Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-thông-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-thông-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

11/11/2021

Đường sắt trên cao : tuyến Cát Linh - Hà Đông sau hơn 10 năm (tháng 11 năm 2021)

Tình hình đến tháng 6 năm 2020, thì đọc lại ở đây.

Bây giờ, tháng 11 năm 2021, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành với một thời gian cho chạy miễn phí (20 ngày, tính từ 6/11).

07/12/2020

Buýt nhanh BRT Hà Nội thất bại: cần hồi tố trách nhiệm của những người đề xuất, phê duyệt

Hệ thống các ông BOT với đủ các mánh lới moắc ngoặc công tư đã làm khổ sở dân tình trong cả nước, thì đã rõ, ví dụ trên Giao Blog có thể đọc ở đây (loạt bài cũ từ 2017).

Còn ở Hà Nội, thì hệ thống các ông BRT cũng làm khổ sở dân tình nhiều năm nay.

Cuối năm 2020, người ta thấy cần phải truy cứu trách nhiệm của những người đề xuất và phê duyệt cho hệ thống các ông BRT này. 

20/08/2020

Dòng sông Tô Lịch trước nguy cơ tận diệt bằng "cống hóa" ("sử học" vs "cống hóa học")

Cống hóa sông Tô Lịch - cụ thể là biến sông Tô Lịch hiện nay thành ra một cái cống dài - thì lần đầu tôi nghe, quãng khoảng 10 năm trước, lúc Hà Nội tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Mà thú vị là nghe từ một chú tắc-xi chuyên nghiệp. Chú ấy chở mình tới một địa điểm nào đó, và có đi dọc theo Tô Lịch một đoạn, rồi đưa ra ý tưởng vậy. Tức là muốn biến "sông Tô Lịch" thành ra "cống Tô Lịch".

Đó là ý tưởng của cánh lái xe muốn có được đường bộ trong nội thành rộng hơn một chút ! Một lái xe trung niên của hãng tắc-xi Ba sao (hồi ấy, mình hay gọi Ba sao, mà chưa có ứng dụng gọi Grab như sau này).

Nhưng gần đây, thấy các quan chức Hà Nội đưa ý tưởng tương tự (đọc lại ở đây).

02/06/2020

Đường sắt trên cao ở Hà Nội : dài cổ ra suốt từ năm 2012 rồi !

Hồi năm 2012, thì thế này. Nghe xanh rờn: "Qúy 2-2015, người Hà Nội được đi đường sắt trên cao.//. Nếu mọi điều kiện về vốn và giải phóng mặt bằng, quy hoạch… được đảm bảo thì trong quý 2-2015, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ đưa vào khai thác, với lưu lượng vận chuyển dự kiến là 1.020.000/người/ngày".

Sau đó, thì liên tiếp những sự kiện xảy ra trong năm 2013, 2014, 2015.

Rồi là lỡ hẹn liên tục 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. Viết ra số năm thôi đã thấy mỏi cả bàn phím.

Toàn hứa và thất hứa, suốt từ 2012 đến giờ.

Đến tháng 6 năm 2020, thì tình hình chưa được cải thiện.

14/04/2019

Qui hoạch thủ đô : mọi logic bị sụp đổ, đầu tiên là bởi giới chóp bu chây ì

Cốt tử của vấn đề cán bộ hiện nay là làm gương. Hầu như không còn thấy gương tốt (tốt một cách bình dị và thực sự). Chủ yếu là toàn gương xấu.

Qui hoạch thủ đô cũng vậy. Giới chóp bu hoàn toàn là "ngồi trên chóp" một cách chây ỳ. Hãy để cho các bộ trưởng và lãnh đạo các bộ đi làm bằng xe buýt cùng đi bộ. Chính phủ cần phải làm gương trước. Tôi đã ghi chép tản mạn hồi nghỉ lễ năm trước (đọc ở đây, ngày 31 tháng 12 năm 2017).

Nghỉ lễ năm nay, tháng 4 năm 2019, có một bài hay của một nhà báo (mình chưa biết vị này, nhưng một biện luận gọn mà trúng). Lâu rồi mới thấy có một bài báo viết tốt như vậy.

12/08/2018

Đường sắt trên cao : chạy thử tuyến Cát Linh - Hà Đông (tháng 8/2018)

Chậm trễ đến kì lạ (xem nhanh ở đâyở đây), rồi đến trung tuần tháng 8 năm 2018, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã vào hạng mục chạy thử thông tuyến (chạy một mạch, không dừng).

21/07/2018

Mưa dầm dề cả tuần biến thủ đô thành Hà Lội sau World Cup 2018

Một mùa bóng đá thế giới sôi động, nhiều kịch tính và rất đáng nhớ (xem ở đây hay ở đây).

Rồi ngay sau đó là "cơn bão" giáo dục Đại Việt nổi lên từ Hà Giang (ở đây). Cơn bão này còn đang quét mạnh qua nhiều nơi nữa. Sức công phá của nó, hiện thời còn chưa lường hết được.

09/06/2018

Học tiếng Việt : "thu giá" trở về là "thu phí"

Cũng có nghĩa là không có "học giá" của Bộ Giáo dục nữa.

