Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn học-tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học-tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

04/03/2024

"Di cảo" là gì (tiếng Việt, cùng tiếng Hán và tiếng Nhật)

Sáng nay (4/3/2024) có bác nhắn cho mình hỏi nghĩa của chữ "di cảo" trong tiếng Nhật và tiếng Hán.

Mình đã trả lời nhanh: cả tiếng Hán (tiếng Trung Quốc hiện đại) và tiếng Nhật (tiếng Nhật sinh ngữ), "di cảo" đều dùng chữ Hán 遺稿, và đều có nghĩa là "văn bản/tư liệu/tác phẩm chưa được công bố lúc còn sống của người đã quá cố". 

Chưa công bố tức còn ở dạng viết tay (sau này, là còn nằm trong máy tính hay mới in ra trong phạm vi cá nhân) mà chưa cho in chính thức, công bố chính thức (in vào sách riêng, sách chung, tạp chí, báo,...).

09/11/2023

Tâm sự nhà giáo và cựu nhà giáo - tháng 11 năm 2023

Sắp đến ngày 20 tháng 11, sưu tầm một ít tâm sự của nhà giáo và cựu nhà giáo.

Tiếng Việt đang phát triển. Xưa ta quen nói "cựu sinh viên" hay "cựu học sinh", nay đã có cả "cựu người học". Bởi vậy, tự nhiên như nhiên, "cựu nhà giáo" cũng thành quen tai.

21/02/2022

Trở lại với cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên do người Việt Nam soạn : Huỳnh Tịnh Của với "Đại Nam quấc âm tự vị"

Bộ từ điển gồm 2 cuốn đã được xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1895 (tập 1) và năm 1896 (tập 2). Soạn giả là nhà trước thuật Huỳnh Tịnh Của (còn ghi là Hoàng Tịnh Của, Huình Tịnh Paulus Của,...) và nhóm cộng sự. Các nghiên cứu sau này đều chỉ ra: tham gia soạn bộ này có một nhóm, nhưng chủ biên Của chỉ ghi mỗi tên ông, rồi cũng không nhắc một chữ nào đến những cộng sự.

1. Cụ Của (1830-1908) từng được chức Đốc Phủ sứ, nên nhiều sách vở còn ghi rõ tên cụ đi kèm chức, là: Đốc Phủ sứ Huỳnh Tịnh Của. Cũng có tài liệu ghi cụ mất năm 1907. Đại khái, những năm cuối đời của Đốc Phủ sứ Của ở Nam Bộ là ngang ngang với thời kì các chí sĩ Cường Để và Phan Bội Châu đang "làm Đông Du" ở Nhật Bản. Đại khái là ngang ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu cho in thạch bản tại Tokyo một tài liệu tuyên truyền mà có cả quốc ngữ và chữ Hán để chuẩn bị gửi về Việt Nam (xem lại ở đây). Cũng là ngang ngang với thời điểm chí sĩ Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo (xem lại ở đây

17/11/2021

“Sách sổ sang chép các việc” của Philip Phê Bỉnh trong quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn (lời kể Nguyễn Thiện Nam)

Gần đây, từ quan tâm rất lâu trước đây của tôi, lại được học giả Nguyễn Cung Thông khuyến khích (ở đây), tôi đang đọc lại tài liệu của cụ Bỉnh - không hề dễ dàng, không làm nhanh được.

Hôm nay, đọc nhanh một ghi chép vừa đưa lên mạng của học giả Nguyễn Thiện Nam (có thể đọc nhanh về học giả đàn anh này trong nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản, ở đây), thì vỡ lẽ: luận văn tốt nghiệp đại học hồi thập niên 1980 của anh Nam là chính về cụ Bỉnh.

Quan trọng hơn nữa là qua lời kể của Nguyễn Thiện Nam, đã gián tiếp biết được mối quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn dành cho di sản chữ quốc ngữ của cụ Bỉnh.

31/08/2021

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: các bài "Hành động nói" trong sgk Ngữ văn 8

Về "việc nói", cũng tức là "hành vi phát ngôn", "hành vi phát thoại", theo cách sử dụng tôi đề xuất vào tháng 8 này, thì có gắn với một cuộc tranh luận đang triển khai trên không gian mạng, được quan sát ở đây

Với tư cách người quan sát và một người học tiếng Việt, tôi sẽ đưa ra một sơ kết về cuộc tranh luận này sau (hệt như một tạm kết cho cuộc tranh luận của cụ Cao Xuân Hạo nhiều năm về trước, xem trên Giao Blog ở đây). 

