Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mã-viện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mã-viện. Hiển thị tất cả bài đăng

26/01/2023

Câu chuyện phong tục tập quán : việc cúng bằng gà mái (nhân câu hỏi của Ngô Bảo Châu)

Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, học giả Ngô Bảo Châu đưa hai câu hỏi sau trên Fb của anh, mà một câu có liên quan đến việc cúng bằng gà mái.

Bác Châu vốn chơi Fb từ lâu. Rồi một dạo, bác ấy bỏ ngang Fb, không hoạt động gì nữa. Thiên hạ bàn tán là bác ấy đã bỏ chơi Fb để tránh phiền toái không đáng có. Thế rồi, bẵng đi, bác lại trở lại. Không rõ là bác trở lại từ khi nào, nhưng năm 2019 thì tôi có điểm tin một chút ở đây.

Vừa rồi, tháng 1 năm 2023, nguyên văn, bác Châu viết:

12/08/2022

Vừa đi vừa đọc lại : tục treo trâu (huyền ngưu) ở Việt Nam

Tục treo trâu gần đây bị phản đối. Ví dụ lễ treo trâu ở Đông Cuông (Yên Bái) mới đây đã phải hủy bỏ - thay vào đó là mổ trâu (mổ như bình thường). Việc này tương tự như tục chém lợn ở làng Ném (Bắc Ninh). Về chém lợn, trên Giao Blog thì có thể đọc ở đây (tháng 2 năm 2015) hay ở đây (tháng 2 năm 2016).

Trước đây, việc chém lợn trong lễ hội là bình thường, đó là một phong tục lâu đời. Việc treo trâu trong lễ hội cũng là rất bình thường, bởi đó cũng là phong tục lâu đời.

10/08/2022

Về việc thờ Mã Viện ở Việt Nam xưa và nay

Mã Viện là một trong các Phục Ba tướng quân của phương Bắc được cử xuống An Nam. Có mấy Phục Ba tướng quân, mà họ Mã chỉ là một.

1. Đại khái đây là một danh tướng của nhà Hán, vào đầu thế kỉ 1 đã đánh bại quân của Hai Bà Trưng. Nhắc đến họ Mã ở Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến thời kì Hai Bà Trưng. Các địa danh ở Lãng Bạc, Tây Vu (Tây Lý), Cẩm Khê luôn được nhắc đến.

2. Mã Viện lưu lại ở An Nam mấy năm. Lúc trở về Trung Nguyên thì mang theo nhiều xe ý dĩ. Ý dĩ, nói đơn giản thì là bo bo. Chuyện này rất nổi tiếng. Nên nhắc đến họ Mã là phải nhắc đến ý dĩ.

3. Mã Viện cũng nổi tiếng với việc chôn các cột đồng ở An Nam. Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến cột đồng. Sau này, tới thời Đường, một người cháu xa đời của Mã Viện là Mã Tống cũng được cử xuống An Nam, lại dựng tiếp hai cái cột đồng nữa ! 

4. Mã Viện còn nổi tiếng với việc khao thưởng quân lính bằng trâu (thủy ngưu). Ta cứ hình dung "trâu tươi giật" là món khoái khẩu của đoàn quân ấy (khoảng 2000 năm về trước). Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến trâu và thịt trâu.

09/08/2022

Vừa đi vừa đọc lại : chùa Sùng Ân ở khu vực nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh - Hà Nội)

Chúng tôi đã du lãng ở vùng núi Thanh Tước (thuộc huyện Mê Linh) từ đầu thập niên 1990. Tính đến nay đã sắp 30 năm. Đại khái ngang ngang với thời điểm chúng tôi du lãng Phủ Tây Hồ (về Phủ Tây Hồ thì ví dụ xem lại bản viết tay đã giới thiệu nhanh ở đây - lên trang vào tháng 10 năm 2018).

Sau nhiều năm, vì bận mải trên đường lãng du, không có dịp về thăm Thanh Tước. Bẵng một cái, là tới 1/4 thế kỉ không một lần quay trở lại !

Bây giờ, đầu tháng 8, trở về, giật mình thấy các bản viết chữ của mình lưu lại ở nhiều nơi. Chữ viết tay trên giấy, của thập niên 1990. Có cái đã 25 năm rồi. 

Hồi chúng tôi du lãng Thanh Tước đầu thập niên 1990 thì Thanh Tước thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Còn bây giờ, Thanh Tước thuộc về Hà Nội.

