Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngôn-ngữ-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngôn-ngữ-học. Hiển thị tất cả bài đăng

17/11/2021

“Sách sổ sang chép các việc” của Philip Phê Bỉnh trong quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn (lời kể Nguyễn Thiện Nam)

Gần đây, từ quan tâm rất lâu trước đây của tôi, lại được học giả Nguyễn Cung Thông khuyến khích (ở đây), tôi đang đọc lại tài liệu của cụ Bỉnh - không hề dễ dàng, không làm nhanh được.

Hôm nay, đọc nhanh một ghi chép vừa đưa lên mạng của học giả Nguyễn Thiện Nam (có thể đọc nhanh về học giả đàn anh này trong nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản, ở đây), thì vỡ lẽ: luận văn tốt nghiệp đại học hồi thập niên 1980 của anh Nam là chính về cụ Bỉnh.

Quan trọng hơn nữa là qua lời kể của Nguyễn Thiện Nam, đã gián tiếp biết được mối quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn dành cho di sản chữ quốc ngữ của cụ Bỉnh.

31/08/2021

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: các bài "Hành động nói" trong sgk Ngữ văn 8

Về "việc nói", cũng tức là "hành vi phát ngôn", "hành vi phát thoại", theo cách sử dụng tôi đề xuất vào tháng 8 này, thì có gắn với một cuộc tranh luận đang triển khai trên không gian mạng, được quan sát ở đây

Với tư cách người quan sát và một người học tiếng Việt, tôi sẽ đưa ra một sơ kết về cuộc tranh luận này sau (hệt như một tạm kết cho cuộc tranh luận của cụ Cao Xuân Hạo nhiều năm về trước, xem trên Giao Blog ở đây). 

27/08/2021

Hành vi phát ngôn (hành vi phát thoại, việc nói) - nhìn nhanh về ngôn ngữ học ứng dụng 2021

Ngày trước, chúng tôi có hai đội.

Cùng phòng 404, nhưng có hai đội. Dạng như nước sông không phạm nước giếng. Mà muốn phạm sang nhau cũng không được, vì khác hoàn toàn chuyên môn hẹp, dù cùng một chuyên môn lớn. Phòng 404 thì tôi đã kể nhanh ở đây.

Chuyên môn lớn của chúng tôi là Văn hóa Khu vực. Và phòng 404 của chúng tôi, rộng rãi, để cùng lúc được 30 máy tính có vách ngăn, tức cùng lúc 30 người có thể làm việc, nhưng thường chỉ có khoảng trên dưới 10 nhân thường trực mà thôi. Phòng ấy, là Khu vực học, và cũng gọi là Văn hóa và Ngôn ngữ.

Tôi thuộc đội Văn hóa (nhân loại học văn hóa, dân tộc học, văn hóa dân gian), cùng với các đàn anh chị như Mi. (kể nhanh về chị Mi ở đây) hay anh Yama (kể nhanh về anh Yama ở đây). Còn đội Ngôn ngữ thì như chị Kim hay em Abe (kể nhanh ở đây).

08/02/2021

Thế hệ người Việt nghiên cứu Từ điển Việt - Bồ - La (in năm 1651) bằng cách chép nó toàn bộ hoặc một phần

Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông  bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích. 

Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.

1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):

22/11/2020

Tạp chí "Ngôn ngữ học" (Viện Ngôn ngữ học, VASS) bị đình bản 1 năm (phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học)

Mãi đến gần đây, tôi mới biết tạp chí Ngôn ngữ học bị đình bản. Lúc ấy, nói chuyện với nhóm bạn cũ ở Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước), thì mới được một bạn thông tin vậy. Chắc là khoảng tháng 10 năm 2020.

Thế là phải đi hỏi người thuộc "quân nhà", và đã xác nhận là đúng vậy, đúng là Ngôn ngữ học bị đình bản 1 năm.

Bây giờ là một phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn. Bản thân ông Tồn thì nhiều năm nay bị vướng vào một nghi án đạo văn rất lớn, mà đến hiện nay, vẫn chưa có hồi kết (ví dụ đọc lại ở đây).

Nhìn chung, với con mắt khách quan của người quan sát, Giao Blog thấy một bức tranh khá ảm đạm về ngành Ngôn ngữ học Việt Nam hiện nay, mà gắn liền trực tiếp với các cá nhân tiêu biểu của ngành đó: Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Thị Sao Chi. Bản thân nguyên Viện trường Viện Ngôn ngữ thì dùng từ "què cụt" cho cơ quan cũ của mình.

Học sinh ngành Ngôn ngữ học có hỏi tôi về sự khó hiểu này. Tôi bảo: các em nên đọc sách của thầy Nguyễn Tài Cẩn và thầy Cao Xuân Hạo. Hãy đọc sách của hai cụ đó để duy trì niềm đam mê trong các em.

07/05/2020

Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế lần thứ IV (thông báo bổ sung về việc lùi thời hạn)

Thông báo đăng ngày 1/5/2020, kí tên ở dưới là Trưởng Ban tổ chức - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Nguyễn Văn Hiệp.