16/08/2021

Từ mới tiếng Việt 2021 : sau "thu giá" và "học giá", bây giờ là "di biến động dân cư"

Trước đây, đã có những từ "thu giá" (đại diện đề xuất là ông Nguyễn Văn Thể) và "học giá" (đại diện đề xuất là ông Phùng Xuân Nhạ). Họ đã kịp kẻ biển thu giá ở nhiều nơi. Sau thì vì là một từ không hợp lí (tôi chưa nghĩ ra tên gọi cho những từ loại như thế này), bị dân phản đối quá, nên người ta phải bỏ đi. Các biển ghi thu giá đã phải hạ xuông. Đọc lại trên Giao Blog ở đây (năm 2018).

Bây là là chuyện của tháng 7 và tháng 8 năm 2021.

12/06/2021

Những câu chuyện về tình người : 1 - Chồng mới đón chồng cũ về nhà, chăm sóc như với anh trai trong nhiều năm

Trên Giao Blog đã có nhãn "Những câu chuyện bình dị mà vĩ đại" từ nhiều năm trước. Bây giờ, trong nhãn lớn này sẽ mở thêm một mục nhỏ là "Những câu chuyện về tình người", mà câu chuyện đầu tiên là ở vùng đất An Giang - Kiên Giang.

Tôi có cơ hội vài lần tới cả An Giang và Kiên Giang. Từng đã đi lại nhiều lần giữa Rạch Giá (thủ phủ của Kiên Giang) và huyện Hòn Đất. Có khi ở huyện Hòn Đất gặp bà con cô bác mà tiếng Việt có khi không thông lắm, hai bên nghe và tạm hiểu ý của nhau vậy thôi. Không phải là người Bắc nghe người Nam nói thì khó hiểu, mà ngược lại, người Bắc cũng nên có ý thức rằng, người Nam nghe người Bắc cũng khá khó hiểu !

Hồi đi An Giang, về tới Châu Đốc, thì tôi quan tâm đến Phật thầy Tây An và các nhóm Cao Đài. Hồi ấy mới đầu mùa hè thôi, mà bị một trận cảm nắng đáng nhớ !

02/06/2021

Xưng hô trong môi trường chính qui hiện nay : Linh mục với cách xưng "cha - con"

Gần đây, có nhiều người kiến nghị là bỏ cách gọi học sinh là "con" ở trường học. Thầy cô giáo nên gọi học sinh là "trò", "em",... mà không nên gọi "con" --- từ "con" chỉ nên dùng trong phạm vi gia đình, không nên mang nó tới trường học. Đại khái vậy. 

Tôi ủng hộ kiến nghị trên. 

Tôi cũng kiến nghị là không dùng chữ "bậc phụ huynh" hay "các bậc phụ huynh" cả trên văn bản và lời nói trực tiếp nữa. Chỉ "phụ huynh" là đã đủ nghĩa, cần gì "đấng" hay "bậc" gì nữa. Nếu có thể thì trong những trường hợp xã giao một chút thì dùng chữ "quí phụ huynh", vì cái này đã rất quen như ta dùng "quí anh chị", "quí cô bác",...

Từ phía giáo dân công giáo, cũng có người kiến nghi là linh mục không nên xưng "cha - con" với tất cả mọi người. Đưa một ý kiến đầu tiên.

06/03/2021

Chính quyền cấp tỉnh thành : Quảng Ninh chăm "lót ổ đại bàng", thành điểm "du lịch thể chế"

Lót ổ đại bàng là từ mới gần đây.

Đại bàng thì có "nội" và "ngoại", nên có diễn dàn đại khái là lót ổ đại bàng nội.

Rồi lại có từ mới là "du lịch thể chế". Mà người đưa từ này, không ai khác, vẫn là người của VCCI, như mấy năm về trước tại Đà Nẵng đã đăng đàn nói về Bác Hồ với kinh tế thị trường ở đây (năm 2015).

Một thời là Đà Nẵng được điểm danh liên tục, còn bây giờ thi là Quảng Ninh.

14/12/2020

Lời cáo lỗi sau 4 năm (do nhầm lẫn khi đọc văn bản tiếng Việt)

Phải sau 4 năm, tôi mới thực hiện xong được việc cáo lỗi vì nhầm lẫn. Mà là nhầm lẫn trong việc đọc tiếng mẹ đẻ của mình - tức văn tiếng Việt.

Tiếng Việt mà đọc không cẩn thận, cũng nhầm như chơi, chứ chưa nói gì tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Nhật,....

Hôm nay, bản in có lời cáo lỗi đã phát hành. Trong một vài ngày tới là bạn đọc có bản in ấy trong tay. Đây là bản ghi chú cho rõ thêm trên Giao Blog.