03/05/2020

Người Việt thờ cả Khổng Tử, cả Sĩ Nhiếp, và cả Mã Viện đấy chứ

Trong một bài viết về chữ quốc ngữ trên tuần báo Văn Nghệ (Tp. Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Ngọc Quang viết một câu xanh rờn thế này:

"Dù chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân. Nếu được tiếp thu tự nguyện, qua giao thương trao đổi kinh tế – văn hóa thì Sỹ Nhiếp đáng dựng tượng vàng. Nhưng vì… như thế, nên sự đối xử cũng một vừa hai phải. Người Việt thờ Khổng Tử, bậc vạn thế sư biểu nhưng không thờ Sỹ Nhiếp hay Mã Viện."

Ông Quang thử bình tĩnh tra cứu một chút sẽ biết: người Việt thờ Sĩ Nhiếp ở nhiều nơi, còn tôn cụ ấy là Sĩ Vương hay Nam Giao học tổ. Mã Viện cũng được thờ ở rất nhiều làng xã.

Tôi cũng không làm sao hiểu được đoạn ông viết trên. Làm sao mà "chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân". Vậy là thế nào. Rồi đã "xâm lược", thì lại còn "tiếp thu tự nguyện" nữa, là sao ?

10/08/2015

Về chức "Giao Chỉ đô thống sứ ti"

Bài của Vũ Ngự Chiêu.

Đọc vui mấy đoạn liên tưởng kiểu cấu véo của tác giả. Chẳng hạn:

"Nhưng thật hiển nhiên là người Việt đã khẳng khái bảo vệ niềm tin “đất Việt, vua Việt ở” [Nam quốc sơn hà, nam đế cư], đã ghi trong “Sách Trời.”  Nói cách khác, chẳng bao giờ có việc dân tộc Việt cầu xin được khai hóa, hay đặt số phận mình và gia đình vào tay những tên đồ tể tham bạo, tội phạm chiến tranh của thế giới văn minh, thường huênh hoang tự so sánh to lớn như Trời Đất, cai quản “muôn dân tộc trong thiên hạ”  mà cho đến khoảng năm 1424 mới chỉ biết được tổng cộng khoảng ba chục tên nước “Tây Dương.”  "

hay như:

"
Nếu võ công Mả Viện quả thực to lớn, những người như Tiết Tông, Sĩ Tiếp hay danh nhân tị nạn ở Giao Chỉ cuối thời Đông Hán đã ít nhiều nhắc đến. Mã Viện thực ra được thần thoại hóa để biện minh [justify] cho hành động xâm lăng cổ Việt và Lâm Ấp [Lin-yi] từ đời Tùy-Đường [hoặc trước 446, khi Phạm Việp, soạn giả nguyên bản Hậu Hán Thư [Hou Hanshu] mất]. Năm 1950, khi tiếp đón những cố vấn quân sự Trung Cộng sắp sang Việt bắc, giúp sáu [6] đại đoàn Việt Minh lớn mạnh lên trong thời gian đánh Pháp, Mao Nhuận Chi (Trạch Đông, 1949-1976) cũng nhắc đến Mã Viện, nhưng thêm rằng họ đã được Linov Nguyễn Sinh Côn (1892-1969) và Đảng Cộng Sản Việt Nam mời sang; cửa Mục Nam quan (tức Trấn Nam Quan trước 1885-1897) sẽ mở rộng đời đời, không giống Mã Viện, bị lên án là xâm lược, và dính líu vào việc trộm cắp châu ngọc, sừng tê giác, v.. v... (128)
"

Và:

"Một số học giả thế giới đã giới thiệu công trình nghiên cứu của họ về giai đoạn này, nhưng tác phẩm nghiêm túc bằng tiếng Việt mới hay chữ Hán còn khá hiếm hoi. Một trong những lý do là kho tài liệu chữ Hán của các triều Nguyên-Minh-Thanh chưa được khai thác đầy đủ. Hiện trạng duy vật và chính sách xâm lược xã hội chủ nghĩa của Đảng “Cộng Sản Trung Hoa” cũng khó giúp hy vọng những tài liệu khả tín sẽ được mở ra cho giới nghiên cứu trong tương lai gần—nếu không phải sẽ bị ngụy tạo để biện minh cho những mục đích giai đoạn."