Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lê-duẩn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lê-duẩn. Hiển thị tất cả bài đăng

14/01/2023

"Người Việt mới" trong đối sánh với "Người Nga mới" - ghi chép đầu năm của Lê Kiên Thành

Về bác Lê Kiên Thành và gia đình Lê Duẩn - Bảy Vân, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2014) hay ở đây (tháng 9 năm 2014), ở đây (tháng 2 năm 2019).

Dưới đây là một ghi chép đầu năm của bác Thành. Vốn là đầu năm 2022, nhưng do đăng trên Fb nên được nhắc lại tự động vào đầu năm 2023.

23/11/2021

Tháng 2 năm 1979 : người Hoa ở Hà Nội lên án bánh trướng Bắc Kinh và có tham gia cải tạo sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm từ trước năm 1954.

Sau khi tiếp quản thu đô năm 1954, trong các thập niên 1950 - 1960 - 1970, chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt thực hiện việc cải tạo sông Tô Lịch.

07/05/2020

Từng có năm kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, mà không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cụ thể là năm 1984, kỉ niệm 30 năm (7/5/1954 - 7/5/1984).

1. Ngay trong cuốn sách của Trần Dân Tiên in năm 1949, thì vốn có chi tiết Võ Nguyên Giáp được sự giúp đỡ của một người Mĩ nên đã hạ được địch cố thủ ở Thái Nguyên lúc mà đoàn quân cách mạng từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 (bản đầu tiên của Trần Dân Tiên ghi rõ như vậy), nhưng sau này, đã được biên tập, chỉ còn lại mỗi Võ Nguyên Giáp. Liên quan đến người Mĩ được gạch bỏ.

Người Mĩ lúc đó (lúc biên tập vào nửa đầu thập niên 1950) không được phép xuất hiện, dù là vào năm 1945, nếu không có người Mĩ thì chưa chắc đã có một ngày 2/9/1945 thành công tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam mới (sự cố của ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn cho phép liên tưởng như vậy).

Xem cụ thể lại sự kiện năm 1945 gắn với Võ Nguyên Giáp ở đây (đã đưa lên Giao Blog từ 2013), hay ở đây.

20/05/2019

Một mối tình Việt - Nga đặc biệt : Nguyễn Minh Cần và Malkhanova I.A.

Chúng ta đã biết về mối tình giữa Lê Vũ Anh (con gái cụ Lê Duẩn) và một viện sĩ toán lí Nga (đọc lại ở đây).

Các lớp sinh viên Tổng hợp Hà Nội ngày trước chúng tôi cũng đã biết đến mối tình Việt - Nga của hai nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn - Xtankevich. Thi thoảng liên quan đến chữ quốc ngữ thời kì đầu tiên hay Việt ngữ học, bản thân tôi vẫn đọc và trích dẫn các công trình của Xtankevich. Được cơ hội tưởng tượng về bà qua các công trình của bà (chỉ tưởng tượng thôi, vì chưa từng gặp bà ở ngoài đời bao giờ).

Bây giờ, qua giới thiệu của anh Phan Việt Hùng, chúng ta biết rõ thêm về mối tình Nguyễn Minh Cần - Malkhanova. Trước nay chỉ nghe láng máng thôi, đến hôm nay, thì được chi tiết thêm ra.

18/02/2019

40 năm chiến tranh biên giới : ông Lê Kiên Thành chắc có nhớ nhầm về đám cưới

Mấy năm trước, nhân 35 năm ngày chiến tranh biên giới, ông Lê Kiên Thành trong gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã kể lại kỉ niệm đáng nhớ, có lẽ là đáng nhớ nhất trong đời mình, là: đám cưới của ông được tổ chức vào chính hôm quân đội Trung Quốc nổ súng ở các tỉnh biên giới phía Bắc, rồi tràn vào lãnh thổ Việt Nam. Đọc cụ thể ở đây (ngày 17/2 năm 2014, cách nay đúng 5 năm).