13/10/2020

Cánh Hẩu và "học giá": Bảo lưu ý kiến, không sửa chữa, mà sách của nhóm Nguyễn Minh Thuyết vẫn được in bán

Phải lùi lại một ít thời gian, vào tháng 1 năm 2020, để nghe lại cuộc tranh luận nảy lửa giữa các ông Hồ Ngọc Đại và Trần Đình Sử và các ý kiến khác, ở đây. Lúc đó, thiên hạ giật mình với cách nói khá "gấu" của ông Trần Đình Sử dành cho ông Hồ Ngọc Đại. 

Qua tư liệu của tháng 1 năm 2020 nói trên, chúng ta biết: sách của nhóm Hồ Ngọc Đại có quá trình thực nghiệm tới 40 năm, nhưng vừa rồi bị gạt ra, vì hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng nó không đạt chuẩn. Muốn được Bộ phê duyệt thì bộ sách ấy phải chỉnh sửa lại. Nhưng nhóm ông Hồ Ngọc Đại không sửa, bảo lưu ý kiến. Nên bộ sách Giáo dục Công nghệ của nhóm ông Đại không được sử dụng vào nhóm các bộ sách giáo khoa được phát hành đầu năm học 2020-2021 này (hiện có 5 bộ, mà bộ Cánh Diều của nhóm Nguyễn Minh Thuyết là một trong đó).

Bây giờ, vào tháng 10 năm 2020, qua giải trình của hội đồng thẩm định sách giáo khoa (ông Trần Đình Sử là trưởng kêu ốm, nên ông Mai Ngọc Chừ là phó mà ra trả lời thay, xem ở đâyở đây), thì thật ra bộ Cánh Diều của nhóm ông Nguyễn Minh Thuyết cũng có nhiều lỗi, hội đồng đã chỉ ra, nhưng nhóm ấy không sửa ! Tức nhóm ấy cũng bảo lưu ý kiến, hệt như nhóm ông Hồ Ngọc Đại bảo lưu ý kiến mà không sửa bộ Công nghệ Giáo dục.

Vậy là, có phải như dân chúng đang nói: sách giáo khoa mang danh Đổi Mới gì đó, thực chất thì đang bốc mùi rồi. Mùi tiền và mùi cánh hẩu. Sách thì có các bộ "Cánh Diều" hay "Cánh Buồm" gì đó, thì thực chất, dân chúng thấy rất rõ có các bộ "Cánh Hẩu". 

Có thể đưa một bức tranh tổng thể gọi là: Một nền giáo dục thu giá và học giá dựa trên các áp-phe cánh hẩu. Nói gọn là như vậy.

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

17/05/2020

Một nghề khá thịnh đầu thế kỉ XXI ở Hà Nội : Osin bệnh viện

Kỉ niệm đầu tiên sử dụng dịch vụ osin bệnh viện của mình là năm 2008. Tức là cũng 12 năm về trước rồi. Các năm trước đó thì chưa thấy dịch vụ này, hoặc là mình chưa để ý (lí do chính là lúc ấy nhân lực trong nhà còn huy động được và người nhà vẫn chưa yếu nhiều). 

Từ 2008 trở về đây (nhất là từ năm 2015), thì càng ngày càng rõ về loại hình công việc này.

Hồi năm 2008, là một chị tầm khoảng 50 quê Phú Thọ, người cao lớn nhưng rất khéo léo trong chăm sóc bệnh nhân và làm việc xung quanh (giặt giũ, mua bán,...). Ghi nhớ mãi về chị ấy, vì một người như vậy rất khó kiếm, và cũng là lần đầu gia đình sử dụng dịch vụ. Giá ngày đó mới chỉ là 100.000đ/ngày đêm (ngoài ra còn chi thêm tiền ăn và những dịch vụ chi trả cho bệnh viện - lúc ấy mới là tiền áo vàng, chứ chưa có tiền giường cho osin bệnh viện). 

Thời giá bây giờ, tháng 5 năm 2020, thì khoảng 400.000d/ngày đêm (ngoài ra còn chi tiền ăn cho osin, cộng tiền áo vàng và tiền giường tính theo đêm cho bệnh viện). Đại khái cứ tăng dần: 100k, 150k, 200k, 250k, 300k, 350k, 400k.

07/04/2020

Trở lại chuyện Mão là "con thỏ" hay "con mèo" có trước (bài Đinh Văn Tuấn)

Mình đã tham gia thảo luận từ hồi năm 2010 gì đó, tức là khoảng 10 năm về trước. Thảo luận đó có thấy chiếu trên VTV4 cho người Việt ở hải ngoại (thực tế là sau đó thì có một người đã xem tivi mà báo thôi, chứ bản thân mình thì chưa từng xem).

Lúc nói chuyện thì mình vẫn phải dựa vào Từ điển Việt Bồ La của nhóm cụ Đắc Lộ làm một căn cứ gốc. Đại khái thế.

