Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo-dục-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo-dục-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

06/02/2022

Thông tin về buổi bảo vệ luận văn tiến sĩ của Giáo sư Shumumira (từ 10 h ngày 7/2/2022)

Buổi bảo vệ, là tiếng Việt, tôi dùng tạm vậy với phong cách Việt. Trong bối cảnh tiếng Việt bây giờ, sẽ nói là "buổi bảo vệ luận án tiến sĩ".

Còn nguyên tiếng Nhật là buổi trình bày công khai 公聴会 (tiếng Anh là the public defense).

Ở Nhật Bản vẫn thường vậy, tức là có khi đã là Giáo sư danh tiếng rồi thì mới có được thời gian để bảo vệ luận văn tiến sĩ. Ví dụ với cô Yamamoto - nguyên Hội trưởng Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản, nguyên Giáo sư Đại học Pháp Chính -  cũng mới bảo về gần đây (xem lại ở đây, năm 2017).

Đây là điều hoàn toàn bình thường trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản (khác với Việt Nam hiện nay - thường phải có học vị rồi mới tiến đến học hàm).

1. Lần này là buổi bảo vệ của Giáo sư Sumimura thuộc Đại học Osaka.

Tôi thường gọi là "anh Sumimura" bởi là đàn anh, đặc biệt, anh là phu quân của một người bạn cùng học tiếng Nhật ngày xưa của tôi. Đó là em H. kém tôi một vài tuổi, mà hồi năm 2015 tôi đã viết nhanh một tin về quán An Nam Osaka khi em ấy vừa khai trương tại Osaka (đọc lại ở đây).

12/09/2021

Nhớ Osaka vào thu, đường xanh hoa lá dẫn đến phòng nghiên cứu

Thời gian trôi thật nhanh. Đấy với đấy, mà đã 7 năm rồi (2014-2021).

Đầu tháng 7 năm 2014 thì mình có mặt ở Osaka, làm xong các thủ tục hành chính, nhận phòng làm việc và các vật dụng cần thiết (xem lại ở đây).

Hồi ấy mình ở trong hội quán của trường đại học, có một hàng xóm là vợ chồng trẻ người Hà Bắc (đã kể ở đây). Từ hội quán tới sở làm, mình đi tàu điện trên cao loại một đường ray (đã kể nhanh ở đây). 

1. Mùa thu năm 2014, là khi mình quá bận mải, thậm chí thường nói với bạn rằng, bây giờ, đến thời gian để buồn cũng không có nữa ! 

Mùa thu năm 2014, bạn rủ mình đi câu cá vào ngày Chủ Nhật - như Chủ Nhật hôm nay 12/9/2021 tại Hà Nội - và mình đã trả lời bạn như vậy, rồi xin phép vắng. Một hôm khác, cũng vào Chủ Nhật, một đàn em rủ đi chơi khu Umeda - khu trung tâm ở Osaka - nhưng mình cũng đành từ chối. Biết bạn cũ khai trương quán An Nam ở khá gần, nhưng mình cũng chỉ nhìn qua Fb được thôi (xem lại ở đây).

31/08/2020

Sau khi Abe rút lui : chính trị gia Nhật đã quên tinh thần "ba lần hạ cố" mà thục mạng tranh quyền

"Ba lần hạ cố" là nói về tích chuyện Lưu Bị đã không quản là người bề trên (lúc ấy đang ở tuổi U50) mà đã ba lần tới thảo lư của anh chàng Gia Cát Lượng (lúc ấy mới U30) để cầu tài, mời họ Gia ra giúp mình.

Tích chuyện ấy được giáo dục trong các trường học Nhật Bản từ xưa, xem là mĩ đức (đức tính đẹp, đạo đức tốt) trong đối nhân xử thế, trở thành một đức tính của người Nhật. 

Đó là đức khiêm nhượng (luôn khiêm tốn, sẵn sàng nhường mọi thứ cho người khác). Đức ấy được giáo dục từ rất lâu. Ngay trong bầu cử, ở cấp độ nào thì người ta đều khiêm nhượng để gạch tên mình (không tự bỏ cho mình trong bầu cử).

Nhưng đức khiêm nhượng ấy đã mất rồi, ở lần bầu cử sắp tới.

Sau khi thủ tướng Abe chính thức xin rút lui khỏi chính trường với lí do bệnh nặng vào cuối tháng 8 năm 2020, thì nội bộ đảng cầm quyền đang chia rẽ mạnh, chẳng phe nào nhường phe nào, chắng cá nhân nào nêu cao tinh thần khiêm nhượng cả, chỉ ra sức tranh đoạt quyền lực.

Dĩ nhiên, đảng đối lập thì không có quyền bầu cử rồi, luôn bị bỏ ra bên ngoài !

