Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn công-nghệ-truyền-thống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công-nghệ-truyền-thống. Hiển thị tất cả bài đăng

29/05/2015

Bphone được chế tạo tại Đại Việt ra sao ?

Đại khái là giống như ngày xưa lớp ông cha chúng ta đã sáng tạo ra xe thồ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Học giả Phan Ngọc đã viết từ lâu, cách nay hơn 20 năm trước, đại khái là: chiếc xe thồ là sản phẩm trí tuệ độc đáo của người Việt trong thế kỉ 20. 

Phát huy truyền thống quí báu đó là việc đáng trân trọng.

Có hề gì, bắt đầu như sản xuất xe thồ của lớp cha ông, cũng không sao. Quan trọng là từ đây trở đi.

22/05/2015

Số liệu tới năm 2015 : 40 triệu dùng mạng và 20 triệu có Fb

Hôm trước, ở entry nói về Fb Việt Nam từ 2015, mình mới đưa cái nhìn chung, đại khái là: "từ sau năm 2010, nhất là sau 2012, thì lượng người dùng Fb ở Việt Nam tăng vọt. Đến năm 2015, với hai sự kiện nói trên, "học giả đã chết" vào tháng 2 và "học giả đã nói thế" vào tháng 5, một đợt bùng phát mới đã nổ ra. Fb lan vào mọi ngõ ngách cùng với làn sóng điện thoại thông minh và internet không dây".

Hôm nay VNN đã đưa ra con số cụ thể như sau:

"Theo số liệu do Công ty We Are Social (trụ sở ở Anh quốc) công bố vào tháng 1/2015, Việt Nam hiện có dân số khoảng 90,7 triệu người, trong đó có 39,8 triệu người sử dụng Internet, (chiếm gần 44% dân số cả nước); có 28 triệu người thiết lập tài khoản MXH. Được biết, trung bình người Việt Nam tiêu tốn 3 giờ 4 phút mỗi ngày trên MXH. Còn theo công bố của Facebook, hiện có 19,6 triệu tài khoản Facebook ở Việt Nam".

Không rõ số liệu của Bộ 4T thì như thế nào. Vì số liệu của VNN có khác với số liệu mà Thanh niên đã đăng tải.

17/04/2014

Hiện tượng Trần Văn An, nhà ngoại cảm đang học lớp 9 (năm 2013)

Cậu bé cho biết: có khả năng đặc biệt từ năm học lớp 6, lúc nhà có đám giỗ.

Cậu biết viết chữ Hán, vẽ kí họa.

Nghe nói mấy ông ở trung tâm gì đó đã đến khảo nghiệm cậu.

Xem video đã, bàn luận sau. Từ đây trở xuống, là tài sản của nhà Youtube và Viet Weekly.

21/02/2014

Làng Nhồi ở xứ Thanh và nghề chạm khắc đá : Đang đối diện nguy cơ bị lãng quên, do sự lấn lướt của hàng Trung Quốc (2013)

Công trình đá của người dân làng Nhồi hiện đang thấy ở khắp mọi nơi. Trong lịch sử, cái tên Nhồi gắn liền với những địa danh như núi Yên Hoạch (cũng là An Hoạch), chùa Hinh Sơn, địa phương Quảng Nạp,...

Thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Hoa đã biết tiếng đến chất lượng của đá làng Nhồi và bàn tay khéo của người thợ làng đó. 

Thời Pháp thuộc, nghề đá làng Nhồi phát triển cao độ.

Núi Nhồi (núi Yên Hoạch) và thợ làm đá làng Nhồi cùng khách hàng đến từ Huế năm 1936

15/03/2013

Đá cháy được, đất cháy được, nước cháy được, băng cháy được

Trong cuốn sử cổ nhất của Nhật Bản là Nhật Bản thư kỉ ra đời vào thế kỉ thứ 7 sau công nguyên, có nhắc đến hai vật lạ, là "nước cháy được" và "đất cháy được". Chúng được nông dân tìm thấy ở địa phương mình, rồi gửi về kinh đô cho Thiên Hoàng thưởng lãm. Bởi vậy mà được ghi vào sử sách.

Đố biết "nước cháy được" và "đất cháy được" là gì ?

Khi tôi du lãng ở vùng Cửu Châu (miền nam nước Nhật), thỉnh thoảng cũng được người Nhật thế kỉ 21 chỉ cho xem hai vật thể ấy. 

Nhà Nho lớn nhất ở Cửu Châu thời cận đại là Kaibara (thế kỉ 17-18) đã đi bộ và kiệu gần khắp những thôn bản xa mà ngày nay tôi có thể đến bằng tàu điện hay ô-tô, để viết nên bộ sách đồ sộ Phong thổ kí nước Trúc Tiền. Cái ngôi làng mà tôi đã từng sống nằm ở dưới chân một quả núi, có dốc cao trước lối vào, lúc tới đó để chép việc thì Kaibara đã hơn 70 tuổi, chắc ông được đám hầu cận vác lên bằng võng hay kiệu gì đó. Ông viết trong Phong thổ kí nước Trúc Tiền mấy dòng về ngôi làng, kèm theo một câu: "vùng này người ta không dùng củi, thật thích, đúng là được tạo hóa tự nhiên ban cho một sản vật đặc biệt".

Sản vật đặc biệt của những ngôi làng thời thế kỉ 18 ấy chính là cái mà Kaibara gọi là "đá cháy được". Tất nhiên, trong làng tôi hiện nay, đôi khi vẫn thấy một ít "đá cháy được" còn sót lại.

Ngày nay, người ta đang nói đến "băng cháy được".