Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn minh-thệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn minh-thệ. Hiển thị tất cả bài đăng

07/02/2023

Minh Thệ năm 2023 : cập nhật và bình luận sau lễ hội

Về hội Minh Thệ ở Hải Phòng, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh lại ở đây hay ở đây. Bài viết đầu tiên về Minh Thệ của chủ nhân Giao Blog là năm 2011, bản công bố đầu tiên là trên báo giấy Kinh tế và Đô thị. Bài viết học thuật đầu tiên thì công bố trên tạp chí Văn hóa Dân gian (số 1 năm 2012, xem ở đây).

Một phần kết quả nghiên cứu được báo cáo tại hội thảo quốc tế tại Quảng Châu năm 2012 (có thể đọc nhanh ở đây và ở đây).

Tôi luôn sử dụng là "Minh Thệ" (chữ "Thệ" mang dấu nặng). Nhưng bây giờ, trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lại ghi là "Minh Thề" (chữ "Thề" mang dấu huyền). Xem nhanh ở đây.

15/12/2021

"Cái khó làm ló cái khôn" - công nghệ mạng mang đến khả năng đặc biệt lớn cho hội thảo từ xa

Sáng nay, Thứ Tư ngày 15 tháng 12, ở đầu cầu Hà Nội, tôi đã bày tỏ sự xúc động khi thấy hình ảnh hai vị lão thành hiện lên ở đầu Hải Phòng. Một người là học giả chuyên về sử Hải Phòng và sử nhà Mạc - bác Ngô Đăng Lợi đã hơn 90 tuổi ! Một người là cán bộ lão thành của huyện Kiến Thụy và hiện là một người nắm giữ nhiều tri thức về lễ hội dân gian - bác Phạm Đăng Khoa đã 87 tuổi.

Hai vị tham gia hội thảo kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Một số người tham gia trực tiếp thì ở đầu mối chính là Hà Nội, còn chủ yếu là tham gia trực tuyến (từ nhiều nơi trong Việt Nam và nước ngoài). Hai vị lão thành của Hải Phòng ngồi trước màn hình máy tính ở nhà riêng tại Hải Phòng rồi trình bày tham luận hay phát biểu qua mạng !

Đó là một lợi thế rất lớn của công nghệ mạng. Chuyện bình thường của mấy năm covid kéo dài này rồi (ví dụ xem lại ở đây), thế nhưng, khi thấy hai vị lão thành trên dưới 90 tuổi tham gia hội thảo, các vị vẫn cực kì minh mẫn và sắc sảo, thì tự nhiên dâng trào cảm xúc.

14/08/2021

Lò vẫn nóng ran giữa đại dịch : cựu tổng đốc Hà Nội chăm lo sân nhà, cán bộ cốt cán "đi xem đất"

Việc thay cây Hà Nội năm 2015, rồi kết quả một phần của "cây báo oán" (theo cách nói của dân gian) là thấy được vào năm 2021 này. Đang cập nhật trên Giao Blog ở đây.

Bây giờ là cập nhật các ca làm nóng lò giữa đại dịch covid-19. 

Ca thứ nhất là việc cơ quan điều tra đã xác định cựu tổng đốc Hà Nội (theo cách nói vui của dân gian) Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua vật tư công qua công ti gia đình để trục lợi mấy chục tỉ đồng. Đây là điển hình cho hiện tượng "lấy của công biến thành của tư" (dĩ công vi tư) thấy ở rất nhiều nơi hiện nay.

Xưa thì là "chí công vô tư", còn nay, thì lại thành ra "dĩ công vi tư". Hồi còn nhỏ, tôi vẫn thấy dòng chữ chí công vô tư viết trang trọng ở các nơi (kho hợp tác xã, ủy ban nhân dân, trường học, bệnh viện,...). Có nhiều chỗ còn đắp chữ nổi, ai đi qua đều thấy rõ. Lâu rồi, thấy vắng bóng.

Để thực hiện dĩ công vi tư, ông Nguyễn Đức Chung đã sử dụng nhiều thủ pháp tinh vi, xảo quyệt. Ví dụ: dùng lệnh miệng (mà lệnh miệng thì trái với văn bản chính thức do chính ông đã phát hành), bố trí để đổ tội cho người khác,...

Ca thứ hai là một cặp cán bộ đi khám điền thổ, tức "đi xem đất", ở giữa đại dịch.

20/07/2021

Lễ tuyên thệ ở quốc hội : lần thứ 2 của ông Vương Đình Huệ

Tôi quan tâm đến lễ tuyên thệ trong quan tâm chung về lĩnh vực "minh thệ" trong văn hóa Việt Nam (một biểu hiện ở cấp độ làng xã là lễ Minh Thệ ở Kiến Thụy - Hải Phỏng, chúng tôi đã khảo sát và công bố bài viết phổ thông và bài viết học thuật trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014 - ví dụ trên Giao Blog thì xem ở đây).

Sau năm 2012, phía người vi chính mới bắt đầu chuẩn bị đưa "minh thệ" vào quốc hội. Và lễ nhậm chức kèm tuyên thệ đầu tiên, có thể xem lại trên Giao Blog ở đây (từ năm 2016). Rồi tự nhiên, thành nếp có hai lần tuyên thệ. Nhắc lại: một lần tuyên thệ ở cuối khóa quốc hội cũ, rồi lại thêm một lần tuyên thệ như vậy ở đầu khóa quốc hội mới; tức là trong vài tháng, có liền hai lần tuyên thệ.

16/10/2018

08/10/2018

Lễ tuyên thệ ở quốc hội Đại Việt sắp tới, sẽ diễn ra như thế nào ?

