Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bảo-đại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bảo-đại. Hiển thị tất cả bài đăng

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

18/08/2019

Mẹ Đồng Quan là bà cô của vua Bảo Đại : một làng ven sông Hồng

Hồi mùa đông năm ấy, đã tới thăm lại (vì trước đã thăm rồi), vừa đi vừa viết lúc ấy thì đã post ở đây (tháng 12/2017). Lại kể thêm ở đây (mùa Vu Lan năm 2018).

Đã viết rằng: "Dĩ nhiên là bà cô họ của Bảo Đại thôi. Không phải cô ruột như câu chuyện mọi người đang kể. Mọi thứ bà để tại từ hồi 1940s, đến nay, vẫn được trân trọng lưu giữ. Chắc là bà cũng phải rất gần gũi với thượng thư Tôn Thất Quảng. Mà ông thượng thư thì rất tín ngưỡng Thánh MẫuMột bô lão còn biết quan thượng thư Tôn Thất Quảng có một người con là Tôn Thất Hoàng theo Việt Minh."

12/12/2017

Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng

Hồi ngày xưa, trong những lần du lãng Huế, đã nghe danh quan thượng thư Tôn Thất Quảng. Tức Bộ trưởng ngày nay. Ông là Bộ trưởng của cả hai bộ thời Bảo Đại, là Bộ Lễ nghi và Bộ Công.

Hình như rất ít người làm đồng thời Bộ trưởng của cả hai cái bộ như vậy.

Bây giờ, đi du lãng ở bãi sông Hồng vào dịp cuối năm, ngẫu nhiên phát hiện thủ bút của ông dâng lên Thánh Mẫu.

06/01/2016

Con trai út của luật sư Vũ Trọng Khánh (1912-1996) kể chuyện

Về cụ - Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - thì có thể đọc lại hồi kí của cựu hoàng Bảo Đại, ở đây. Tựa như Bảo Đại và Vũ Trọng Khánh có những gần gũi trong suy nghĩ.

Trong sách bản tiếng Trung của Trần Dân Tiên, tên của Vũ Trọng Khánh xuất hiện cùng cùng với Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Bảo Đại, Lê Hữu Từ, Hồ Ngọc Cần. Sau này, ở các xuất bản bằng tiếng Việt của Trần Dân Tiên, tên của Lê Hữu Từ và Hồ Ngọc Cần đã được xóa bỏ (xem lại ở đây).

Luật sư Vũ Trọng Khánh là người chấp bút đầu tiên cho Hiến pháp 1946.

30/08/2015

22/05/2015

Nói lại mà nghe (1) : Đó là của báo tư sản Pháp (bài C.B, 1954)

Hôm nay mở một mục mới, là Nói lại mà nghe

Tên mục là được gợi ý từ mục "Nói mà nghe" trên báo Nhân Dân.

Kì đầu tiên của mục này, là một bài của tác giả C.B trên báo Nhân Dân (cụ thể là Nhân Dân, số 215, 18/8/1954).

16/05/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : thơ trước năm 1945 của Trần Huy Liệu (1901-1969)

Có điều thú vị là tập thơ của Trần Huy Liệu thì tôi đã thấy ở một số thư viện nước ngoài. Cũng các thư viện này, tôi thử tìm thơ Hữu Thỉnh hay thơ Trần Đăng Khoa, thì lại không thấy.

01/02/2015

Cựu hoàng Bảo Đại sau năm 1945 : Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (1)

Có cuốn hồi kì của cựu hoàng đế Bảo Đại đã được tạm thời giới thiệu ở đây.

Bây giờ, đi một ít thông tin về Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (nay là Quảng Ninh). Đây là một ý đồ của người Pháp: dùng người thiểu số để đối đầu với Việt Minh, chuẩn bị dọn đường mong chính quyền thực dân của Pháp trở lại Việt Nam sau năm 1945. Ý đồ của người Pháp đã thất bại cùng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. 

Xứ Nùng tự trị có hiến pháp tự trị, được quốc trưởng Bảo Đại công nhận, tồn tại từ 1949 đến 1954 (theo tài liệu chính thức).

Điểm chú ý: nhóm người Nùng ở Hải Ninh, từ góc nhìn dân tộc học, thì không phải người Nùng. 

20/12/2014

Hầu Thánh thời Tây trở lại Hà Nội (1950-1954)

Sau năm 1945, người Pháp không muốn mất quyền lợi tại Đông Dương, đã quay trở lại bằng súng đạn. Chính phủ VNDCH phải lên rừng, trường kì kháng chiến. Hà Nội lại trở thành thành thị của nước Pháp.

14/12/2014

Tuyên cáo thoái vị của vua Bảo Đại (tài liệu lưu trữ)

Riêng về tuyên cáo thoái vị của hoàng đế Bảo Đại, giữa các nguồn tư liệu, vẫn có những chỗ không khớp. Mà sự kiện thì chưa có gì quá xa xôi, mới chỉ là năm 1945. Ở đây, là chạy tư liệu lưu trữ.

13/12/2014

Văn nghệ Thứ Bảy : Huy Cận trong kí ức của vua Bảo Đại, và của chúng tôi

Đầu tiên là với kí ức của chính chúng tôi - những người đã từng thấy, từng gặp Huy Cận, vào những năm cuối cùng của thế kỉ 20. Sau là kí ức được viết ra giấy vào đầu thập niên 1980, của cựu hoàng Bảo Đại, về lần đầu gặp Huy Cận tại hoàng cung năm 1945.