Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội-tam-điểm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội-tam-điểm. Hiển thị tất cả bài đăng

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

23/01/2020

Sách về Hội Tam Điểm của tác giả Trần Thu Dung vừa bị tạm ngừng phát hành

Vẫn là trong văn mạch liên quan đến Hội Tam Điểm, khởi đầu, tác giả Trần Thu Dung đưa vấn đề Hội Tam Điểm và Cao Đài, đã xuất bản thành sách ở Việt Nam từ nhiều năm trước.

Về sách ấy, với tư cách người đọc, Giao Blog đã nêu một số điểm kì lạ, ví dụ đọc ở đây (tháng 4 năm 2014) hay ở đây (tháng 2 năm 2018). Tín đồ của đạo Cao Đài cũng đã có ý kiến ở đây (tháng 7 năm 2015).

Còn ở góc nhìn khác, thì có bài điểm sách của cây bút Phạm Trọng Chánh, đọc lại ở đây.

14/04/2014

Về mối liên hệ giữa hội kín cực bí hiểm HỘI TAM ĐIỂM và Võ Nguyên Giáp (bài Trần Thu Dung)

Không thấy bà Trần Thu Dung công bố đoạn trích này ở đâu nữa. Tựa như bà dành riêng cho BVN, khi biết tin Võ Đại tướng từ trần.

Nhiều suy luận của bà Dung không thể không nói là khiên cưỡng. Bà thường đẩy suy luận quá mức so với tư liệu mà bà có được. Đặc biệt, bà rất hay mắc lỗi nhầm lẫn ở phần tư liệu gốc.