Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cựu-tích-tân-thoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cựu-tích-tân-thoại. Hiển thị tất cả bài đăng

11/01/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : kế sách "chậm phát tang" của ông Trạng Quỳnh

"Từ bận ấy, chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mười hôm, chúa đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết, Quỳnh biết chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi vào thị yến, chắc là có chuyện. 

Lúc đi dặn vợ con rằng: "Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang"."

21/02/2014

Bài thơ của thần linh ban cho ông Nguyễn Văn Hưởng

Đây là một bài giáng bút. Thần truyền ý qua bút, và mở đầu bằng lời gọi rất trìu mến : "Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Văn Hưởng !".

Cái tên được gọi trìu mến ấy nằm trong khung màu đỏ dưới đây (chỉ có cái khung đó là tôi thêm vào, còn toàn bộ là nguyên ý của thần linh):



Ở trên cái khung màu đỏ, thần đã ghi rất rõ mấy chữ quan trọng là: Tứ Nguyễn sinh Văn Hưởng. Dịch ra là: "Ban cho cậu Văn Hưởng họ Nguyễn".

20/02/2014

Chơi chữ : "Trạng chết thì chúa cũng băng hà" (Giáp-Ngọ-A-Rê-Tê chết thì chúa cũng băng hà)

Trạng chết chúa cũng băng hà

Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn


Câu ấy là nằm trong truyện dân gian, do dân gian làm ra và thuộc về dân gian. Cả câu chuyện đã được ông Landes (một người Pháp sống ở Chợ Lớn) sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp từ thập niên 1880. Đó là một trong những bản kể trên giấy trắng mực đen sớm nhất. 

29/10/2013

Thủ cấp của anh hùng Nguyễn Huệ và các huynh đệ ở đâu, còn tìm thấy được không (1)

Đầu tiên, thử đọc lại một đoạn văn của một nhà nghiên cứu viết về sự phân kì lịch sử Việt Nam chưa từng có của đồng chí Trường Chinh vào năm 1943, như sau: "Quang Trung – Nguyễn Huệ, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn, là tập đại thành của tinh hoa, trí tuệ, văn hóa dân tộc trong thế kỷ XVIII và có thể nói của cả ba thế kỷ liên tiếp của thời kỳ Trung đại (TK XVI, TK XVII và TK XVIII), thời kỳ mà không gian sinh tồn và hoạt động của dân tộc đã vượt qua dãy núi Hải Vân để phát triển tới tận Cà Mau, Phú Quốc. Đáng tiếc ông chỉ sống tới tuổi bốn mươi (1792), nếu không lịch sử phát triển của dân tộc có cơ may diễn theo nhịp điệu khác. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) của Đảng do đồng chí Trường Chinh khởi thảo lại phân kỳ lịch sử văn hóa nước nhà một thời kỳ dài từ cổ đại đến thực dân làm hai giai đoạn: Trước Quang Trungsau Quang Trung. Có thể nói đây là sự đánh giá rất cao, rất tuyệt vời và thú vị của Đảng ta cũng như của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đối với người anh hùng dân tộc Quang Trung va triều đại Tây Sơn." (Hà Nội, 2003, nguồn xem tiếp ở dưới).

25/09/2013

"Mày không có tội thật, nhưng làm cho tao sợ là mày đã có tội rồi !"

Tương truyền đó là câu nói nổi tiếng của vua Quang Trung trước khi xử tử bộ tướng dũng mãnh nhất của mình là Võ Văn Nhậm.

Đời sau, người ta hay nhắc lại câu ấy mỗi dịp đề cập đến sự xảo trá của những nhà chính trị ở mọi thời đại. Đặc biệt là những màn chuyển canh từ triều đại nọ sang một triều đại mới.

04/07/2013

Lê Quí Đôn : Bảng Đôn không biết thì hỏi người đời (bài Bút Ngữ)

Câu chuyện dưới đây kể về việc sứ thần Lê Quí Đôn giải thích hai câu thơ "Trương phàm khuyến tửu chi ca/Phụ mễ hà biên chi thán" (Lời ca đương buồm chuốc rượu. Lời than gánh gạo bên sông) trong thời gian đoàn sứ bộ của ông trên đường đi tuế cống nhà Thanh. Đây là một giai thoại đi sứ, được nhà văn Bút Ngữ viết lại. 