02/03/2020

Sắp tốt nghiệp tiểu học giữa đại dịch Cô Vy 19 - 20 ở Nhật Bản : chuyện học sinh đi bộ khoảng hai tiếng hàng ngày

Tiểu học ở Nhật Bản có 6 năm. Tức là học sinh lớp 6 thì mới tốt nghiệp Tiểu học. Ở Việt Nam thì Tiểu học chỉ có 5 năm, sang lớp 6 thì đã là lên Trung học Cơ sở.

Về cơ bản, ở các vùng quê Nhật Bản hiện nay, học sinh tiểu học đều trở dạy và đi bộ tới trường vào mỗi sáng trong kì đi học (trừ các kì nghỉ trong năm). Có khi phải mất tới khoảng một tiếng thì mới tới được trường. Có nghĩa là các cháu phải mất khoảng 2 tiếng để đi và về giữa nhà và trường mỗi ngày.

Rèn luyện sự tự lập bằng việc đi bộ chính là vậy.

Ở miền quê ấy, có những buổi tôi lặng lẽ ngắm nhìn bọn trẻ đi học buổi sáng hay trở về nhà vào buổi chiều. Các cháu đi theo đường cái quan, rồi có khi là qua những đoạn đường vắt qua cánh đồng. Ảnh chụp thì nhiều, nhưng rất ít tấm cảm thấy ưng ý. Đó là những năm đầu tiên của thế kỉ 21. Về cơ bản là đi bộ theo nhóm. Có một số bảo vệ của phía cộng đồng cư dân hay phía ban phụ huynh được rải ra trên đường đi. 

25/08/2019

Hiếu Học kiểu Nhật Bản đang bị "lợi ích nhóm" hóa : vì sao con quan to ở chính phủ và quốc hội thường học ở Đại học Tokyo (Todai)

Một phân tích khá thú vị.

Trong đó, đánh giá lại giá trị của hệ thống giáo dục thời Edo (kéo dài mấy trăm năm trong hòa bình): trường học mở ở các han (tạm coi như tỉnh ngày nay), coi trọng nhân tài thực lực (không trọng bằng cấp), nên con nhà nông dân hay nhà buôn mà có thực tài sẽ được ưu tiên để trở thành đội ngũ đại diện và gánh vác công việc của han.

Tác giả cũng đánh giá hệ thống giáo dục thời Minh Trị (thời canh tân đất nước). Đặc biệt, là luận về "lợi ích nhóm" trong đại học đỉnh cao của Nhật Bản. Đại loại, nhóm con vua được đào tạo để tiếp tục làm vua, rồi lại có nhóm con nhà giàu được cài đặt một cách êm thấm bằng tiền.

Tác giả nói đến sự thay đổi cần thiết dành cho: hệ thống xã hội Nhật Bản hiện nay, tâm thế lụy phương Tây (cái gì cũng ngả theo giá trị phương Tây).

25/05/2019

Phạt tù giam đối với các phụ huynh chạy trường cho con (chuyện ở Mĩ)

Chạy trường diễn ra ở bất cứ nền giáo dục nào, dưới bất cứ chính thể nào. Nào như Mĩ, như Nhật, như Đức,... của khối tư bản. Nào như Việt Nam, Trung Quốc,... của khối xã hội chủ nghĩa. 

Có nhiều phụ huynh là người nổi tiếng ở Mĩ đã dùng tiền để chạy trường cho con (vào các trường tốt). Các khoản tiền hối lộ được chuyển tới đích bằng nhiều con đường khác nhau.

Các phụ huynh này phải nhận án tù. Có người bị đề nghị tới 20 năm.

Ở Việt Nam, vụ chạy điểm vừa rồi, theo báo chí cho biết, cũng trung bình với giá 1 tỉ đồng/trường hợp. Không kém Mĩ là mấy.

01/04/2019

Làm trong công ty đa quốc gia của Nhật Bản : nhật kí mở của em Trung

Trung là một cựu học sinh ở Thái Nguyên, vốn dân kĩ thuật, rồi đến với tiếng Nhật và có một thời gian du học tại Nhật Bản. Một thời Fb của Trung là "Trung Thần Thông", rồi thì đã trở về với tên chính "Nguyễn Hoàng Trung".

Bây giờ, Trung đã vào làm việc chính thức trong một công ty đa quốc gia của Nhật Bản - trụ sở chính tại Tokyo.

Từ vài năm trước, vẫn thấy Trung kể nhanh về công việc đi làm thông dịch của em (có khi là song ngữ Anh - Nhật). Những mẩu chuyện  vui vui, thú vị. 

Còn từ khoảng một năm nay, tức là từ khi vào công ty Nhật Bản, em lại hay kể về công việc trong công ty. Lại những mẩu chuyện vui vui và thú vị nữa.

17/11/2018

Chuyện đặc biệt kì quái trong chính giới Nhật Bản : Bộ trưởng phụ trách An Ninh Mạng không biết gì về máy tính và USB !

