Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vụ-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vụ-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

27/03/2024

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2024 : Đọc lời nói đầu sách "Hội Phủ Giầy" (1942) của quan tri huyện Vụ Bản

Quan tri huyện Vụ Bản năm 1942 là cụ Phạm Quang Phúc. "Tri huyện" là chức quan đứng đầu một huyện trong hệ thống quan lại Nam triều trước 1945, tương đương với chức Chủ tịch huyện ngày nay.

Quan tri huyện Phạm Quang Phúc đã biên soạn rồi cho xuất bản cuốn Hội Phủ Giầy vào năm 1942 tại nhà in Mỹ Thắng - một nhà xuất bản kiêm hiệu sách danh tiếng ở Thành Nam đầu thế kỉ XX (nhà này thành lập năm 1924, đến năm nay là vừa tròn 100 năm - đọc lại ở đây).

23/03/2024

Báo Nhân Dân : Tránh sử dụng bản sao sắc phong thiếu chính xác

Bài đã đăng trên báo Thời Nay (ấn phẩm của báo Nhân Dân; Tổng Biên tập Lê Quốc Minh) số 1463 (Thứ Hai, ngày 22/1/2024). Sau đó, xuất hiện trên trang web của báo Nhân Dân.

Tác giả là một nhà báo lâu nay có chuyên về mảng sắc phong.

08/03/2024

Phủ Gạch ở Thái Bình và Đệ tứ Khâm sai "Mai Hoa công chúa" của "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa"

Phủ Gạch ở làng Gạch (tên chữ là Bích Cách) thuộc xã Đông Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Sưu tập này mở đầu là bài của bác Vũ Đức Thơm (Bảo tàng tỉnh Thái Bình). Bài của bác được lên Fb.

01/03/2024

Dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) với Phủ Giầy Nam Định (bài Phạm Trường An, 2017)

Bài của tác giả Phạm Trường An về Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du cung) và dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) ở quần thể Phủ Giầy Nam Định, vốn đã đăng trên tạp chí Sông Hương vào năm 2017, sau đó đăng trên website của tạp chí vào năm 2018.

Có một số chi tiết trong bài chưa chính xác hay nhầm lẫn.

Về Đền Cây Đa Bóng và cụ đồng quan Trần Vũ Thực danh tiếng đầu thế kỉ XX, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

29/02/2024

Cố đồng đền Phủ Chính - Phủ Dầy, cụ Trần Thị Duyên vừa tạ thế (1930-2024)

Cụ ông Trần Viết Đức và cụ bà Trần Thị Duyên được chính quyền xã Kim Thái cử ra trông coi Phủ Chính từ năm 1988 (xem thêm ở đây). Lúc bấy giờ, các cụ mới gần 60. 

Trước đó, các năm 1986-1987, cụ Đức đã viết loạt đơn thư tay cho trung ương và Bộ Văn hóa trình bày nguyện vọng được khôi phục dòng tín ngưỡng thờ Mẫu từ thực tế Mẫu Phủ Giầy(Dầy).

17/02/2024

Chợ Viềng - hội chợ Thánh năm 2024

Về chợ Viềng, trong một mục từ viết cho Bách khoa toàn thư Việt Nam, tôi đã viết mấy năm trước như sau:

"Hội chợ Viềng còn được gọi là chợ Phủ, chợ Trời, chợ Thánh, chợ Thiên Tiên. Chợ chỉ họp một phiên duy nhất trong cả năm, vào đêm mùng Bảy và cả ngày mùng Tám tháng Giêng, mà trung tâm là đoạn trước mặt Phủ Chính. Đây là hoạt động tiếp ngay sau lễ hạ nêu kết thúc Tết Nguyên Đán, nhân dân ở Nam Định và các tỉnh lân cận đổ về chợ với ý nghĩa mong cầu may mắn cho một năm mới. Người ta tới chợ mà ăn uống để lấy may, chơi cũng để lấy may, kiêng nói thách và cũng kiêng kì kèo giá."

Năm 1932, ngày hội chợ Viềng nhắm vào Chủ Nhật ngày 13 tháng 2 dương lịch


Bây giờ là cập nhật hình ảnh và thông tin về Hội chợ Viềng năm 2024 (đêm qua và cả ngày hôm nay - Thứ Bảy, ngày 17/2/2024).

