Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn kĩ-nghệ-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kĩ-nghệ-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

11/03/2022

Nhật Bản kết thúc điện thoại 3G : Tôi bồi hồi nhớ về "người tình đầu tiên" của 20 năm trước

Đúng là "người tình đầu tiên" thật !

Đó là chiếc điện thoại cá nhân đầu tiên trong đời mà tôi có. Chiếc J-phone của thế hệ 3G.  J-phone đúng thực là người tình đầu tiên trong cuộc đời sử dụng điện thoại của tôi !

1. Sau này trải qua biết bao nhiều "mối tình", nhưng mãi mãi không bao giờ quên chiếc J-phone thế hệ 3G đầu tiên. Tôi luôn giữ chiếc J-phone ấy đến tận ngày hôm nay (tháng 3 năm 2022) dù chuyển nhà bao nhiêu lần.

Những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tại Tokyo, chúng tôi đã dùng thế hệ 3G của J-phoneDocomo (phổ thông nhất là hai hãng này). Rồi cả 3G của hãng Au. Chữ "3G" phát âm theo kiểu tiếng Nhật là thành "san ji", còn "J-phone" thì phát âm thành "Zè-phôn", nghe thực sự vui tai ! 

27/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : 20 năm trước, chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân đầu tiên

Đó là chiếc Canon sản xuất năm 2001 tại Nhật Bản. Tôi đã mua nó vào mùa hè năm sau đó tại Bic Camera trong khu phố hàng điện tử của thành phố Fukuoka - thủ phủ của khu vực miền Tây nước Nhật.

Năm 1999, tôi vẫn sử dụng máy cơ, tức máy có phim cuộn 36 kiểu (chụp tốt thì ra được 37 kiểu ảnh). Lúc đó hay đem phim ra rửa ảnh ở một cái hiệu gần nhà ga Sugamo --- nhóm Việt Nam ở Tokyo lúc đó gọi vui là "ga con vịt", vì quả thực, chữ Hán của Sugamo có nghĩa là "tổ con vịt" thật ! Hồi đấy, do nhiều lí do, chúng tôi hay hẹn nhau ở nhà ga con vịt, rồi hay đi chơi ở xung quanh đó (xem đền chùa, vào sân chơi bóng, đi siêu thị, đi dạo,...). 

Cũng từ cuối năm 1999, tôi bắt đầu làm quen với máy ảnh kĩ thuật số. Lúc đầu thấy nó là rất tò mò ! Cứ nghĩ là tại làm sao lại không có phim nhỉ ? Không có phim thì làm sao lưu được hình ảnh ? Tức là chưa thực sự hiểu về "kĩ thuật số" và "số hóa". 

Rồi sang 2000 thì bắt đầu sử dụng máy ảnh kĩ thuật số. Nhưng vẫn mua một máy cơ cho chắc ăn (nhiều cái vừa chụp kĩ thuật số vừa chụp máy cơ, tính cho khỏi mất tư liệu !). Kể ra là chưa tin lắm vào "kĩ thuật số" và "số hóa".

26/01/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : doanh nghiệp nhà quê kết hợp cơ giới và làm tay

Vẫn là câu chuyện về doanh nghiệp ở nhà quê Nhật Bản - chuỗi sản xuất và kinh doanh món mì Makino-udon. Đã kể tổng thể về doanh nghiệp này với nhiều mẩu ngắn, ví dụ ở đây (tháng 8 năm 2016) hay ở đây (tháng 11 năm 2018).

Lần trước cũng đã nói về qui trình chế tác nước dùng, cũng như vận hành tổng thể của công ti mẹ và chuỗi cửa hàng vào buổi sáng sớm mỗi ngày.

Bây giờ là nói về công đoạn làm bột để chuẩn bị chế tác sợi mì. Cập nhật vào tháng 1 năm 2019. Do bí quyết nhà nghề nên có nhiều đoạn không được phép công bố ảnh.

01/01/2019

Google dịch và điện thoại thông minh trở thành công cụ toàn cầu : chuyện du khách tìm lại được ví rơi ở Nhật Bản

Google dịch thậm chí giúp ích cả khi đi Trung Quốc - một nước cấm cửa với Google (đã kể ở đây). Không chỉ giúp lúc du lịch, mà cả trong làm ăn buôn bán. Bởi mình đã có dịp, vào mùa hè năm 2018, quan sát nhiều lần các nhà buôn ở Hà Nội sử dụng dịch vụ dịch tự động trong điện thoại thông minh để đi khắp nơi trong Quảng Châu. Đi tới đâu, làm gì, đều viết tiếng Việt, để cho máy dịch, rồi đưa bản dịch cho người bản địa.