Chuyện một người Nhật không biết máy tính, thậm chí không biết USB là gì, đã là lạ lắm rồi. Một nước công nghiệp hàng đầu thế giới như thế, tiên phong về công nghệ máy tính như thế, làm gì tìm được một công dân như vậy.

09/07/2018

Bàn về chỗ tệ hại của giáo dục Nhật Bản hiện nay : vào học bằng cửa sau, "hạ cánh từ trên trời xuống"

Lời bàn của một giáo sư đại học, nhân vụ nhà đương cục vừa cho bắt Cục trưởng Cục Chính sách của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản với lí do tham nhũng.

Đó là những tệ đoan vẫn tìm thấy trong một nền giáo dục được đánh giá là minh bạch và thuần khiết hàng đầu thế giới. Đấy là như vậy, mà còn như vậy.

Về nghiên cứu khoa học, thì mấy năm nay, do vết nhơ của vụ gian lận tại Riken, mà không khí cảnh tỉnh bao trùm khắp nơi. Vụ đó có nhân vật chính là cô Obokata, đọc ở đâyở đây , và ở đây. Về không khí cảnh tỉnh, tôi đã thực sự trải nghiệm (ví dụ ở đây).

14/06/2018

Học sinh cấp III ở Nhật với việc tự nghiên cứu lịch sử : trường quê đứng đầu toàn quốc

Tin thần thực học của giáo dục Nhật Bản, tính cách Nhật Bản.

Tin về ngôi trường cấp III thân thiết. Một thời gian dài giao lưu với nhóm các thầy thuộc mảng xã hội của nhà trường, bởi có nhiều giáo viên xuất sắc viết nên những điều tra văn hóa dân gian thú vị trên tạp chí nhà trường.

Mà là tạp chí từ thời kì Chiêu Hòa. Chỉ là tạp chí nội bộ của một ngôi trường quê. Thật đáng nể.

18/06/2017

Vào mùa cấy tháng 6 năm 2017 : học sinh trong vùng trải nghiệm công việc đồng áng

Mùa cấy thời Minh Trị và Đại Chính người ta tổ chức các đại hội múa hát. Hát mừng đất trời, mừng nhà vua, mừng vận hội non sông, và tự mừng nhau.

Mùa cấy ở Nhật Bản, thường vào dịp đầu tháng 5 âm lịch, ngang ngang thời điểm bà con Tày Nùng vùng Cao Bằng xuống đồng (xem cảnh xuống đồng năm 2017 ở huyện Quảng Uyên mấy hôm trước tại đâytại đây).

Bây giờ đang là thời Bình Thành.

Học sinh trong vùng được trải nghiệm việc cấy lúa vào thời gian này.

31/03/2017

thầy Kawashima khuyên: đừng chia rạch ròi khoa học tự nhiên với khoa học xã hội

Thầy Kawashima ở Đại học Tokyo (Nhật Bản) là thầy của nghiên cứu sinh Vũ Minh Hoàng (đã đi một entry nhanh nhân vụ lùm xùm bổ nhiệm vụ phó năm ngoái, ở đây).

Lời khuyên về giáo dục của thầy Kawashima là: đừng chia rạch ròi giữa Văn và Lí. Trong tiếng Nhật, Văn là chỉ khoa học xã hội, còn là chỉ khoa học tự nhiên. Chỗ yếu của giáo dục Nhật Bản hiện nay, theo ông, là đã chia quá rạch ròi hai ngành khoa học này.

23/03/2017

Hạ tuần tháng 3 : đường sắt trên cao, vỉa hè, và lễ tốt nghiệp của đàn em

Hoa sakura vẫn chưa bừng nở đến ngày hôm nay (hôm qua và hôm kia, thì xem ở đây).

Thời gian đang trôi về phía hạ tuần của tháng 3 năm 2017.

Những hàng sakura ở hai bên tuyến đường sắt trên cao vẫn im. 

Đó là tuyến đường sắt thân quen, gắn những kỉ niệm của một thời đã qua, mà trước đây đã đi những ghi chép ở đâyở đây.

05/03/2017

Tới một đất nước chuộng bằng cấp hào nhoáng, nhà vua Nhật Bản bỗng thành Tiến sĩ

Rất nhiều báo chí chính thống ở Việt Nam trong mấy ngày qua đã loan tin thất thiệt, tôi đành phải lên tiếng.

Sự thất thiệt này không hẳn chỉ là do lỗi hiểu biết chung, mà có căn cỗi ở chính nền giáo dục và học thuật hiện nay của Việt Nam. Một xã hội mà từ trên xuống dưới, từ quan lại tới dân chúng, từ giới hàn lâm đến giới bình dân, đều chuộng "học giả", chuộng bằng cấp hào nhoáng, một kiểu hào nhoáng có truyền thống thâm căn cố đế, nên thế, bỗng nhiên nhìn nhà vua đất nước Nhật Bản cũng thành ra Tiến sĩ.