Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cải-cách-ruộng-đất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cải-cách-ruộng-đất. Hiển thị tất cả bài đăng

06/07/2019

Để giành lấy được độc lập từ tay người Pháp : chuyện kể về một gia đình người đồng chí của Phan Đăng Lưu

Mãi gần đây tôi mới gặp trực tiếp bác Trần Gia Ninh. Hôm ấy, bác ở vai trò một người dẫn chuyện, rất dí dỏm và nhiệt huyết.

Rồi cũng mãi gần đây, tôi mới biết bác là con của nhà cách mạng - mà nhà cách mạng này cũng là dân Tây học, là đồng chí của cụ Phan Đăng Lưu.

Dưới là một câu chuyện mà bác Trần kể về gia đình mình. Bác có nói một chút liên quan giữa cha mình với nhóm Phan Đăng Lưu. Những thế hệ cách mạng đàn anh và đàn em trong công cuộc giành lấy độc lập từ tay người Pháp. Nước Pháp không chịu buông tha thuộc địa cho đến khi họ thảm bại trên chiến trường.

14/10/2018

Lấy bãi biển 1500 mẫu của 13 xã cho tư nhân, 80 năm trước (vụ Tân Bồi 1938)

80 năm trước, chính quyền địa phương đã lấy luôn cả bãi biển của dân mà trao cho hai nhà tư sản. Một ông tên Phú, một ông tên Mậu.

Ông Phú (Ngô Văn Phú) là chủ nhiệm tờ Đông Pháp.

Dân chúng phải đệ đơn lên quan lớn người Pháp để mong đèn giời soi xét.

03/09/2017

Một nhân vật của Cách mạng Tháng Tám bị quên lãng : Hoàng Văn Đức (1918-1996)

Bài viết của vị lão thành cách mạng Vũ Đình Hòe (1912-2011) - Bộ trưởng Bộ Tư Pháp đầu tiên của chính phủ liên hiệp.

Cụ Hòe đọc cho người con trai cụ chép ra, rồi nghe con trai đọc lại để sửa từng câu. Người con trai đó là nhà giáo Vũ Thế Khôi (đã có một số entry đề cập đến trên Giao Blog, ví dụ ở đây).

02/10/2014

Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà

Đang viết, nên tạm ghi lại cho khỏi quên.

Đó là câu ca xuất hiện thời 1980s, thời "đỉnh cao" của hệ thống HTX bậc cao.

Có một giải thích ngắn mà tương đối rõ như sau (từ đây trở xuống, từ hồi 2006)

27/09/2014

Tranh kí họa của Tô Ngọc Vân và nhật kí Trần Dần (1950s) : vẫn về "quả thực"

Kí họa của Tô Ngọc Vân (đã xem hôm trước), sẽ có thể được đọc ra một ý nghĩa nào đó nữa, nếu đọc liên thông với nhật kí Trần Dần. Đều là khoảng giữa giữa thập niên 1950, ở miền Bắc.

25/09/2014

Ngô Tổng thống của VNCH đi xem triển lãm CCRĐ - 4

Có thể xem lại phần 1 (ở đây), phần 2 (ở đây) và phần 3. Nên đọc phần 1 trước nhất, để thấy được tổng quan của CCĐĐ mà Ngô Tổng thống đã cho thi hành.

Bây giờ thử xem không gian triển lãm mà Ngô Tổng thống đã tới. Đại khái cũng là tranh ảnh, áp-phích được trưng ra.

23/09/2014

Hồi kí Vũ Khiêu

Sau khi Đèn cù như một hồi kí của Trần Đĩnh được ra mắt, thì có lẽ phong trào xuất bản thể loại này sẽ bùng nổ chăng ? Ngay bây giờ, tôi đang có cuốn hồi kí nữa, của Trần Ng. (tạm viết khuyết nét), dạng chế bản điện tử, mà trong dòng tiêu đề thì có một chữ là "ng." với nghĩa là không xuôi.

Riêng về Hồi ký Vũ Khiêu thì là chuyện cũ, từ năm ngoái (mạo muội tạm gọi thế, biết đâu cụ lại đặt tên là Đèn kéo quân cũng chưa biết chừng). 

16/09/2014

Ngô Tổng thống của VNCH đi xem triển lãm CCRĐ - 3

Có thể xem lại phần 1 (ở đây) và phần 2 (ở đây).

Thật vậy, Tôn Văn là lãnh tụ châu Á đầu tiên đặt ra vấn đề "người cày phải có ruộng của mình". Tư tưởng của ông còn xuất hiện sớm hơn cả Nga Xô, văn bản chính thức có thể tính từ khoảng những năm 1906-1908.

Cần chú ý đến từng chữ mà Tôn Văn đã sử dụng, không thừa và không thiếu. Đặc biệt là chữ "của mình" hay "của riêng mình".

15/09/2014

Trang nhà của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tựa như vừa bỏ toàn bộ nội dung liên quan CCRĐ

Ngày 24/8/2014, từ quan sát cá nhân, đã đi entry Trong dịp quốc khánh, lần đầu tiên trưng bày "Cải cách ruộng đất 1946-1957", tại Hà Nội. Đã chép thông báo từ trang nhà của Bảo tàng Lịch sử về blog này. Đơn giản thế thôi.

Rồi sau đó, khi triển lãm đã mở được vài ngày (tin báo chỉ ở đây), thì bổ sung thêm tư liệu cho entry ấy, vào ngày 12/9/2014. Bổ sung cũng rất đơn giản: chỉ chép thêm một ít tư liệu mới mà Bảo tàng đưa lên, dán xuống dưới entry đã đi ngày 24/8/2014.

12/09/2014

Tháng 6 năm 1950 : Mao Chủ tịch ban hành Luật Cải Cách Ruộng Đất

Tất cả tư liệu dưới đây đều lấy từ các trang của chính phủ và chính đảng Trung Quốc

Mao Chủ tịch đã kí và cho ban hành thực thi ngay vào ngày 30 tháng 6 năm 1950. Toàn văn của Luật này hiện có thể thấy ngay trên website chính qui thuộc hệ thống chính phủ Trung Quốc (sẽ dán làm tư liệu ở cuối entry).

Đã có một số người thực hiện công việc sau, từ lâu rồi, mà không phải bây giờ, đó là: đối chiếu Luật cải cách ruộng đất của Trung Quốc (1950) với luật tương tự đã ban hành tại Việt Nam sau đó (muộn lại vài năm).