Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội-họa-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội-họa-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

25/02/2024

Lên Đồng đầu thế kỉ 20 - những bức tranh của nhóm Henri Oger 1909 (bản lưu ở Nhật Bản, lời giới thiệu của Hà Vũ Trọng)

Ở đây, giới thiệu những bức tranh của nhóm Henri Oger còn rất ít người biết đến (do có sự khác nhau giữa bản lưu ở Việt Nam và bản lưu ở Nhật Bản).

Theo Hà Vũ Trọng, thì bản lưu ở Nhật Bản của bộ tranh này có điểm đặc biệt như sau:

15/06/2022

Vấn nạn tranh giả giá cao ở Đại Việt và từ Đại Việt

Từ năm 2016, tức cách nay khoảng 6 năm, có sự kiện 17 bức tranh trở về châu Âu đều là tranh giả. Sự kiện ấy vẫn còn được dư luận nhắc lại nhiều (đọc lại ở đây). Lúc đó, họa sĩ Thành Chương xuất hiện tại trận để chỉ ra tranh mạo danh mình, nhưng nhà sưu tập vì xót của vẫn chưa tin !

Tác giả tranh đến tận nơi để xác nhận, chỉ rõ là tranh giả (mạo danh), thế mà người ta còn chưa tin ! Mà tất cả 17 bức đều là hàng nhái !

12/05/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và sự thể hiện của nghệ thuật về lịch sử ấy - tranh Điện Biên Phủ 2022

Vừa rồi có sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo (xem ở đây), cung cấp một trường hợp khá thú vị cho góc nhìn văn hóa sử của tôi. Thế rồi, sang tháng Năm này, trong liên quan đến kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng Năm năm 1954), thì sự kiện tranh Điện Biên Phủ 2022 lại cung cấp một trường hợp thú vị nữa.

18/06/2020

Họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Đỗ Đức - một người bạn của dân tộc học

Hồi cuối thập niên 1990, tôi có một vài kỉ niệm thú vị với họa sĩ Đỗ Đức - lúc ấy, mới đầu, mới chỉ biết ông là biên tập viên hay phó giám đốc gì đó của phía Nxb Văn hóa Dân tộc (thời ấy, cụ Hoàng Nam là giám đốc).

Sau rồi, có lúc đi điều tra điền dã cùng ở Lào Cai, trên vùng người Dao, thì thấy ông sử dụng máy ảnh quá cừ khôi. Nên vẫn chỉ nghĩ ông là nhiếp ảnh gia. Còn gặp ông vài lần nữa, vẫn trong tư thế của nhiếp anh gia say sưa với nghề.

Thế rồi, thế nào, sau đó, tôi lại cùng một lớp cao học với bà xã của ông - một nghệ sĩ múa mà chúng tôi gọi là "cô Điền" (chúng tôi thì là bọn trẻ nhất của lớp, còn cô thì lớp cán bộ lớn tuổi đi học). Từ đó, thì dần mới hiểu nhiếp ảnh gia Đỗ Đức là họa sĩ, bởi mới có cơ hội xem được tác phẩm của ông. Nhiều lần thấy họa sĩ đưa bà xã tới lớp học bằng xe máy.

Thi thoảng, tôi cũng tuyển chọn những bài tản văn hay kí sự khá thú vị của họa sĩ Đỗ Đức về Giao Blog, ví dụ ở đây. Văn của ông thường được viết chắc tay và khá cảm xúc. Như vậy, có thể thấy ở ông một họa sĩ, một nhiếp ảnh gia, một nhà văn.

Sau dịp Cô Vy năm 2020 này, họa sĩ Đỗ Đức đang làm một triễn lãm rất thú vị với chủ đề là tranh vẽ tranh phục của các tộc người thiểu số - ở những địa bàn mà ông đã qua, đã sống, đã gắn bó.

12/05/2019

Phật đản 2019 thị trấn Ba Sao : Đạo pháp và Dân tộc (tác phẩm sơn mài), rồi chùa Ba Vàng

Hôm nay, ngày 12/5/2019 (nhằm ngày 8 tháng 4 âm lịch), là ngày Phật đản. Các nơi đang tổ chức lễ Phật đản. Ví dụ như ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh, đọc nhanh ở đây), ở chùa Tam Chúc (thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam),...

Tác phẩm hội họa Đạo pháp và dân tộc vừa được công bố.

07/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 1

Có một số bài của bác Nguyễn Duy Chính đã được đưa về blog này từ trước. Ví dụ ở đây (về nhân vật Lê Quýnh, đăng tháng 3 năm 2014). Bây giờ, thì thử đọc chậm tư liệu do bác mới đưa ra gần đây về dung nhan hoàng đế Quang Trung. Tựa như đang có "bão" trên không gian mạng về các tư liệu đó cùng diễn giải của Nguyễn Duy Chính.

09/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh dân gian Hàng Trống, qua cận cảnh góc chụp Lê Bích

Mình mê cả hai ông. Một ông là nghệ nhân tranh Hàng Trống, là Lê Đình Nghiên, có một số kỉ niệm cá nhân đáng nhớ. Một ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích - người với góc chụp cận cảnh tuyệt mĩ và sự tỉ mỉ trong ghi chép như một nhà dân tộc học. Giao Blog thi thoảng có sử dụng ảnh của Lê Bích.

Bây giờ, xem Lê Bích chụp và ghi chép về Lê Đình Nghiên.

27/10/2016

Rác lại được trả giá cao : tiền tỉ cho tranh nhái Bùi Xuân Phái

Năm 2016, đã xôn xao làng mĩ thuật về vụ những bức tranh giả trở về nhà từ châu Âu (xem lại ở đây).

Bây giờ là sự kiện tranh (giả) Bùi Xuân Phái được đấu giá thành công với mức 102 ngàn USD (tạm tính là bằng hơn 2 tỉ VND).

Đang còn mừng là lần đầu tranh Việt đương đại được trả giá cao. Nhưng bây giờ giới chuyên môn đang chỉ ra là giả.

20/07/2016

Tranh Đông Hồ mới - cũ, và tranh Thành Phong

Mình có một đợt du lãng cùng cụ Nguyễn Đăng Chế (nghệ nhân làng tranh Đông Hồ), khoảng một tuần, lên mạn bắc nước Nhật. 

Lúc ấy, cụ mới thành lập công ty chuyên về tranh Đông Hồ.

14/05/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh của Mạnh (một cựu sinh viên Mĩ thuật Yết Kiêu)

Mạnh là tên mình gọi.

Ngẫu nhiên gặp lại Mạnh, sau rất nhiều năm bặt vô âm tín. Lẽ tới cả 20 năm rồi.

Lần đầu tiên gặp, là ở phòng trọ chung của mấy bạn trường Mĩ thuật Yết Kiêu. Đâu đó như ở khu làng Đông Tác cũ. Đi cùng một ông bạn trường Kinh tế Quốc dân. Hai ông là bạn nối khố.

30/01/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : nước An Nam ở Đàng Ngoài với bức vẽ khoảng 400 năm trước

Bức họa của người phương Tây.

Lúc đó, tiếng Việt còn ở dạng gọi "Vua" (ngày nay) là "Bua".

Các ông Vua này được người phương Tây có mặt ở Đàng Ngoài lúc đó miêu tả như là dạng bù nhìn. Thực quyền nằm trong tay Chúa.