Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bùi-văn-nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bùi-văn-nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

26/10/2018

Triệu Đà là người Việt chính cống, có vợ quê Thái Bình (phụ họa thêm cho thuyết cũ của cụ Bùi Văn Nguyên)

Đây là phụ họa mới, vừa công bố, của bác Bách Việt trùng cửu. Thái Bình hóa ra là đất Bái của Lưu Bang ! Rồi, cái đầm cửa sông Trà Lý bây giờ, gọi là khu làng Đồng Xâm (Đồng Sâm) chạm bạc ấy, hóa ra, là kinh đô của Triệu Đà !

Nhiều năm về trước, cụ Bùi Văn Nguyên đã đưa ra thuyết Triệu Đà chính là con cháu của các vua Hùng bên ta, rồi lấy vợ Thái Bình và sinh ra chàng Trọng Thủy si tình ở đó. Đọc lại ở đây (tháng 6 năm 2015) cho tường. 

Theo thuyết của cụ Bùi Văn Nguyên (và một số vị khác) thì kinh đô của các vua Hùng nghe đâu là nằm trong xứ Nghệ ngày nay. Không phải Phong Châu gì đâu. Đọc lại ở đây.

13/04/2018

Câu chuyện bà Điểm là bà Điểm nào : "Chinh phụ ngâm" có thể ra đời sau khi Đoàn Thị Điểm đã mất

"Dĩ nhiên Hoàng Xuân Hãn không nhằm hạ bệ ai. Ông chỉ cố tìm sự thực." (Thu Tứ)


Câu chuyện bà Điểm là bà Điểm nào kéo dài lâu rồi, xem như tới ngót cả thế kỉ. Ví dụ xem ở đây, hay ở đây, và ở đây.

Hiện nay đang lẫn lộn giữa Đoàn Thị Điểm (em Đoàn Doãn Luân) và Nguyễn Thị Điểm (em Nguyễn Trác Luân). Chưa chắc bà Đoàn Thị Điểm đã là nữ nhà văn xuất sắc mà lâu nay chúng ta tưởng, bà ấy, có khi lại là Nguyễn Thị Điểm. Có thể Nguyễn Thị Điểm mới chính là nữ văn tài mà người đời đã quên lãng lâu nay.

Hình như càng tìm thì bà Đoàn Thị Điểm càng bất lợi.

10/03/2018

Hậu mùng 8/3 : thân mẫu Hồ Chủ tịch có phải là người gốc họ Mạc, hay không ?

Trước ngày 8/3 năm 2018, thì có một thông tin tham khảo được đưa chính thức lên trang của Mạc tộc Việt Nam để mời gọi bổ sung tư liệu hay góp ý, về việc cụ Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) có thể là người họ Hoàng gốc Mạc. Thông tin như nguyên văn là "tin vui", nhưng rất yếu về mặt tư liệu. Đó chỉ là thông tin mở, chỉ mang tính tham khảo, và người đưa tin cũng không có ý khẳng định gì.

12/12/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Chân Định tứ linh thần

Đọc vui ngày Thứ Bảy.

Lối viết của Bách Việt trùng cửu thường pha trộn văn sử, lồng "chân" vào với "chân không".

Thuyết bảo Chân Định (vùng Thái Bình ngày nay) là quê gốc thật sự của Triệu Đà thì có thể thấy ở sách của cụ Bùi Văn Nguyên, tại đây.

Thuyết của cụ Bùi, được bác Phan Duy Kha phản luận rằng:

"Nếu Chân Định chỉ là quê hương Triệu Cao, bố nuôi Triệu Đà như GS Bùi Văn Nguyên khẳng định thì sao lại có anh em, họ hàng của Triệu Đà ở đấy. Hay là Triệu Cao “nuôi” cả anh em họ hàng nhà Triệu Đà? Thực ra, Chân Định là tên một huyện ở Thái Bình, chỉ mới xuất hiện từ thời Nguyễn, chứ không phải do Triệu Đà đặt như giải thích của GS Bùi Văn Nguyên. Qua việc trả lời này, ta thấy GS Bùi Văn Nguyên rất hàm hồ . Ông không tin vào Tư Mã Thiên, một sử gia người Tàu, sống gần như đồng thời với Nhà Triệu, mà lại tin vào ghi chép  của một cuốn sách không rõ xuất xứ, có rất nhiều sai lêch, bịa đặt xuyên tạc  lịch sử Việt Nam. Tôi sẽ còn đề cập đến vấn đề này trong một số bài viết kỳ sau."

26/08/2015

Thuyết mới về kinh đô của các vua Hùng : xứ Nghệ, mà không phải Việt Trì

Thuyết này đã xuất hiện từ trước. Mà một trong những người khởi xướng là cố học giả Bùi Văn Nguyên (có thể đọc một mẩu về học giả này ở đây).

Bây giờ, thêm những luận giải cùng hướng với cụ Bùi.

17/06/2015

Yên tâm, ngay Triệu Đà cũng là con cháu vua Hùng mà

Đó là lí luận do nhà nghiên cứu văn học Bùi Văn Nguyên đã đưa ra, từ nhiều năm trước. Theo cụ Bùi thì Triệu Đà là cháu gọi bằng bác của Hùng Duệ Vương (tức Hùng Vương thứ 18).

Và lí luận này đã được nhà nghiên cứu Phan Duy Kha phản biện như dưới đây. Nhìn chung, dần dần, sẽ bàn về những thuyết động trời của cụ Bùi. 

Phan Duy Kha có viết: "Cuốn sách này cùng một số sách khác của GS Bùi Văn Nguyên đã được xét tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2005. Điều đó chứng tỏ rằng, những người xét tặng giải thưởng chỉ xét theo cảm tính chứ chẳng đọc gì cả (hoặc có đọc mà chẳng hiểu gì). Ôi, GS thì như thế, giải thưởng thì như thế, hèn gì nền giáo dục, nền học thuật của chúng ta không lụn bại đi !".