03/03/2020

Với nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, học giả Nguyễn Cung Thông nhận giải thưởng Văn Việt lần V

Loạt bài nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, của học giả Nguyễn Cung Thông, đã được chính ông gửi cho bạn bè qua nhiều lần bằng thư điện tử, suốt trong mấy năm (ví dụ đọc một đoạn hồi năm 2017 ở đây). Công việc vẫn đang tiếp tục. Rồi là sự xuất hiện dần dần của nó trên nhiều phương tiện (báo chí mạng, mạng xã hội, sách báo).

1. Cuối năm 2019, Nguyễn Cung Thông đã về Đà Nẵng, tham dự hội thảo về chữ quốc ngữ, cũng là để trình bày một trích đoạn mới trong loạt bài đó, là về Kinh Lạy Cha với chữ quốc ngữ, ví dụ có thể đọc lại ở đây, hay ở đây, trên Giao Blog.

Sau hội thảo, là những trình bày tiếp về cùng chủ đề tại Viện Ngôn ngữ học (Hà Nội) hay Khoa Ngôn ngữ học (Tp. Hồ Chí Minh), trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây.

2. Chuyến du Nam du Bắc của ông dịp tiền Cô Vy 19-20 vừa rồi, một thu hoạch khá hay của tôi, là: biết được rằng, học giả Nguyễn Cung Thông và học giả Cung Văn Lược có quan hệ anh em họ hàng gần với nhau. Kì lạ hơn, cụ Cung Văn Lược là hàng cháu, phải gọi học giả Nguyễn Cung Thông là chú (gọi thay cho con thì là ông).

Chữ "Cung" trong tên của học giả họ Nguyễn, thì lại chính cũng là họ Cung. Họ Cung ấy gốc ở làng Lủ, tức làng Kim Lũ --- nay là Đại Kim, hay gọi đại khái là khu Kim Giang. Câu chuyện họ Cung làng Lủ khá thú vị.

27/01/2020

Năm Chuột, khéo loay hoay mà làm vỡ toang cái bình quí, ông giáo ạ !

Ném chuột nhưng không làm vỡ bình có nguồn gốc từ thành ngữ cổ của Trung Quốc, là Đầu thử kị khí 投鼠忌器 (ném chuột mà sợ hỏng đồ vật; ném chuột thì cần tránh ném vỡ cả đồ vật).

Năm 2019, tiếng Việt hiện đại xuất hiện phong trào sử dụng thành ngữ mới "toang rồi ông giáo ạ !". Không biết từ nguồn nào đầu tiên, nhưng trẻ già trai gái nước Việt đã nói thành quen miệng rồi.

Tự nhiên, một hôm hồi mùa thu 2019, ở chỗ ngã tư đợi đèn xanh ở Hà Nội, có một chú bé chắc tầm 15 - 16 gì đó buột miệng: "toang rồi ông giáo ạ" ! Một pha thú vị, tiếc là chỉ kịp nhìn loáng một cái thì chú đã vụt đi rồi !

Năm 2020 này, thì lại chính là năm Chuột - chữ Hán là Canh Tí.

Ở chỗ dừng lại thảnh thơi ngắm xuân, mà bất giác, buột miệng: Khéo mà loay hoay, lại làm vỡ toang cái bình quí đó, ông giáo ạ.

07/01/2020

Dạy tiếng Việt đầu thập niên 2020s : xung quanh SGK Hồ Ngọc Đại

Đầu năm 2020.

Nghe trực tiếp màn tranh luận giữa hai học giả Đại Việt: cụ Hồ Ngọc Đại và cụ Trần Đình Sử.

Sách giáo khoa của cụ Đại thì đã có 40 năm trước, mà bây giờ vẫn là "sách thí điểm". Bọn trẻ học từ đầu, giờ đã U50 rồi còn gì. Thí điểm vậy là quá lâu. Xem thêm ở đây.

21/09/2019

Học tiếng Việt : "đại học" thì như TỈNH, còn "trường Đại học" thì chỉ như HUYỆN

Đại học Thái Nguyên là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên", "trường Đại học Nông lâm",...

Đại học Quốc gia Hà Nội là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn", "trường Đại học Khoa học Tự nhiên", "trường Đại học Ngoại ngữ",...

Đại khái là như vậy.

Bà Tiến thì nói ví dụ: "đại học" thì như là Tỉnh, còn "trường đại học" thì như Huyện. Vậy là đúng rồi. 

Tiếng Việt đã tự sinh ra hai từ "đại học" và "trường đại học" như vậy. Trong tiếng Anh cũng đại khái thế, giữa "univesity" và "school". Tiếng Nhật cũng tạm vậy, giữa "đại học" và "khoa"/"khoa nghiên cứu"/"học bộ" (tương đương school).

Tiếng Việt tự nó theo thời gian mà thích ứng với các trào lưu đông tây kim cổ. Tự nó sinh ra nó như vậy.