Lúc đó, bên cạnh sự bất ngờ một chút, thì đã có một sự nghi vấn. Nhưng chưa tiện nêu. Chỉ lặng lẽ đưa bài của Lê Kiên Thành về lưu.

13/02/2019

22/01/2019

Học giả cách mạng Tôn Thất Dương Kỵ qua hồi tưởng của một người cháu ngoại

Mình đang tính động bút về những điều Tôn Thất Dương Kỵ viết về tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông viết như là với phong cách của một kí giả trước năm 1945. Có nhiều điểm thú vị, và cũng có nhiều điểm ông nhầm lẫn.

Bây giờ, đọc một mẩu hồi tưởng về ông, của một người cháu ngoại - cô Phạm Quỳnh Anh của Đại học Quốc gia Hà Nội.

05/05/2018

Một người nữa sinh ngày 5 tháng 5 : một cụ Phan nữa là đồ Nghệ

Cụ Mác thường được nhắc đến trong ngày sinh nhật mùng 5 tháng 5. Có một danh nhân nước Việt sinh trùng ngày đó.

Người đó là cụ Phan Đăng Lưu (1902-1941). Hồi nhỏ, được học chữ Hán theo lối cử tử ở gia đình, nên sau này dù đã Tây học, đi hoạt động cách mạng, nhưng trước sau vẫn là một anh chàng "đồ Nghệ" chính hãng. Phan nổi tiếng cả một vùng bởi viết bút lông tuyệt giỏi, trí nhớ siêu phàm, thông kinh bác sử.

18/02/2018

Tết nay lại nhớ tết xưa : Hà Nội đêm trước Đổi Mới, Tết con Hổ 1986

Những tấm ảnh màu, được chụp vào dịp áp Tết Bính Dần 1986, bởi một nhà nghiên cứu Nhật Bản. Chính xác là 28 tháng Chạp năm Ất Sửu, dương lịch là ngày 6 tháng 2 năm 1986 (Thứ Năm).

Khoảng 7 năm sau sự kiện "19 tháng 2" năm 1979.

Là đêm trước của Đổi Mới.

16/02/2018

"17 tháng 2", mai mới là mùng 2 Tết

17 tháng 2 năm 1979, đó là dương lịch, còn âm lịch thì là ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi. Đúng vào ngày đám cưới của con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Một sự trùng hợp như là ngẫu nhiên của lịch sử. Đã đi ở đây (đưa lên ngày 17/2/2014) hay ở đây (khởi từ ngày 17/2/2017). 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979. Rút gọn thành một cái mốc "17 tháng 2". Như là một từ riêng trong tiếng Việt hiện đại.

27/07/2017

Nhà văn Vũ Thư Hiên đại diện để lên tiếng, vào đúng ngày 27 tháng 7

Ngày 27 tháng 7 năm 2017.

Vì sao là ngày 27 tháng 7 năm 2017 thì trong bài, nhà văn Vũ Thư Hiên có cho biết (nguyên văn):
"50 năm đã trôi qua kể từ khi những nạn nhân đầu tiên của vụ “xét lại chống Đảng” bị bắt ngày 27 tháng 7 năm 1967."

12/04/2017

Lê Duẩn - Người con lỗi lạc của nhân dân Việt Nam (bài Vũ Minh Giang)

Bài trên Tạp chí Cộng sản.

Bài là của Giáo sư Vũ Minh Giang, nhưng nhiều lần nhắc tới các nhận định của thượng tọa Thích Thanh Quyết. Đặc biệt, có so sánh giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám với thời kì nhà Trần ba lần chiến thắng Nguyên Mông.

Cùng tác giả, trước đây, có bài "Đảng Cộng sản Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa "(ở đây, cũng trên Tạp chí Cộng sản, năm 2009).

06/09/2016

Đường Trần Quốc Vượng và đường Nguyễn Hồng Phong

Tên của hai nhà sử học Việt Nam mới được đặt cho hai con đường.

Ở Phủ Lý. Mà không phải ở Hà Nội (ở Hà Nội cũng đã có đường Trần Quốc Vượng thuộc địa bàn quận Cầu Giấy).

