minh, là gặp ngay đường Bắc Kinh, rẽ trái là tới chùa !

Đọc nhanh về chùa Đại Phật ở đây (bản in năm 2013, phần 1phần 2).

17/05/2018

Khoảng một tuần không thể viết mới hay chỉ là vào xem blog

Chúng tôi đi tới một nơi như vậy. Không thể viết blog. Và cũng không thể dù chỉ vào xem. Tức là, không xem được ngay cả blog của mình. Có cảm giác là hoàn toàn bị cô lập với thế giới ở bên ngoài.

20/10/2017

Một trung tâm thờ phụng 12 đời vua Mạc

Đó là từ đường Cổ Trai ở Hải Phòng (ảnh về từ đường xem trong tư liệu 3).

Cổ Trai (sử Trung Quốc ghi là Đô Trai, tư liệu quốc ngữ thời kì sớm ghi là Chè Giai) là quê hương xuất thân của chàng trai làng chài Mạc Đăng Dung, sau này là Mạc Thái Tổ. Mạc Thái Tổ đã được đặt tên đường ở Hà Nội vào năm 2015 (đọc lại ở đây).

26/05/2017

Thông tin nhanh về bản dịch của tập sách "Tưởng Lê an Mạc tập"

Tưởng Lê an Mạc tập, có nghĩa là: Tập hợp về việc tưởng Lê an Mạc. Mà tưởng Lê an Mạc thì có nghĩa là: "thưởng/khen Lê và giữ nguyên Mạc".

Đó là kế sách ngoại giao của nhà Minh đối với tình hình An Nam lúc Lê - Mạc chiến tranh. Minh muốn giữ Lê và cũng giữ luôn Mạc. 

21/07/2016

Thăng Long thời Mạc - Lê Trung hưng (sách Nguyễn Thừa Hỷ)

Về cuốn sách này, là bài bình luận của Trần Thị Vinh.

Trong bài, bà có nhầm ở một chỗ. Đó là nhầm bài "Ba vị vua Mạc cuối cùng qua sử liệu Trung Quốc” (1638-1683)", vốn là của mình (xem lại ở đây), nhưng bà nói (hay ghi) thành của Ngưu Quân Khải.

11/07/2016

Ngưu quân lại tới họ Mạc, mùa hè rực lửa 2016

Ngưu quân là Ngưu Quân Khải - học giả Trung Quốc chuyên về sử nhà Mạc, hiện công tác tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc).

Lần tới gần đây của Ngưu quân là vào đầu năm 2015, khi mình vắng mặt ở Hà Nội (xem lại ở đây).

24/01/2015

Ngưu quân lại tới họ Mạc, và trình bày về nhà Mạc ở Viện Sử học

Ngưu quân ở đây là người bạn Ngưu Quân Khải - liên khoa Sử học và Nhân loại học, Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc).

Công trình nghiên cứu về sử nhà Mạc của Ngưu quân được tôi dịch ra tiếng Việt, cũng như giới thiệu đầu tiên, in lần đầu tiên trong cuốn sách đã xuất bản năm 2013 (xem ở đây, mục lục của sách thì xem ở đây).