Bài viết gọn đúng như phong cách Bút Ngữ, mang đến những gợi ý thú vị về câu ca dao lưu truyền bấy lâu nay: "Con cò lặn lội bờ sông/Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non".

Gần đây, tôi mới vỡ lẽ về cái gọi là "nỉ non" trong lời ca dao.

Từ đây trở xuống là bài của Bút Ngữ (bài đã đăng trên Hồn Việt).

03/05/2013

Nên trở lại phương án tên nước là NAM VIỆT chăng ?


Chuyện đặt tên nước bây giờ thật ra đang loay hoay. Mà loay hoay chính là ở chỗ đang đi tìm tính chất cho nước, tức là tính-từ hay cụm-tính-từ cho cái tên đã có từ lâu là VIỆT NAM (bà con Nam Bộ ngày trước quen dùng là tĩnh-từ, mà không phải là tính-từ).

18/03/2013

Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)



0. Trước khi bị bắt giam ở Trung Quốc và viết tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật kí (1942-1943), cụ Hồ Chí Minh có viết một tập thơ bằng quốc ngữ mang tựa đề Lịch sử nước ta (lúc đó cụ đã có tên đó, chứ không phải mãi sau này mới có như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh mới đây đã nhớ nhầm).

Sách được Việt Minh Tuyên truyền bộ xuất bản vào tháng 2 năm 1942. Sách ghi giá ngay ở bìa là "giá 1 hào". "Việt Minh Tuyên truyền bộ" là một cái tên nghe rất Tàu, hệt như âm hưởng đọc quốc hiệu "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" sau này. Không hiểu vì sao nhiều người lại muốn trở lại với cái quốc hiệu ấy.

1. Tập sách được mở đầu bằng câu thơ lục bát (sau này, thỉnh thoảng thấy người ta dẫn làm đề từ công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam), là: "Dân ta phải biêt sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

Câu này, hình như đã được mô-đi-phê đi thành: "Dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra gu gờ".

2. Về kháng chiến của Lê Lợi chống Minh và bối cảnh trước cũng như sau đó, cụ Hồ Chí Minh viết (theo văn bản ở đây):


"Cha con nhà Hồ Quý Ly,
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.
Tình hình trong nước không yên,
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu,
Bao nhiêu của cải trân châu,
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn.
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.
Mấy phen sông Nhị núi Lam,
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.
Kìa Tuý Động nọ Chi Lǎng,
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành.
Mười nǎm sự nghiệp hoàn thành,
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.
Vì dân hǎng hái kết đoàn,
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.
Vua hiền có Lê Thánh Tôn,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.
Trǎm nǎm truyền đến cung hoàng,".

3. Về sự xuất hiện của Mạc Đăng Dung, cụ Hồ Chí Minh đã viết:
"Trǎm nǎm truyền đến cung hoàng,
Mạc Đǎng Dung đã hoành hành chiếm ngôi
Bấy giờ trong nước lôi thôi,
Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà,
Bảy mươi nǎm nạn can qua
Cuối đời mười sáu Mạc đà suy vi.
Từ đời mười sáu trở đi,
Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâu
Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau,
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.
Dân gian có kẻ anh hùng,
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,"


Ở thời điểm năm 1941-1942, về cơ bản, cụ Hồ Chí Minh vẫn xem Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung là hai kẻ tiếm ngôi. Quan điểm của cụ thật đúng như chính sử của nhà nước phong kiến, tức Đại Việt sử kí toàn thư.

12/03/2013

Vì sao nhà hậu Lê (Lê Lợi) có cả vua Quỉ và vua Lợn, mà dân ta vẫn chết mê chết mệt tin và theo ?

Đến thời vua Quỉ và vua Lợn xuất hiện thì cơ đồ của nhà hậu Lê (được khởi dựng bởi Lê Lợi) đã tưởng chao đảo.  