Đường Nguyễn Hồng Phong giao cắt đường Lê Duẩn.

26/08/2016

Chuyện tình người con gái ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân (qua Lê Kiên Thành và Thảo Nguyên)

Bản xuất hiện trên không gian mạng ngay trước khi báo chính thức ra, hôm trước đã điểm, ở đây (hôm 24/8/2016).

Ở dưới là bài chính thức trên báo (phát hành hôm qua 25/6, lên mạng ở website của tờ báo vào hôm nay 26/8/2016)

25/08/2016

Về người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân (bản xuất hiện trước ngày báo ra chính thức)

Báo chính thức phát hành ngày 25/8/2016 (xem quảng cáo của chính tòa soạn ở tư liệu số 2).

Nhưng trước đó khoảng một ngày, tức vào ngày 24/8/2016, đã có một bản word xuất hiện trên không gian mạng.

Sẽ xem bản chính thức in trên báo sau (sau khi có được tờ báo ra chính thức vào ngày hôm nay - 25/8).

Nhưng vẫn lưu bản word xuất hiện ngày 24/8, với những lỗi đánh máy rất dễ thấy, để ghi nhớ: gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân hiện nay (gia đình lớn, chỉ cả các con và các cháu nội ngoại) cũng rất quan tâm đến dư luận mấy ngày qua về bản dịch hồi kí của Viện sĩ Maslov (có hai bản dịch tiếng Việt, ở đâyở đây).

Tư liệu tham chiếu quan trọng nhất, đến giờ này, vẫn là những tâm sự trực tuyến qua video của bà Bảy Vân nhiều năm về trước (ở đây, năm 2008). Ông Lê Kiên Thành, con trai bà, thì thường nói sau sự kiện.

22/08/2016

Người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân, một bản dịch khác

Bản dịch hôm trước đã đưa về blog này, được ghi là của dịch giả Phan Độc Lập (ở đây). Anh Phan cũng đã có tâm sự về công việc dịch thuật, ở đây.

Bây giờ, có thêm một bản dịch nữa xuất hiện trên không gian mạng, của Cao Kim Ánh.

Tôi vốn là học sinh tiếng Nga, nhưng đã không sử dụng nhiều năm, lại không có được thời gian cũng như quan tâm sâu, để có thể đối chiếu xem đâu là bản dịch tốt hơn. Nên trước hết, cứ tạm đưa cả bản của Cao Kim Ánh về đây.

19/08/2016

Chuyện du học ở Nga thời con gái cụ Lê Duẩn (dịch giả Phan Độc Lập)

Dịch giả Phan Độc Lập là người đã chuyển ngữ toàn văn hồi kí của giáo sư Maslov về người vợ Lê Vũ Anh (con gái cụ Lê Duẩn) từ tiếng Nga sang tiếng Việt (đã đăng trọn ở đây).

Tôi tạm đoán Phan ở vào thế hệ muộn hơn một chút cả về tuổi đời, cả về năm tới Liên Xô (cũ), so với bà Lê Vũ Anh (bà sinh khoảng năm 1950). Bà Lê Vũ Anh là ngang ngang với thế hệ của bà thân tôi. Bởi vậy, Phan có thể xem như thuộc thế hệ dì hay cậu của tôi.

18/08/2016

Người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân : mối tình Lê Vũ Anh - Maslov

Bà Bảy Vân từng kể tóm tắt về mối tình của con gái mình với một giáo sư toán - lí người Nga, tư liệu video nên thấy cả hình và tiếng, đã đưa ở đây.

Người con gái là Lê Vũ Anh, được xem là sinh khoảng năm 1950; còn giáo sư Maslov được xem là sinh năm 1930, tức hơn 20 tuổi (tạm theo phân tích của cô Tiên Lãng).

Hiện nay, hồi kí của giáo sư Maslov về cuộc tình với bà Lê Vũ Anh đã được công bố (năm 2015, nguyên bản tiếng Nga ở đây), và cũng đã được dịch sang tiếng Việt.