Chứng kiến cả hai nhà buôn như vậy. Hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau này, hỏi chuyện qua lại nhiều lần, thì hóa ra là người quen của người quen ! Thế giới thật rộng mà cũng thật nhỏ !

Đấy là Trung Quốc, một đất nước cấm Google, còn thế.

07/11/2018

Doanh nghiệp quê : nước dùng, mì, hành,...tất cả đều do trụ sở cấp hàng sáng

Đó là lối làm việc theo luật riêng của công ty mì Makino-udon, ở vùng quê, như tôi cũng đã biết nhiều năm về trước. Phải mật phục nhiều lần mới vỡ lẽ ra. Sau đó, lúc vào Fukudai, kể chuyện này ở trường, mọi người mới biết, cùng "thế à, thế à" hay "thì ra thế".

Về món mì độc đáo của vùng quê, gọi là mì Makino-udon, thì đã kể ở đây (năm 2016), hay ở đây (năm 2014). Một món, với tôi, như là đồ nghiện.

Có tới dăm ba lần, tôi đã dậy rất sớm, phục kích ở trụ sở công ti. Từ chỗ nhà tôi mà ra trụ sở công ti thì chỉ khoảng 15 phút đạp xe. Phải có mặt ở đó khoảng 7h hơn một chút. Phục kích có kết quả rồi, thì là đi xơi luôn mì sáng !

01/10/2018

Nobel Y sinh 2018 : thêm tin vui từ Nhật Bản, cha đẻ của thuốc trị ung thư phương pháp mới

Giáo sư đặc biệt của Đại học Kyoto, 76 tuổi. Chìa khóa là thành phần mang tên PD-1. Các từ khóa là "phanh", "cắt phanh", "miễn dịch". Phát minh bắt đầu từ đó.

Người Nhật Bản thứ 26 nhận Nobel.

Mấy năm trước, trong lúc tìm hiểu qua tài liệu tiếng Nhật, đã thấy các thuyết minh về PD-1 cùng với "phanh". Bây giờ thì thực sự là giải Nobel Y sinh 2018.

Giải thưởng được chia đôi. Một người Nhật (sinh năm 1942) và một người Mĩ (sinh năm 1948).

09/04/2018

Ga tàu điện nhà quê đã đổi mới, thắp sáng cả một vùng lúa khoai

Đó là nhà ga Fuka-e 深江(đọc là Fư-ka ê). Âm Hán Việt đọc là Thâm Giang, nghĩa là Sông Sâu. Đúng rồi, chỗ ấy có dòng sông sâu đáy, còn lưu chiến tích nhuộm máu đào thời Chiến Quốc. Hàng năm, cứ dịp tháng 7 thì có Lễ hội Dòng Sông, lưu giữ khoảng gần 400 năm rồi.

12/10/2016

Sờ tay trực tiếp vào hiện vật của cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi nước Nhật (1850-1910)

Trong vòng chỉ khoảng 50 năm (1850-1910), từ một nước nông nghiệp và đóng cửa, nước Nhật đã nhanh chóng chuyển mình, thành một nước công nghiệp tiên tiến, đuổi kịp phương Tây.

Kì tích đó, vào năm ngoái (2015), đã được UNESCO công nhận. 

Vùng cách mạng công nghiệp Minh Trị trải rộng qua nhiều tỉnh (gồm toàn bộ các tỉnh ở vùng Cửu Châu, và cộng thêm một vài tỉnh liên quan) với 23 điểm đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

19/07/2016

Nhất sinh nhất phẩm : một tiệm bánh ở Tokyo

Về tinh thần Nhất sinh nhất phẩm (một đời một tác phẩm) trong chế tạo/sáng tạo của người Nhật, thì xem lại ở đây (một bộ phim về nghề làm bánh, đã có bản dịch tiếng Việt).

Về tiệm bánh ở Tokyo, thì nó ở ngay cạnh ga tàu Kichijio-ji (Cát Tường tự), rất gần với trường cũ của tôi. Ngày trước, chúng tôi cũng hay du lãng ở khu đó, nhưng chưa từng nghe thấy tên tiệm bánh ấy. 