Khi chủ tịch nước nhậm chức, từ năm 2016 trở đi, là sẽ có nghi lễ tuyên thệ tại quốc hội. Đã nói nhanh ở đâyở đây.

Chúng tôi đang tính đi lại mấy chỗ thờ thần Đồng Cổ - đó là vị thần báo mộng cho nhà vua Lí, về sự phản trắc của 3 thế lực nổi lên (của Vũ Đức, Đông Chinh và Dực Thánh), nhờ đó mà vua phòng bị kịp, cứu vãn được ngôi báu, nên dẹp loạn xong thì vua cho lập ngay đền thờ vị thần ấy. Gọi là đền Đồng Cổ. Hàng năm, đại quan trong triều, tức cấp "trung ương", phải đến đến Đồng Cổ, uống máu ăn thề trung thành với vua và triều đình. Uống máu ăn thề chính là minh thệ. Sử nhà Lí ghi rất rõ. Sử các đời sau đều nhắc lại cẩn thận. Lịch sử còn để lại những thông điệp quan trọng về minh thệ.

Đó là cỗi nguồn Đại Việt của minh thệ

27/09/2018

Không thề suông, thề dối được : sai lời là thần "đả tử" (đánh cho tử)

Lời thề trước thần linh, đó là nói về hội minh thệ ở Hải Phòng (uống rượu có hòa tiết gà trước sự chứng giám của thần linh, và xin thề "không tham nhũng", "không lấy của công thành của tư")

Tôi đã viết trên blog này về mối liên hệ giữa minh thệ ở làng tới tuyên thệ ở quốc hội. Có một vận động hành lang khá thú vị, mà mới chỉ nhắc nhanh trên blog (đọc lại ở đây), còn chưa tiện dịp để viết thành văn bản chính thức có thể thành bài học thuật.

01/03/2018

Lễ hội Minh Thệ 2018

Sáng ngày 1/3/2018 (Thứ Năm), tức ngày 14 tháng Giêng năm Mậu Tuất

Văn bản chính thức của Bộ Văn hóa hiện nay lại là "Minh Thề", không phải "Minh Thệ". Theo đó, các văn bản của địa phương bỗng tự nhiên đổi thành "Minh Thề". Hiện chưa rõ lí do vì sao lại thành ra "Minh Thề" như vậy.

Đội hành lễ cơ bản vẫn đúng như nhiều năm trước, hồi chúng tôi du lãng ở khu vực ấy vào ngày hôm nay (xem lại ở đây, bài đầu tiên là trên báo phổ thông tháng 3 năm 2011 --- xem bổ sung 3). Vẫn là những gương mặt đó, những con người đó. Về cơ bản không có thay đổi. Nếu có khác thì chỉ là thuộc về phần trao bằng công nhận (nên có sự tham gia của quan tỉnh, quan cấp bộ, lẵng hoa của nguyên chủ tịch nước,...).

09/12/2017

Hội thảo về lễ Minh Thệ ở Hải Phòng (chuẩn bị đón bằng di sản quốc gia)

Hóa ra, bây giờ mới biết tên của di sản được Bộ Văn hóa phê duyệt lại là "Minh Thề", mà không phải "Minh Thệ". Có thể xem lại tin Bộ Văn hóa phê duyệt ở đây (tháng 5 năm 2017).

Có một hội thảo khoa học vừa diễn ra ở Hải Phòng về "Minh Thề".

10/05/2017

Minh Thệ ở Hải Phòng 2017 : ​Hội thề không tham nhũng thành di sản quốc gia

Về hội cắt máu ăn thề này, mình công bố bài viết học thuật chính thức năm 2012 (khi tiện thì sẽ cho bản chụp lên blog này), trước đó thì có những mẩu ngắn trên báo chí phổ thông. Bản rút gọn bằng tiếng Nhật và tiếng Trung thì đã đăng ở cuốn sách sau (in năm 2014). Bài năm 2012 thì được phía tạp chí đề nghị đổi tên (tên do tạp chí đưa ra), còn bản tiếng Nhật và tiếng Trung thì giữ nguyên tên ban đầu.

04/03/2015

Minh Thệ ở Hải Phòng và năm 2002, bây giờ kêu "chỉ toàn dân thề, quan không thề"

Mình phải nói luôn là: bản thân việc truy cứu lại cái năm 2002 là năm phục dựng lại lễ Minh Thệ ở Hải Phòng (như từ tháng 3 năm 2012, VTV hay phát), thì, là do mình đưa ra. Bài báo phổ thông đầu tiên mình viết để khẳng định là in vào tháng 3 năm 2011. 

03/01/2014

Hưu Nông Dân : Từ ý tưởng của Hồ Bá Quỳnh (Nghệ An), đến lời thề Thanh Văn (Hà Tây cũ)


Hãy xem ở phút 10:15 - 10:40, có một câu đại khái: đồng chí bí thư xã hình như được chỉ dẫn bởi anh linh của Bác Hồ đứng đằng sau. 

Ở đây, đằng sau, rõ ràng thấy có Bác Hồ Bá Quỳnh thật.

Hưu Nông Dân là ý tưởng của nhà kinh tế Hồ Bá Quỳnh ở xứ Nghệ - người được mệnh danh là "vua hiến kế tiền tỉ cho người nhưng không nuôi được vợ con". Nghe giông giống với "phong cách" của Các Mác ở nước Đức. Ý tưởng của anh đã được trình bày chi tiết trong luận văn Phó Tiến sĩ (đệ trình Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hồi giữa thập niên 1990), rồi ra thành sách Hưu nông dân. Tạm thời có thể đọc những bài giới thiệu giản dị như ở đây.