Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Mường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Mường. Hiển thị tất cả bài đăng

26/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghi chú về "tổng Vụ Bản" (vốn là "Thiên Bản") ở huyện Bình Lục, không phải "huyện Vụ Bản"

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau của người ở xứ Nam, trên đường du lãng, rằng:

- Cái địa danh "Vụ Bản" hình như không chỉ có ở tỉnh Nam Định ?

- "Vụ Bản" (vốn có tên cũ là "Thiên Bản") hình như không chỉ có tỉnh Nam Định ?

Câu hỏi, thật ra, là rất thú vị. Tôi đã trả lời nhanh:

1. Đúng là "Vụ Bản" thì không phải chỉ có ở tỉnh Nam Định thật ! "Vụ Bản" mà gắn với người Mường, nằm trong tỉnh Hòa Bình, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây. Xem ra ở Vụ Bản thuộc tỉnh Hòa Bình ngày nay cũng có nhiều truyền thuyết về việc tái sinh (đầu thai).

04/05/2019

chùa Mèo của người Mường ở huyện Lang Chánh : Nguyễn Huệ biến thành Nguyễn Trãi

Chúng tôi đang dự kiến du lãng vùng Lang Chánh ở xứ Thanh.

Bởi vậy, nhìn nhanh tư liệu dạng báo chí về chùa Mèo nổi tiếng trong vùng. Nhiều câu chuyện thú vị được báo chí trình bày. Nhưng chắc do buồn ngủ lúc "sao chép", nên có thể có "nhầm lẫn", ví dụ: biến Nguyễn Trãi thành Nguyễn Huệ để mang quân đi đánh quân Thanh, có qua chùa Mèo cầu khẩn.

Đại khái thế. Bài đầu tiên là từ Tạp chí Văn hóa Doanh nghiệp (một tờ tạp chí mới ra mắt).

24/09/2014

Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử (Đỗ Kiên Cường)

Lâu nay, bác Đỗ Kiên Cường tựa như bỏ hẳn việc đối thoại với các nhà thực hành tâm linh - ngoại cảm. Mà chuyển sang vấn đề nguồn gốc người Việt. Vừa công bố một bài trên Văn hóa Nghệ An.

17/08/2014

Liam đặt vấn đề xoáy thẳng vào khái niệm cực mơ hồ là BÁCH VIỆT

Tôi đồng quan điểm với Liam ở vấn đề Bách Việt. Chẳng hạn, ở cùng một hướng, tôi đã viết như sau về Hùng Vương (xem lại ở đây) - khi mà Việt Nam đang chuẩn bị được công nhận "ngày giỗ quốc tổ".

16/08/2014

400 trống đồng, với chủ nhân đích thị là người Lạc Việt (tổng thuật của Bùi Xuân Đính)

Là tọa đàm, nên không thể đòi hỏi gì hơn. Tọa đàm của 3 nước Đông Dương cộng 1 (ở đây là Nhật Bản - nhưng không rõ là ai và cũng không thấy có phát biểu). 

Tựu trung, đến hiện tại, là 400 trống. Các bác không kể một ít của người Lô Lô, như đã nói hôm trước. Mà cái ít này rất đáng nói, nhất là người tổng thuật lại là dân tộc học (không phải khảo cổ). 

Và kiểu gì, thì gì, theo các bác, vẫn phải là trống đồng ấy là do tổ tiên người Việt và Việt Mường làm ra tại chỗ. Thuyết của bác Tạ Đức cũng được nhắc đến một chút.

Mà bên Đại Choang (chưa phải Đại Hán), thì lại đang định ra rằng, "Lạc Việt" không có "Kinh" ở Việt Nam thuộc vào. Thế thì, Lạc Việt ở đâu ra nhỉ. Đối lại thế nào với thuyết của anh chàng hàng xóm đây ? Không phải Biển Đông đâu nhá, đang là chuyện trống đồng. Mà mới chỉ là Đại Choang thôi, chưa ra mặt Đại Hán.

22/07/2014

"Đầu rau" có nghĩa là gì ?

Chín vạc đặt yên bằng núi
Ai rằng sự chẳng đến muôn dân 

(Thơ Nôm tương truyền của Hoàng đế Lê Thánh Tông : "Ông đầu rau")




Liên quan đến từ "đầu rau" trong tiếng Việt có thể tìm được tư liệu văn tự sớm, khoảng giữa thế kỉ 17 (đây là nói tư liệu chắc chắn, không tính những thứ bá vơ). 