31/01/2024

Cập nhật ghi chép nhanh về Phủ Giầy - cuối tháng 1 năm 2024 (NNC Bùi Hùng) : 2 (Mộ tổ tiên của dòng họ Trần Lê)

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2024, nhà nghiên cứu Bùi Hùng có chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Nam Định. Xưa nay, anh thường ghi chép bằng ảnh và video các nơi tới khảo sát (vùng Nam Bộ, vùng miền Trung, vùng Bắc Bộ, Hà Nội,...), rồi đưa dần lên mạng.

Chúng ta biết, Bùi Hùng có blog, Fb, kênh đăng video mang tên anh. Chỉ tính riêng ảnh và video mà anh ghi chép dần trong nhiều năm qua thì cũng đã vô cùng quí giá. Các tư liệu của anh, đúng như nghĩa của từ "tư liệu" là thiên về tư liệu, có gì thì đưa lên như thế. Ví dụ, loạt ảnh thú vị từ mười mấy năm về trước của anh chụp tại chùa Tây Hồ, đã được đưa về Giao Blog, thì có thể xem lại ở đây (năm 2009).

Loạt bài về Phủ Giầy vào cuối tháng 1 năm 2024 của anh, tôi cũng đưa dần về Giao Blog, ưu tiên ảnh và video (các luận giải của anh thì tôi cũng đưa về nhưng để ở cuối bài; sở dĩ làm thế là vì các luận giải của anh hiện có nhiều điểm chưa đúng, chưa chuẩn xác, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để biên tập tiếp trong tương lai).

28/01/2024

Cập nhật ghi chép nhanh về Phủ Giầy - cuối tháng 1 năm 2024 (NNC Bùi Hùng) : 1 (Lăng Mẫu)

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2024, nhà nghiên cứu Bùi Hùng có chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Nam Định. Xưa nay, anh thường ghi chép bằng ảnh và video các nơi tới khảo sát (vùng Nam Bộ, vùng miền Trung, vùng Bắc Bộ, Hà Nội,...), rồi đưa dần lên mạng.

Chúng ta biết, Bùi Hùng có blog, Fb, kênh đăng video mang tên anh. Chỉ tính riêng ảnh và video mà anh ghi chép dần trong nhiều năm qua thì cũng đã vô cùng quí giá. Các tư liệu của anh, đúng như nghĩa của từ "tư liệu" là thiên về tư liệu, có gì thì đưa lên như thế. Ví dụ, loạt ảnh thú vị từ mười mấy năm về trước của anh chụp tại chùa Tây Hồ, đã được đưa về Giao Blog, thì có thể xem lại ở đây (năm 2009).

Loạt bài về Phủ Giầy vào cuối tháng 1 năm 2024 của anh, tôi cũng đưa dần về Giao Blog, ưu tiên ảnh và video (các luận giải của anh thì tôi cũng đưa về nhưng để ở cuối bài; sở dĩ làm thế là vì các luận giải của anh hiện có nhiều điểm chưa đúng, chưa chuẩn xác, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để biên tập tiếp trong tương lai).

20/01/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : "Dãy núi Trang Nghiêm đứng chống trời" (thơ Nguyễn Bính, 1957)

Núi Tiên Hương (trước là núi An Thái, mà xửa xưa là núi Vân Cát), núi Trang Nghiêm, núi Hổ Sơn, núi Lê Xá, núi Xuân Bảng (Kim Bảng), núi Côi Sơn,... những ngọn núi chạy liền nhau ở huyện Vụ Bản (xửa xưa là huyện Thiên Bản) danh tiếng, thì trên Giao Blog đã nói đến ở đây hay ở đây.

Bây giờ, hãy đến với núi Trang Nghiêm (chạy liền một mạch với núi Tiên Hương) trong thơ Nguyễn Bính viết năm 1957. Núi Trang Nghiêm ở xã Trang Nghiêm (có Trang Nghiêm Thượng và Trang Nghiêm Hạ), nay quen gọi là Núi Ngăm.

Khi ấy, Nguyễn Bính trở lại Bắc Việt, làm báo với anh trai ruột (Nguyễn Mạnh Phác, tờ báo tư nhân "Trăm hoa") một thời gian tại Hà Nội, có về thăm quê hương Vụ Bản. Ông kể lại chuyện cũ rồi ghi lại chuyện mới sau 1954 ở xung quanh núi Trang Nghiêm.

