Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn năm-1945. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn năm-1945. Hiển thị tất cả bài đăng

25/04/2017

Bài học Cách mạng Tháng Tám 1945, từ Nam Bộ : "sự đoàn kết và tấm lòng hy sinh cho tổ quốc"

Trước nay, chúng ta thường đặt sự chú ý nhiều cho Cách mạng Tháng Tám từ Hà Nội, với vai trò của Hồ Chủ tịch. Chẳng hạn, trên blog này, đã có những entry như ở đây hay ở đây. Gần đây, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nhắc đến bài học "bám dân" của Cách mạng Tháng Tám (xem lại ở đây).

01/09/2014

Ngoài Trần Trọng Kim, lúc đảo chính tháng 3 năm 1945, người Nhật đã nhắm đến một nhân vật nữa

Lúc đảo chính vào tháng 3 năm 1945 để hất cẳng Pháp, tựa như ngoài con bài Trần Trọng Kim, quân đội Nhật đã nhắm đến một nhân vật nữa. Muốn đưa lên làm thủ tưởng ngay. Là nhà văn, có tham gia hoạt động báo chí với nhóm anh em Nhất Linh (nhưng không phải một người trong các anh em này).

Mà cũng lại là họ Trần. Nhưng vị này, theo lời nguyền của ông thân (trót ra làm quan cho Pháp), mà không nhận. Không muốn làm đầu sai cho bất cứ thế lực nào.

18/08/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5 (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004)

Bài đã công bố năm 2012, của tác giả Nguyễn Anh Tuấn - một đạo diễn/nhiếp ảnh gia, có dịp gặp gỡ và phỏng vấn cụ Nguyễn Hữu Đang vào năm 2004.

Ngày xưa, một người thầy về ngôn ngữ học là chỗ quen biết của cụ Đang thi thoảng có kể chuyện về cụ cho bọn chúng tôi nghe. Khoảng năm 1996 hay muộn hơn một chút, thầy có nhắn là cùng lên thăm cụ. Gồm ba người, là thầy, em trai thầy là một nhà tâm lí học, và tôi. Rất tiếc, đúng thời gian đó, tôi vướng việc đột xuất, nên chỉ đi được cùng hai vị một nửa buổi thôi (đến chỗ một nhà ngoại cảm ở làng Cót), phải bỏ về giữa chừng, không đi tiếp được đến nhà cụ Đang như hẹn. Tư liệu về nhà ngoại cảm thì tôi vẫn lưu giữ, còn cả băng ghi âm, cũng đáng nhớ vì hôm đó, chúng tôi được "thông linh" với các cụ Trần Nhân Tông và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bây giờ, cả bốn vị (cụ Đang, nhà ngoại cảm ở làng Cót, hai anh em người thầy của tôi) đều đã khuất núi.

02/09/2013

Thêm một lời kể mới, làm rối thêm chân tướng về tác giả thực của những thước phim ngày độc lập

Lời dẫn: Bài viết dưới đây, của nhà báo Từ Khôi (tức Nguyễn Mạnh Thắng vốn ở Điện ảnh Việt Nam, rồi Đại đoàn kết), vừa xuất hiện trên tờ Người đại biểu Nhân dân. Tôi đăng lại ở đây với sự chỉ dẫn tư liệu của bạn Mr. Khoằm.

23/08/2013

Năm 1974 ngẫu nhiên tìm được những thước phim từ năm 1945 : Lời kể của Phạm Kỳ Nam

Không rõ tác giả Lê Lân (bài báo dưới đây) đã nghe đạo diễn Phạm Kỳ Nam kể chuyện vào khi nào. Ở một vài chỗ khác, cũng thấy có lời kể, nhưng nội dung lại hơi khác. Không biết có tư liệu nào do chính đạo diễn họ Phạm tự viết hay không ?