Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-nguyên-thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mạc-nguyên-thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

16/09/2022

Nhà Mạc ở Vĩnh Phúc (điều tra năm 2021 của nhóm nhà báo Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến Dũng)

Về nhà Mạc ở Vĩnh Phúc, trên Giao Blog thì có thể đọc lại ở đây (năm 2013), ở đây (năm 2014), hay ở đây (tháng 1 năm 2018).

Bây giờ là cập nhật điều tra mang tính báo chí của hai tác giả Vũ Xuân Bân và Nguyễn Tiến Dũng. Loạt bài gồm 3 kì đã đăng tải năm 2021 trên trang của Tạp chí Văn hóa & Phát triển.

13/07/2020

Nhớ lại 10 năm và hơn 50 năm : khai quật và hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông (1958, 2010)

Vua Lê Dụ Tông (1679-1731) ở vương quốc Đàng Ngoài dù không liên quan trực tiếp tới các vua Mạc ở Đàng Trên (vương triều Mạc thời kì Cao Bằng 1593-1685, đọc ở đây), nhưng là một vị vua thú vị, nên trong quan hệ giữa Đàng Ngoài với Đàng Trên, ở chỗ này chỗ kia, tôi đã đề cập.

Ông vua Lê Dụ Tông có hai niên hiệu quan trọng: Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Thời Bảo Thái thì gắn với danh nhân Nguyễn Tông Quai (1693-1767, thầy của Lê Quý Đôn) - là một chủ đề nghiên cứu lâu năm của tôi (ví dụ đọc ở đây và ở đây).

Bây giờ là nhớ lại chuyện của 10 năm trước. Đó là đầu năm 2010, chính phủ Việt Nam đã tổ chức lễ hoàn táng thi hài của vua Lê Dụ Tông trở lại xứ Thanh, sau gần 50 năm khai quật (người ta tìm thấy mộ của ông vào năm 1958; đến năm 1964 thì đưa về Hà Nội, mở ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Đáng chú ý là, lễ hoàn táng năm 2010 có Trưởng Ban Tổ chức Lễ hoàn táng (coi như ngang với Trưởng Ban tang lễ) là ông Trần Chiến Thắng - lúc đó là quan chức ngành văn hóa nước nhà. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có tham dự (xem lại một ít tin cụ Phiêu trong liên quan tới giới các nhà ngoại cảm, ở đây).

Quan tài của nhà vua làm bằng gỗ Ngọc Am (tức gỗ pơmu). Chắc là ngang ngang với gỗ Nam (nanmu) mà các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh đã cung tiến để Thượng Khả Hỉ xây cất chùa Đại Phật ở Quảng Châu, ngày nay loạt cột gỗ Nam ấy vẫn còn ở Quảng Châu (xem lại ở đây và ở đây)

23/01/2018

Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng : Lễ giỗ vua Mạc Kính Vũ năm 2018

Âm lịch thì mới là trung tuần tháng Chạp năm cũ. Còn dương lịch thì là đã sang cuối tháng 1 năm 2018.

Thông tin từ giấy mời của Hội đồng Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Vì sao vua Mạc Kính Vũ được tổ chức giỗ tại Vĩnh Phúc, mà không phải tại Cao Bằng, thì có nguồn gốc từ hội thảo khoa học năm 2012 (xem ở đây và ở đây) và kỉ yếu hội thảo xuất bản năm 2013 (xem ở đây).

Vậy là có 5 - 6 năm chuẩn bị. Đặc biệt, còn có công chúa Mạc Tuyết Lan.

20/05/2016

Lễ tắm tượng mừng ngày Phật Đản ở Quảng Châu

Lễ diễn ra tại ngôi chùa lớn Đại Phật tự ở Quảng Châu. Đây là ngôi chùa có duyên cớ với các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh của nhà Mạc thời kì Cao Bằng, trong khoảng các năm 1661-1663, đã nhắc đến ở đâyở đây.

Dưới là hình ảnh lễ tắm tượng tại Đại Phật tự trong ngày Phật Đản năm 2016. Dương lịch là ngày 14/5/2016, âm lịch là 8/4/Bính Thân.

28/05/2015

Mẻ tiền cổ mới đào được : đồng "Lợi Dụng thông bảo"

Mình thì chú ý đền đồng Lợi Dụng thông bảo. Thêm một phát hiện để chứng minh một giả thiết mà mình đã đặt ra (từ tư liệu Vĩnh Phúc). Thấy rất rõ đồng tiền ấy:

23/05/2013

Đi tìm dấu ấn cha con Mạc Kính Diệu ở Quảng Châu : Phần I (tóm tắt)

Tòa tam bảo chùa Đại Phật (thành phố Quảng Châu) nhìn từ xa qua ảnh chụp của một nhà sư 
[Pháp sư Học Thành 2011]

Theo thông tin từ Nam phương đô thị báo (năm 2005) và Quảng Châu nhật báo (năm 2007) là những tờ báo uy tín ở miền nam Trung Quốc, cũng như theo website của chính chùa Đại Phật (năm 2001, 2006) hay của Cục lưu trữ hồ sơ xây dựng thành thị Quảng Châu (năm 2003), thì câu chuyện có thể tóm tắt như sau.