Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-thì-nhậm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-thì-nhậm. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2020

"Thụ hàng thành" (thành nhận sự đầu hàng của đối phương) có từ thời Đường, chứ đâu phải mãi hồi nhà Mạc

Đang vội, nên chỉ ghi nhanh vậy.

Vì hôm nay, lúc đi đường, có người hỏi mình về cái gọi là "thụ hàng thành".

Mình trả lời nhanh: sẽ viết thành bài học thuật sau, nhưng đại khái đó là khái niệm đã có từ thời nhà Đường ở Trung Quốc (tạm tính thế kỉ IX), mà không phải xuất hiện ở thời Minh chinh phục nhà Mạc bên ta (thế kỉ XVI).

Thụ hàng thành xuất hiện nhiều trong thơ Đường thơ Tống.

Lâu nay, nữ học giả Trần Thị Băng Thanh nhiều lần mang cái gọi là "thành nhận đầu hàng" ra để nói rằng, cái thành ấy là gắn với việc Mạc Đăng Dung sang đầu hàng nhà Minh, và đại khái là thành nỗi giận của trí thức Đại Việt các đời về sau !

Sai bét ! Sẽ chỉ ra từng điểm một rõ ràng sau. 

Đọc lại việc cô Băng Thanh phản đối việc Hà Nội đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, nhiều năm về trước, ở đây

Cũng đọc lại việc cô Băng Thanh vội vàng tin theo tư liệu nghiên cứu giả mạo của ông Trần Đại Sĩ (hoàn toàn bịa đặt) để viết bài học thuật, đăng trên các tạp chí học thuật như Tạp chí Hán Nôm hay một số tạp chí khác thuộc hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng mấy năm trước rồi, ở đây.

Ông Trần Đại Sĩ là một chuyên gia làm hàng giả, nhưng rất lạ, mới đây lại được tôn vinh ở Đại Việt, có được ông Dương Trung Quốc trao bằng ở đây.

13/11/2015

Thăm các làng ven Hồ Tây, nhớ về một câu thơ đạo của thánh Cao Bá Quát

Từ hôm qua, bắt đầu dạo chơi các làng cũ, với những con người cũ, như vốn đã từng tẩn mẩn từ khoảng hơn hai mươi năm về trước. 

Nhìn chung đô thị hóa ồ ạt và vô tổ chức sau Đổi Mới đã ức hiếp tất cả các làng nội đô, ven đô Thăng Long. 

Khom khom cúi mình ở những chỗ nhà nhô ra rồi lại thụt vào lấn cả lòng đường vòng vèo, vốn là những vườn thuốc hay vườn hoa mình từng la ca rất lâu, rất nhiều ngày trước.