Vua Quỉ, tức Uy Mục đế ở ngôi tới 5 năm (lúc băng tuổi mới ngoài hai mươi một chút). Bản tính hoang dâm vô độ, tàn ác không bút mực tả xiết, trong triều ngoại nội oán hận ngút trời. Sứ giả nhà Minh sang Thăng Long lúc đó, cảm tác viết hai câu thơ nổi tiếng: "An Nam tứ bách vận vưu trường, Thiên ý như hà giang quỉ vương"(Vận nước An Nam bốn trăm năm rất dài, Không biết lòng trời như thế nào mà lại giáng xuống ông vua Quỉ). Mạc Đăng Dung xuất thế ở đời vua Quỉ này (lúc đầu là đỗ võ cử, đến năm 1508 thì được phong làm chỉ huy trưởng của một đạo quân dưới trướng vua Quỉ).

Vua Lợn, tức Tương Dực đế, cũng ở ngôi tới cả 8 năm (lúc băng cũng chưa đến 25 tuổi). Sứ giả nhà Minh sang cũng có nhận xét về Tương Dực, đại khái bảo: vua đẹp trai, nhưng tâm tính thì cong vẹo, hoang dâm vô độ, là vua Lợn, loạn vong sẽ không lâu đâu. Mạc Đăng Dung vẫn phục vụ tận tụy vua Lợn.

Mãi đến năm 1527, tức là gần tròn 20 năm tính từ lúc được cầm một đạo quân dưới trướng vua Quỉ, Mạc Đăng Dung sau rất nhiều lần trù trừ mới chính thức phế bỏ nhà Lê, tự mình dựng ra một vương triều mới để thay thế.

Nhà Mạc thời kì đầu tiên, lúc Đăng Dung mới lên ngôi, chưa thực sự được ủng hộ. Là vì, hàng quan lại cũng như dân thường, dù đã mấy mươi năm sống dưới vòm trời vua Quỉ và vua Lợn, nhưng vẫn chưa quên được Lê Lợi - người anh hùng giải phóng dân tộc.

Lê Lợi không cướp ngôi, mà dựng nghiệp từ trường kì kháng chiến, đuổi giặc ngoại xâm khỏi bờ cõi nước Nam. Ánh hào quang ấy giúp cho nhà Lê không bị sụp xuống thời Quỉ và Lợn ở ngôi tới gần 15 năm.

Ánh hào quang "người anh hùng giải phóng dân tộc" không chỉ có sức mạnh ấy, mà nó còn giúp cho đám con cháu nhà Lê giành lại được giang sơn mãi đầu thập niên 1590. 

Dân ta mê mệt tin và theo nhà hậu Lê, ngay khi vua Quỉ vua Lợn xuất hiện, ngay khi vua giả do nhà Trịnh dựng lên ở bên đất Ai Lao, chính là vì ánh hào quang của Lê Lợi.

Lê Lợi là người anh hùng. Dân ta không bao giờ quên ông. Nhưng bóng hào quang của Lê Lợi thì có khi chính lại là hệ lụy kéo dài. 

11/03/2013

Phạm Nhan tân thời : Tự cắt đầu mình

Hôm trước, đã nhắc đến Phạm Nhan với tích chuyện "ba vạn chín nghìn". Nhưng đó là Phạm Nhan thời cũ kĩ của gươm giáo, gắn với tục danh Bá Linh, và phép thuật kiểu trung cổ: bị chặt đầu này thì ta mọc đầu khác. "Ta" chính là Phạm Nhan, với ngầm ý thách thức: cứ thoải mái chém hay chặt, mặc sức đi, Phạm Nhan ta đây sẽ ngay lập tức làm chồi ra một cái đầu mới cho mà xem.

Phải đến lúc đưa lá bùa "ba vạn chín nghìn" ra, thì đầu Phạm Nhan mới đứt vĩnh viễn.

Sang tân thời, tức thời của mạng xã hội lan man qua cáp quang, với khung trời ảo nhện, Phạm Nhan đã kháng thuốc dạng "ba vạn chín nghìn". Hắn có thể tự chặt đầu mình. 

Phạm Nhan tân thời có thể tự chặt đầu mình, rồi lại tự mọc ra đầu mới.