21/06/2015

Liên tục đổi mới, và liên tục qui hoạch người hút thuốc lá

Đổi mớiqui hoạch là những từ nghe thoáng tưởng là liên quan gì đó đến thể chế hay đường lối của đất nước. Nhưng không. Đây là từ mình vừa thấy trên đường du lãng của mình.

Từ hiện thực, bất giác, nảy ra trong suy nghĩ hai cái từ ấy.

Đầu tiên, là qui hoạch người hút thuốc. Chuyện đổi mới sẽ ghi ở một vài entry khác.

18/12/2014

Không tái hiện được tế bào STAP

Đến ngày 17/12/2014, thì khả năng tái hiện tế bào STAP đã rõ: hoàn toàn vô vọng. Cô Obokata đã không tái hiện được nó, đồng nghĩa với việc không tồn tại STAP.

Thầy Sasai đã tự vẫn hồi tháng 8 năm 2014, có để lại thư tuyệt mệnh, trong đó có gửi niềm tin vào học trò, rằng:"Obokata, bằng mọi giá, nhất định em phải tái hiện được tế bào STAP". 

Sắp tới, Viện Riken sẽ có công bố chính thức. Nhưng vẫn còn thời hạn đến tháng 3 năm 2015, nên phải chờ thêm thực nghiệm của một nhóm khác, để đối chứng.

06/08/2014

Niềm tin gửi đến học trò Obokata trong thư tuyệt mệnh của thầy Sasai

Tổn thất của khoa học Nhật Bản với sự ra đi của Giáo sư Sasai (ngày hôm qua, tại Viện Riken) được đánh giá là quá lớn. Bởi ông là nhà khoa học hàng đầu của Nhật Bản về tế bào, có tầm ảnh hưởng toàn thế giới trong chuyên ngành, xây dựng được mạng lưới nhân lực nghiên cứu quốc tế. Từ thời đại học, ông đã là một thiên tài trong con mắt của bạn bè.

Trong những lá thư tuyệt mệnh còn để lại, có một lá là gửi cho học trò Obokata. Một phần lá thư ấy đã được phía Riken tiết lộ cho báo giới. Qua đó, vẫn thấy tình cảm trìu mến và niềm tin mãnh liệt mà Sasai gửi đến học trò. Ông viết: "Obokata, việc tôi làm không phải là do em đâu....(...) đã vượt qua giới hạn, (tôi đã) quá mệt mỏi về tinh thần". Đặc biệt là dòng: "Obokata, bằng mọi giá nhất định em phải tái hiện được tế bào STAP".

05/08/2014

Truyền thông phản luận: Sasai ở Riken tự sát không phải do truyền thông, mà ở chỗ 80 tỉ Yên mỗi năm và BIỂN THỦ CÔNG QUĨ

Truyền thông Nhật Bản, mà cụ thể là đài truyền hình quốc gia NHK và tạp chí văn chương có uy lực nhất tại Nhật là Văn Nghệ Xuân Thu, nhận được dư luận phê phán, đại khái: thầy của cô Obokata ở Riken đã tìm đến cái chết chính là do truyền thông đã "khám phá" quá sâu, quá hiểm ! 

Nói theo cách nói hiện nay của tiếng Việt là: đã lạm dụng các đòn đánh dưới thắt lưng !

30/07/2014

Nhớ các kĩ sư ở nhà máy Hải Dương (đã post năm 2012)

Khoảng 2 năm trước (tháng 5 năm 2012) đã post bài này trên blog Yahoo. Nhiều bạn đọc lúc đó đã đưa thông tin nhiều chiều về việc đăng kí phát minh ở nước ngoài. Tôi cũng tìm hiểu thêm, chuẩn bị để giúp các kĩ sư Việt Nam. Cuối cùng, thiết kế và bản sản phẩm mẫu theo thiết kết của họ đã không được công nhận ngay ở vòng đầu tiên. Sự việc đã khép lại ở đó.

15/07/2014

Đường sắt trên cao : trông người mà ngẫm đến ta

Ta ở đây là tuyến Cát Linh - Hà Nội như đã đi ở một entry trước.

Bây giờ, đúng là đang trông người, để mà ngẫm đến ta. Hay là cùng một lúc, cũng là, ngẫm người mà trông lại ta. Hôm trước, trong ý tưởng trông người, thì là trông qua ảnh chụp của người khác (đó là hồi tháng 2 năm nay, xem lại ở đây).


Bây giờ, đang là trung tuần của tháng 7, tôi đang trông người trực diện. Mục kích sở thị. Lúc này, tôi đang ở trên tuyến đường sắt trên cao, loại một đường ray.