Trước đó, hai bộ Giao thông và Giáo dục ra sức giải thích như đúng rồi về "thu giá". Xem lại ở đây.

Bây giờ, đã trở lại với "thu phí". Một tối kiến của năm 2018, gọi là mèo lại hoàn mèo. Không chỉ là chuyện câu chữ. Một sự lươn lẹo rõ ràng, ai cũng thấy.

Thực chất của chính phủ kiến tạo là như thế ư ? Các trạm BOT cần phải về đúng vị trí, tính đúng giá thành, chứ không phải chỉ đem sơn mà sửa "thu giá" đã vẽ ra để về lại "thu phí".

22/05/2018

Học tiếng Việt : từ mới "thu giá" (khác với "thu phí")

Đã thấy một số nơi ghi "thu giá" (đưa ảnh sau). Lần đầu nhìn thấy, còn tưởng họ ghi sai. Tự nghĩ lúc ấy: "thu giá là thu cái gì ?". Cái gì là "giá" ở đây ?

Hiện bây giờ chưa biết dịch "thu giá" ra tiếng nước ngoài thế nào. Ví dụ tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh, và tiếng Pháp, thì dịch là gì đây ? Tây và tàu họ có hiểu không ?

31/12/2017

Lan man ngày cuối năm 2017, khi du lãng Hà Nội bằng xe công cộng

Mình quyết định dùng xe buýt. Quyết định sử dụng một phương tiện công cộng đáng sử dụng nhất, mà lẽ ra lớp lãnh đạo cao nhất của thành phố phải làm gương mà sử dụng hàng ngày khi đi tới công sở, hay tới những nơi công cộng vào những ngày nghỉ lễ như hôm nay.

27/11/2017

Đêm lạnh, viết nhanh trên đường cao tốc hướng về Mộc Châu

Bây giờ, đi Mộc Châu từ Hà Nội, mà dùng xe khách, thì thật nhàn. Có thể đi xe đêm xuất phát từ bến Mỹ Đình. Cỡ 9 hay 10 giờ đêm, hoặc muộn hơn, vẫn có xe. Cốt để sáng mai là tới nơi, và bắt tay vào việc ngay ở địa bàn.

Đường thì cao tốc, mà xe thì giường nằm.

18/08/2017

BOT giao thông ở Đại Việt 2010s : nhìn xoáy vào bản chất

BOT đã nóng lên từ lâu, ở các tỉnh, các miền quê. Ví dụ ở ngay quê tôi thì có cái BOT sau (tháng 2 năm 2017). Gọi là "ông BOT bỗng dưng mọc ra, trấn lột dân quê".

Bây giờ, Huy Đức vừa đưa một đoạn ngắn nói về thực chất của BOT. Chỉ mới đưa lên mấy chục phút trước.

07/03/2017

Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân - 3 (từ Quận 1 phát triển ra các đô thị lớn)

Sau khi đã mục kích sở thị Quận 1 Sài Gòn vào hạ tuần tháng 2/2017 (đã có entry ở đây), thì tiếp tục xem chuỗi ngày tiếp theo qua trung gian.

Bắt đầu sang tháng 3/2017, thì sức nóng của Quận 1 đã lan ra nhiều thành phố khác trên toàn quốc.

26/02/2017

Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân - 2 (chuỗi ngày Quận 1 tiếp theo, qua trung gian)

Sau khi đã mục kích sở thị Quận 1 Sài Gòn vào hạ tuần tháng 2/2017 (đã có entry ở đây), thì tiếp tục xem chuỗi ngày tiếp theo qua trung gian.

Thời điểm tháng 2 năm 2017: những chuyện thật ra là "bình thường" ở xứ người, thì ở ta, bây giờ bỗng được xem là "tuyệt chiêu", bởi lâu nay, cái "bất bình thường" đã mặc nhiên được công nhận là "bình thường".

25/02/2017

Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân, để họ đi bộ - 1 (trực tiếp liếc nhanh Quận 1, cuối tháng 2/2017)

Bây giờ, Sài Gòn đang rực rỡ nắng, nhất là tầm trưa. Nóng ran ran. Khác hoàn toàn với Hà Nội (đã trở lại rét từ chiều ngày 23/2/2017).

Rời khỏi Tân Sơn Nhất lúc đã quá ngọ, sau khi bỏ các loại trang phục mùa đông mang theo từ Hà Nội, để chuyển sang cộc tay mùa hè, thì mình lập tức thẳng tiến để liếc nhanh Quận 1.

Cốt xem thực hư bác Đoàn Ngọc Hải đạt kết quả ra sao, sau một thời gian sát sao như vừa qua.

23/02/2017

ông BOT bỗng dưng mọc lên, trấn lột dân quê : trường hợp BOT huyện Kiến Xương

Cái BOT này mình biết rõ. Cảm nhận được nó bằng mắt thường, về hình khối, màu sắc trên thực tế.

Vị trí của nó cách không xa nhà đẻ của Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng.

Thôn quê đang loạn lên vì cái ông BOT "tự dưng" không làm mà hưởng này. Ai đã nghĩ ra hình tượng ông BOT ? Phải chăng đây là một hình thức cấu kết vơ vét kiểu lợi ích nhóm mới ?