20/07/2014

Người Việt và người Mường - 4 : nghe tác giả Tạ Đức trình bày trực tuyến (hơn một tiếng đồng hồ)

Tôi thì thấy thú vị vì nhận ra rất rõ âm sắc người miền biển. Cụ Trần Quốc Vượng lúc sinh thời cũng thường tự nhận là "người miển biển, ăn sóng nói gió".

Mà người miền biển thì là quen "trôi nổi", tức "di cư", "di chuyển". Trong cuốn sách, Tạ Đức có chứng minh: nhà Trần và nhà Mạc vốn là bọn thuyền chài trôi nổi từ Hoa Nam xuống, và thành hoàng đế nước Nam.




Buổi nói chuyện do Bookhunter Hanoi đưa lên, từ tháng 6 năm 2014. 

19/07/2014

Người Việt và người Mường - 3 : bài trao đổi ý kiến của Bùi Xuân Đính trên tạp chí Dân tộc học (số 1 & 2 năm 2014)

Có vẻ như dư luận nói chung phần lớn mới chỉ đọc bài của ông Bùi Xuân Đính đăng tải trên website của tạp chí Văn hóa Nghệ An. Mặc dù ông Vương Xuân Tình (đồng thời là Viện trưởng Viện Dân tộc và Tổng Biên tập của tạp chí Dân tộc học) có nhắc, nhưng bài đã đăng trên Dân tộc học của ông Đính, đến thời điểm hiện tại, chưa mấy ai đọc ?

14/07/2014

Người Việt và người Mường - 2 : lời bình của Liam Christopher Kelley (tức Lê Minh Khải)

Trong một bài viết đã công bố vài năm trước trên tạp chí chuyên ngành liên quan đến thơ đi sứ và quan hệ Việt - Trung thời trung đại, tôi đã có nhắc đến cuốn sách về chủ đề tương tự của Liam. Nhiều ý tưởng và kết quả của Liam trong sách đó, tôi sẽ trao đổi lại ở những dịp khác, nhưng ở riêng chi tiết liên quan đến Liam trong bài viết trên, thì tôi không nhận thấy sự cẩn trọng hơn nữa như mức tôi cần đến trong việc Liam xử lí tư liệu nghiên cứu. Ở riêng chi tiết đó, tôi chắc chắn là Liam sử dụng tư liệu qua người khác, bằng bản tiếng Việt, mà chưa hề động đến nguyên bản chữ Hán.

Dưới đây, là entry xuất hiện trên blog của Liam về cuốn sách của Tạ Đức, vốn là tiếng Anh, đã được hai bạn Hoa Quốc Văn và hehe chuyển dịch ra tiếng Việt. Sẽ đi theo thứ tự sau: bản dịch của hehe, bản dịch của Hoa Quốc Văn, nguyên văn.

12/07/2014

Người Việt và người Mường : Công trình của nhà nghiên cứu Tạ Đức trong luồng dư luận nước Việt (1)

Đây là entry đầu tiên trong loạt liên quan đến cuốn sách mới ra lò của nhà nghiên cứu Tạ Đức - tôi đã đọc nó, dù rất vội vã, khi đang còn ở dạng bản thảo và chuẩn bị đi vào nhà in. Một cuộc trao đổi, cũng rất chớp nhoáng, trước khi tôi xách ba-lô đi du lãng vào vùng núi Bảo Lạc và Trùng Khánh ở mạn biên giới Việt - Trung, đã diễn ra, qua thư điện tử với tác giả.

Đi loạt này vì vẫn đang rất "khí thế" xung quanh cuốn sách. Một số bạn bè cho biết là họ "đang bò ra đọc" cuốn này.

Nguồn ảnh và xem thêm ở đây

Ngòi nổ cho "khí thế" trên, có lẽ, đầu tiên là những bài như dưới đây của nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính (khoảng một tháng trước). Kết thúc, ông Bùi chốt lại bằng một lời kêu gọi, rất thống thiết, nhưng theo tôi, là hoàn toàn không cần thiết: "Xét thấy mức độ nguy hiểm, tác hại khôn lường của những luận điểm của Tạ Đức trong sách“Nguồn gốc người Việt - người Mường”, tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng có ý kiến chính thức về cuốn sách này". 

18/10/2013

Ngày mưa lang thang trong thành cổ tạnh



Chúng tôi xuất phát sớm, mưa ở vài đoạn trên đường đi, nhưng đến khu vực thành cổ thì, thật lạ: tạnh khô, gió nhẹ man mát, sen cuối mùa tàn tạ ở những đoạn hào chạy xung quanh thành vẫn ánh lên vẻ đẹp riêng. Tôi bảo, thật ra là thử chơi chữ một chút với kinh điển: "Các quân tử đang tự chết khô".