05/10/2023

Ngọn núi duy nhất ở Phủ Giầy : núi Phủ Giầy (núi Tiên Hương) và các tên khác

Ở vùng Phủ Giầy (xã Kim Thái huyện Vụ Bản ngày nay) chỉ có một ngọn núi duy nhất. Nó được ghi tên vào sách vở từ xa xưa, cũng được gọi bằng tên dân gian quen thuộc bao đời, đó là "núi Phủ Giầy".

Khoảng một tuần trước, nhân ngày Rằm tháng Tám là dịp đản sinh của Liễu Hạnh công chúa, có các bạn trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ đưa câu hỏi khá thú vị, là "Núi Phủ Dầy ở đâu", trên trang Fb Tín ngưỡng thờ Mẫu (xem ở đây, và có bản lưu ở bên dưới).

Có thể hưởng ứng câu hỏi trên, mà ghi nhanh mấy ý như dưới đây.

05/09/2023

Các phong trào Đông Du - Đông Kinh Nghĩa Thục ở vùng Vụ Bản : thầy trò Bùi Trình Khiêm - Trần Huy Liệu

Cụ Bùi Trình Khiêm là một nhà giáo nổi tiếng ở vùng Nam Định - Thái Bình hồi đầu thế kỉ 20. Cụ là thầy học của nhà cách mạng Trần Huy Liệu.

Thầy quê Vân Tập và trò quê Vân Cát, cùng trong huyện Vụ Bản.

Một người con của cụ Khiêm chính là học giả Bùi Hạnh Cẩn (trước đây, có một thời gian là Giám đốc Nxb Hà Nội). Bùi Hạnh Cẩn là anh em họ với Nguyễn Bính, hai người rất thân nhau - trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây

Cụ Bùi Hạnh Cẩn là một trong những người đầu tiên hướng dẫn nhóm chúng tôi học quốc tế ngữ đầu thập niên 1990. Hồi ấy, tôi học cả Latinh và quốc tế ngữ. Latinh thì phải sang trường y Hà Nội, còn quốc tế ngữ thì được cụ Cẩn gợi mở bước đầu. Sau này, hồi sau năm 2010, thi thoảng gặp cụ ở nhà người con gái cụ cạnh Hồ Tây, tôi cũng hay hỏi lại chuyện cụ đi chơi Phủ Giầy với người anh em họ Nguyễn Bính, chứ lúc đó, chúng tôi không nhắc gì đến quốc tế ngữ nữa. Cụ chuyên vào việc luyện viết chữ Hán ở căn phòng cạnh Hô Tây.

Thời nhỏ, anh em Bùi Hạnh Cẩn - Nguyễn Bính rong chơi khắp vùng Vụ Bản, la cà hội Phủ Giầy, tán gái làng Tiên Hương (đọc hồi kí của cụ Bùi Hạnh Cần ở trên).

26/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghi chú về "tổng Vụ Bản" (vốn là "Thiên Bản") ở huyện Bình Lục, không phải "huyện Vụ Bản"

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau của người ở xứ Nam, trên đường du lãng, rằng:

- Cái địa danh "Vụ Bản" hình như không chỉ có ở tỉnh Nam Định ?

- "Vụ Bản" (vốn có tên cũ là "Thiên Bản") hình như không chỉ có tỉnh Nam Định ?

Câu hỏi, thật ra, là rất thú vị. Tôi đã trả lời nhanh:

1. Đúng là "Vụ Bản" thì không phải chỉ có ở tỉnh Nam Định thật ! "Vụ Bản" mà gắn với người Mường, nằm trong tỉnh Hòa Bình, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây. Xem ra ở Vụ Bản thuộc tỉnh Hòa Bình ngày nay cũng có nhiều truyền thuyết về việc tái sinh (đầu thai).

07/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghé thăm giáo xứ Xuân Bảng ở quê Thánh Mẫu Liễu Hạnh và mục vụ Đa Minh ở Phú Nhai

 Chúng tôi đang du lãng ở xứ Nam.

Đoàn du lãng liên hợp: có mấy vị từ Huế ra, có mấy vị ở Hà Nội, một vị là người Nhật Bản.

Ở Vụ Bản, một quan tâm của chúng tôi lần này là: để tâm đến Công giáo ở quê hương Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bởi vậy, chúng tôi đã cùng nhau tới thăm giáo xứ Xuân Bảng (tục gọi là Báng) ở cùng xã Kim Thái - xã có quần thể di tích Phủ Dầy (Giầy/Dày).

