Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính-quyền-cấp-xã. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính-quyền-cấp-xã. Hiển thị tất cả bài đăng

23/12/2018

Nhìn lên Lóng Luông (Vân Hồ) : người Mông muốn nhập vào Tết Nguyên Đán

Hồi trước, lúc du lãng ở vùng Lóng Luông, chúng tôi đã tham dự một cái Tết theo phong tục người Mông. Mà mở đầu, là ngẫu nhiên gặp vị Chủ tịch Quốc hội lúc đó đi thăm bà con. Tức là thăm bà con ăn Tết cổ truyền của họ. Đã đi ở đây (viết tháng 1 năm 2012).

Bao giờ đặt bút viết về những cái Tết như vậy, mình sẽ chỉ ra sự diễn của bà con. Đang nhớ đến những cảnh, đại loại: đoàn công tác của bác Chủ tịch Quốc hội vừa rời đi, thì bà con liền nháo nhào cởi áo dân tộc, bỏ quần dân tộc đang mặc cho vào bao tải. Mấy em gái cũng không ngần ngại tụt luôn lớp áo váy dân tộc ở bên ngoài cho vào bao tải, khi mà mình đang đứng trước mặt.

01/12/2018

Hà Nội hiện có gần 8.000 trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, và non nửa trong đó cần vận động vào Đảng

Trong mấy năm trở lại đây, có nhiều tổ dân phố được sát nhập, nên số tổ trưởng tổ dân phố cũng đã giảm nhiều. Địa bàn phường của chúng tôi hiện giảm đi một nửa (tức là giảm một nửa số tổ dân phố, đại khái cứ 2 tổ thì ghép thành 1).

07/03/2018

Gương phụ nữ nghĩa liệt : trước cường hào ác bá ở thôn quê, gái 20 xả thân bảo vệ chồng và bốn con

Một câu chuyện cũ ở Nam Định. Mà là chuyện của thời cuối Nguyễn, chứ cũng chưa quá xa. 

Trên đường du lãng xứ Nam trong khoảng chục năm trở lại đây, tôi vẫn nghe dân gian ngày nay đang tiếp tục kể. Người đầu tiên kể là một giáo viên tiểu học đã chuyển công tác sang phòng văn hóa huyện. Hồi ấy, chúng tôi du lãng mạn Xuân Trường - Giao Thủy.

06/10/2017

Nạn đầu gấu làng, tức xã hội đen, ở nông thôn hiện nay : trường hợp Hưng Yên 2017

Về nạn đầu gấu làng, đã nói nhanh ở một entry đi vào tháng 9 năm ngoái (xem lại ở đây). Một điểm đen rất lớn thấy rõ ở các vùng quê hiện nay. 

Ví dụ: muốn làm một căn nhà mới ở quê bây giờ, đầu tiên sẽ có phần dỡ bỏ nhà cũ và đào đất làm nền mới. Thì ngay lập tức, xã hội đen sẽ xuất hiện ở đâu đó để "làm luật" với người nhận thầu việc tháo dỡ và đào đất. Máy dỡ nhà và máy đào đất phải nạp lệ phí cho xã hội đen mới được vào làng làm việc. Lệ phí đó, rút cục, vẫn là do gia chủ làm nhà phải trả (chủ thầu sẽ cộng thêm vào tiền công).

17/04/2017

Du lãng ở Vân Đình, nghe "bão nổi" từ huyện Mỹ Đức

Hôm qua, có việc cần, nên chúng tôi đã cùng nhau tới khu vực Vân Đình. Có một lúc bị mắc kẹt ở khu chợ Đanh (đường làng bây giờ bị thu hẹp quá chừng, xe các loại lại để ngổn ngang hai bên).

Trục đường chúng tôi đi qua có Dương Nội, có đường xe buýt nhanh BRT (đã đi entry liên quan ở đây). Và nếu nhấn thêm một chút nữa thì có thể tới luôn huyện Mỹ Đức.

Nhưng việc ai người ấy làm, chúng tôi không cần đi Mỹ Đức. 

17/09/2016

Nạn đầu gấu làng, và tình cảnh xuất khẩu vợ đi làm ô-sin nước ngoài ở thôn quê hiện nay

Mấy năm gần đây, đi các nơi vùng thôn quê, thấy nhiều chỗ bàn tán về nạn đầu gấu làng. Chúng kết bè đảng, có tổ chức, có bảo kê ở trên. Chuyên "làm phần trăm" ở các công trình xây dựng dân sự, các vụ lúa gặt máy, các vụ cày máy,...

Người phụ nữ Việt Nam tần tảo, hi sinh vì chồng vì con như bao đời. Có những cảnh cười ra nước mắt ở làng quê Việt Nam hiện nay: vợ đi làm ô-sin ở nước ngoài, rồi để có thêm kinh tế gửi về cho chồng con ở nhà, đã cặp bồ với đàn ông nước sở tại. Về nhà nghỉ phép, người vợ phải giả làm li hôn với chồng. Rồi bồ nó sang, nó ngang nhiên sống ở nhà đó (nhà chia làm hai, vì trên giấy tờ đã li hôn). Bồ ngoại quốc nó tự nhiên như nhiên sống với vợ. Ông chồng lại ở chân phục dịch cho đôi ấy. Bồ nó về, thì đôi ta lại đoàn tụ. 

29/10/2015

Sợ gì, hãy kiện chính quyền nếu sai phạm trong cấp Sổ Đỏ (trường hợp Lê Ân)

Sổ đỏ là gọi tắt của "Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất".

Ở Việt Nam, hiện nay, người dân chỉ có quyền "sử dụng" đất, không có quyền "sở hữu" đất. Quyền "sở hữu" thuộc về nhà nước. Bởi đất đai là tài sản thuộc nhà nước.

Về các vùng quê, có khi thấy cả một vùng rộng lớn (cấp xã hay mấy xã liền) dân chúng đại trà chưa có sổ đỏ, tự nhiên lại có vài hộ bằng cách nào đó mà có sổ đỏ. Mà toàn sổ đỏ mới cấp trong khoảng 10 năm hay dăm năm trở lại đây. Không rõ thanh tra chính phủ có biết việc này không ?

Mà các vùng quê Bắc Trung Nam, theo kinh nghiệm của mình, đâu đâu cũng có những tranh chấp đất đai giữa các hộ láng giềng với nhau.

Người không hiểu luật thì nếu đối phương mang sổ đỏ ra là hãi.

Còn người hiểu luật thì sẽ dọa lại đối phương, đại khái "Chuyện nhỏ, sổ đỏ này với tôi vô giá trị, tôi sẽ kiện để cái cơ quan cấp sổ đỏ phải thu hồi nó lại, vì cấp sai luật". Vừa nói vừa mở Luật đất đai

14/10/2015

18/05/2015

Ghi chú trước khi sửa chữa nhà cửa (trường hợp thành phố Cao Bằng)

Từng có kinh nghiệm sửa chữa nhà cửa ở thủ đô Hà Nội, nên tôi chia sẻ tâm sự dưới đây của nhà văn Hoàng Quảng Uyên ở thành phố Cao Bằng - một thành phố mới toanh, từ thị xã chuyển lên vài năm trước.

Thật ra, kinh nghiệm của tôi rất đơn giản mà hiệu quả như sau (bao giờ mình cũng phải ra tay trước, đừng để khi họ đến nhà):