Còn lần trước, tức lần thứ III, vào tháng 4 năm 2017, thì có thể đọc nhanh ở đây. Chủ nhân Giao Blog có tham gia và phát biểu tại hội thảo lần thứ III, ở tiểu ban 2 Ngôn ngữ học liên ngành do nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn làm chủ trì (cả phiên sáng và phiên chiều). Tư liệu của tiểu ban 2 thì xem ở đây.

29/03/2019

Tin học thuật : "Hán Ngữ đại từ điển 汉语大词典" sắp in bản thứ 2, còn bản đầu tiên sắp lên mạng

Hán ngữ đại từ điển 汉语大词典 là một công trình học thuật quan trọng hàng đầu của Trung Quốc.

Bản thứ nhất của đại từ điển này được biên soạn từ năm 1975, với sự tham gia của khoảng 1000 người, đến tận năm 1994 mới hoàn thành, được in thành 12 cuốn. Bộ 12 cuốn này tương đối phổ biến, nhất là thư viện các đại học trên thế giới.

Từ năm 2012, giới học thuật Trung Quốc bắt tay vào biên soạn bản thứ hai với mục đích tu chỉnh và bổ sung bản thứ nhất. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023 với 25 tập. 

Năm 2019, người ta sẽ cho in các tập đầu tiên của bản thứ hai. Đặc biệt, bản thứ nhất sẽ được đưa lên mạng để tiện cho việc tra cứu.

21/09/2018

Thêm một nghi án đạo văn "đáng kinh sợ" của ngành ngôn ngữ học : Trưởng khoa liên tục man trá

Đã thấy dư luận nghi án đạo văn này từ khá lâu trên không gian mạng. Nó bung ra giữa lúc một vụ nghi án đạo văn "đáng kinh sợ" khác gắn với ông Nguyễn Đức Tồn (nguyên Viện trưởng và Tổng Biên tập Viện Ngôn ngữ học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đạt mức sóng cường.

Vụ ông Nguyễn Đức Tồn thì đã có dư luận từ cả chục năm về trước, bây giờ thì bung ra trên không gian mạng, và trường kì trên mặt báo chính thức với cây bút Nguyễn Minh Anh. Hiện đã lan mở rộng sang cả một người học trò của ông Tồn (đang đi ở đâyở đây).

13/09/2018

Về tiếng Việt, chữ quốc ngữ, cách đánh vần (thân phụ cựu hoa hậu Thu Thủy vừa chính thức lên tiếng)

Đó là học giả Nguyễn Văn Lợi vốn thuộc Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Cũng mãi sau này, tôi mới biết ông là cha đẻ của cựu hoa hậu Thu Thủy. Có thể đọc nhanh về cựu hoa hậu ở đây (tháng 2 năm 2016).

Là phát ngôn rộng rãi và chính thức đầu tiên của giới chuyên môn (tính đến hôm nay, 13/9/2018).

04/03/2018

Tin vui đầu tháng 3 : cụ Bùi Hiền tuyên bố dừng nghiên cứu phương án cải tiến chữ quốc ngữ

Những ngày đầu năm 2018, bất ngờ gặp lại một đàn anh Tổng Hợp chuyên ngôn ngữ, mà là chuyên sâu về chính tả, ở sảnh của một khuôn viên công lập. Rất lâu không gặp, bởi anh đã bỏ ngang nghề nghiên cứu ở viện hàn lâm sang làm báo từ gần hai mươi năm trước. 

Lâu quá, tới gần hai mươi năm không gặp, hỏi thăm mới biết: cu Bờm bé tí ngày xưa mà chú hay trêu đùa mỗi lần đến chơi với ba mẹ nó ở khu Vĩnh Hồ (ba mẹ nó học cùng một lớp Tổng Hợp), thì giờ đã học xong đại học, đã đi làm, và sắp có vợ !

24/11/2017

Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt : đề án cải tiến "cực chất" của nhà ngôn ngữ Bùi Hiền

Đề án cải tiến chữ quốc ngữ của cụ Bùi Hiền, nói chơi chút, là: nếu cụ Đắc Lộ (tác giả của từ điển Việt - Bồ - La xuất bản tại châu Âu hồi đầu thập niên 1650) mà có được thấy thì chắc cũng sẽ phát hoảng. Rồi Đắc Lộ sẽ lẳng lặng đem đốt luôn cuốn Việt - Bồ - La tiêu tốn mấy chục năm bôn ba cả Đàng Trong và Đàng Ngoài của cụ, lại cộng với mấy năm ròng rã suốt ngày ngồi tự sắp chữ ở bên trời Tây.

Về cơ bản, cách viết quốc ngữ của chúng ta bây giờ, năm 2017, như tôi đang gõ trên màn hình này, là bắt đầu đã được tạo khuôn từ chính tả do nhóm Đắc Lộ đưa ra từ mấy trăm năm trước.

20/04/2017

Thông tin Hội thảo : Thứ Bảy tuần này (22/4/2017)

Về hội thảo này, đã điểm tin từ cuối năm ngoái (xem lại ở đây).

Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế lần thứ III Các khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam

Đại khái chương trình hội thảo như sau (chụp ảnh giấy mời đã nhận được):