Về Trà Lũ, thì chúng tôi tới thăm nhà thờ Phú Nhai và các cơ quan của dòng Đa Minh.

19/03/2023

Đọc lại một bài thơ cổ : "Cây Cù mộc" (trong "Kinh Thi")

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: "Một cây cù mộc, một sân quế hòe". Câu ấy, theo cách hiểu truyền thống, thì là để tả cảnh gia đình sung túc đầm ấm của chàng Kim Trọng với Thúy Vân (em gái Thúy Kiều).

Đại khái, cù mộc được xem như nàng Thúy Vân (hoặc cả vợ chồng Kim Trọng - Thúy Vân), và quế hòe là nói về đàn con đông đúc với đủ nam đủ nữ của nàng.

Mà cũng là cảnh trong sân nhà rộng rãi của gia đình Kim Trọng - Thúy Vân: có một cây cù mộc với rất nhiều quế và hòe. Cái sân ấy, với cây cối như vậy thì hắn sẽ ấm áp về đông và mát mẻ về hè !

Dĩ nhiên, cả cây cả người đều là ước lệ. Tất cả đều là ước lệ. 

Cù mộc thì có gốc từ tận Kinh Thi - quyển sách được xem là do Khổng Tử (551-479 TCN) san định từ hồi khoảng thế kỉ 5 trước công nguyên. Kinh Thi chỉ tính bản do Khổng Tử san định đã cách Nguyễn Du (1766 - 1820) khoảng 23 thế kỉ, và cách chúng ta tới tận khoảng 25 thế kỉ !

Thời đại của Kinh Thi cách thời đại của Khổng Tử cũng đã vài thế kỉ ! Với chính Khổng Tử, những bài thờ trong Kinh Thi đã là cổ điển. Bởi vậy, với chúng ta, Kinh Thi là cổ điển của cổ điển.

09/04/2022

Học giả nhà văn Nguyễn Sỹ Tế (1922 - 2005)

Gần đây, tôi mới biết Nguyễn Sỹ Tế là thuộc vào gia tộc có nhà đông y Nguyễn Sĩ Lâm. Một gia tộc gắn bó với đông y.

Tôi cũng mới nhận một tập thơ viết thuần bằng tiếng Pháp của Nguyễn Sỹ Tế in tại USA vào năm 1997 (quà gửi tặng của con cháu gia tộc Nguyễn Sĩ ở Nam Định). Lúc đó, Nguyễn Sỹ Tế cho in tập thơ này và giữ bản quyền, ở bên trong tựa như có chữ kí của ông.

Bài giới thiệu đầu tiên về Nguyễn Sỹ Tế là của Viên Linh.

08/03/2022

Máy bay Pháp rồi Mỹ đã ném bom miền Bắc như thế : Tư liệu và hồi ức của khu vực Nam Định

Thời nhỏ chúng tôi vẫn được kể lại rằng, ngày đó tháng đó năm đó, có khi chính xác là giờ đó phút đó, giữa lúc máy bay Mỹ lượn trên bầu trời thì có anh ấy chị ấy được sinh ra. Những đứa trẻ Bắc Việt được sinh ra ở khu tránh bom Mỹ. Giờ sinh và ngày tháng năm sinh của những đứa bé ấy được đánh dấu thật dễ, bởi là gắn với âm thanh của máy bay Mỹ, với kí ức chân thực về chiến tranh không bao giờ phai.

Bom Mỹ rơi xuống làng quê chúng tôi. Chỗ bom rơi thì lõm xuống, gọi là "hố bom", rồi có cái cứ để nguyên vậy thành ra ao. Nhiều cái ao được hình thành từ hố bom như vậy ở xóm trên xóm dưới. Các ông các bác trong làng ngồi đan rổ rá bên cạnh hố bom ngày trước, đôi khi kể cho chúng tôi nghe chuyện sơ tán khi có báo động về máy bay Mỹ.

Đại khái chúng tôi không có trải nghiệm tại chỗ về chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh về cuộc chiến ấy là được mường tượng từ những cái "ao-hố bom" có thể thả cần câu hồi chúng tôi lên mười, từ những cái kẻng làm từ xác bom treo ở cổng trường hay hợp tác xã, từ rất nhiều chuyện kể dần dần của cha mẹ và hàng xóm láng giềng.