Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh-Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh-Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng

16/09/2022

Nhà Mạc ở Vĩnh Phúc (điều tra năm 2021 của nhóm nhà báo Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến Dũng)

Về nhà Mạc ở Vĩnh Phúc, trên Giao Blog thì có thể đọc lại ở đây (năm 2013), ở đây (năm 2014), hay ở đây (tháng 1 năm 2018).

Bây giờ là cập nhật điều tra mang tính báo chí của hai tác giả Vũ Xuân Bân và Nguyễn Tiến Dũng. Loạt bài gồm 3 kì đã đăng tải năm 2021 trên trang của Tạp chí Văn hóa & Phát triển.

15/06/2021

Lại bị trộm cổ vật : phá két lấy trọn 40 đạo sắc phong ở Dị Nậu (Tam Nông, Phú Thọ)

Nhiều năm nay, vùng Vĩnh Phúc và Phú Thọ rất hay bị trộm cổ vật. Chẳng hạn vụ lớn lần trước thì xem lại ở đây.

Tháng 6 năm 2021 là vụ trộm toàn bộ sắc phong của một ngôi đền cổ tại Dị Nậu. Kẻ trộm đã phá két sắt vào khoảng thời gian cả nước đi bầu cử "3 trong 1".

04/02/2021

Một vụ đạo văn đã bị quên lãng (nhóm Bùi Đăng Sinh ở Vĩnh Phúc)

Hồi chúng tôi du lãng nhiều ở Vĩnh Phúc để chuẩn bị cho hội thảo về nhà Mạc và hậu duệ tại đây (xem nhanh hội thảo đó ở đây), thì có nghe vụ này. Cũng có được tư liệu để ngắm nghía, nhưng mà mải việc khác, nên quên béng !

Bây giờ, nhân có việc liên quan đến Vĩnh Phúc, mới sực nhớ lại.

Cũng mới nhớ ra hồi xửa xưa tôi đã có lần tới tận nhà bác Nguyễn Khắc Xương ở trên đó. Hồi ấy, chúng tôi đi đến làng cười Văn Lang, rồi tới Đại học Hùng Vương. Cụ bà Nguyễn Khắc Xương còn cẩn thận đưa cụ ra tận xe đón, dặn dò gì đó, rồi mới an tâm chào tạm biệt.

12/07/2019

Văn miếu Vĩnh Phúc : sau mấy năm, thử nhìn lại

Mình đang quan tâm đến Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) với văn hóa xứ Đông, ví dụ đã đề cập nhanh ở đâyở đây.

Bây giờ, Văn miếu Mao Điền đang hưng vượng, trở thành một điểm đến của nhiều du khách. Rõ ràng, nền tảng của Văn miếu Mao Điền đã có tới khoảng 500 năm lịch sử. Việc hưng vượng ngày nay là có gốc rễ đó.

Đồng thời, cũng có quan tâm đến Văn miếu Vĩnh Phúc. Ví dụ đã đi ở đây (mấy năm về trước rồi), hay ở đây (năm 2018).

Văn miếu Vĩnh Phúc hầu như không có lịch sử gì. Là đồ rất mới, được sinh ra trong mấy chục năm nay mà thôi (bao gồm cả thời gian mới là ý tưởng). Bây giờ, sau mấy năm rất rầm rộ, tựa như Văn miếu Vĩnh Phúc đang cỏ mọc um tùm, không người tới người lui.  

19/07/2018

Nạn trộm cắp cổ vật đang hoành hoành : tượng Phật mất rất nhanh ở Vĩnh Phúc

Mấy hôm trước, mới nhận thông tin một ngôi chùa độc đáo ở Vĩnh Phúc bị trộm khuân sạch các pho tượng chính yếu. Thật bàng hoàng. Mấy pho tượng ấy bay mất rồi, thì còn gì là chùa ấy nữa ! Dân làng thì hi vọng là phía công an sẽ can thiệp để giúp tìm lại được.

Liên hệ một vài chỗ, thì biết: nạn trộm cắp cổ vật, mà trung tâm là tượng Phật có giá trị, đang hoành hoành ở các nơi. Các tỉnh ngoài Bắc đang bị nạn này làm đau đầu. Riêng các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc bị nạn này uy hiếp mạnh từ mấy năm rồi, mà không hiểu sao nhà chức trách chưa có cách diệt trừ.

24/06/2018

Thầy Phan Huy Lê từ trần ở tuổi 85 (1934 - 2018)

Một tấm ảnh do tôi bấm máy, tại nhà riêng của thầy ở phố Vọng Đức (rất gần với Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội ngày trước ở số 36 phố Lí Thường Kiệt, cũng tức là gần với trụ sở cũ của Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội).

23/01/2018

Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng : Lễ giỗ vua Mạc Kính Vũ năm 2018

Âm lịch thì mới là trung tuần tháng Chạp năm cũ. Còn dương lịch thì là đã sang cuối tháng 1 năm 2018.

Thông tin từ giấy mời của Hội đồng Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Vì sao vua Mạc Kính Vũ được tổ chức giỗ tại Vĩnh Phúc, mà không phải tại Cao Bằng, thì có nguồn gốc từ hội thảo khoa học năm 2012 (xem ở đây và ở đây) và kỉ yếu hội thảo xuất bản năm 2013 (xem ở đây).

Vậy là có 5 - 6 năm chuẩn bị. Đặc biệt, còn có công chúa Mạc Tuyết Lan.

20/10/2017

Một trung tâm thờ phụng 12 đời vua Mạc

Đó là từ đường Cổ Trai ở Hải Phòng (ảnh về từ đường xem trong tư liệu 3).

Cổ Trai (sử Trung Quốc ghi là Đô Trai, tư liệu quốc ngữ thời kì sớm ghi là Chè Giai) là quê hương xuất thân của chàng trai làng chài Mạc Đăng Dung, sau này là Mạc Thái Tổ. Mạc Thái Tổ đã được đặt tên đường ở Hà Nội vào năm 2015 (đọc lại ở đây).

08/03/2017

Chuyện về Bà chúa Lối ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) : một thứ phi của Thái tổ Mạc Đăng Dung

Bà chúa Lối, tức là Bà chúa ở làng Xuân Lôi. "Lối" chính là đọc chệch từ "Xuân Lôi". Đến nay, bà vẫn được thờ phụng tại làng Xuân Lôi, suốt trong mấy trăm năm qua.

Có ảnh chụp ngôi đền Bà chúa Lối ở dưới. Công phát hiện gần đây là của nhóm Nguyễn Hữu Hạnh - Phan Đăng Nhật (và một số người khác). Tôi chưa từng tới ngôi đền này, mà chỉ xem tư liệu do nhóm trên chụp về.

Còn đang phân vân, về độ xác thực của tư liệu.

28/04/2016

Việc xây dựng đền thờ vua Mạc Kính Vũ ở Vĩnh Phúc

Mấy năm trước, đã có lễ khởi công ở đây.

Lần này, xuất hiện tên Nguyễn (Mạc) Hữu Nhẫn trong bản tin.

Về Nguyễn Hữu Nhẫn, thì cần xem lại bài viết đã công bố trong các năm 2012-2013, bản trên mạng ở đây.

08/04/2016

Tranh biện về nhà Mạc trong sử Việt, và phần thưởng đã trao của một giám khảo

Phần thưởng đã được một giám khảo treo lên trước khi cuộc tranh biện diễn ra (xem lại ở đây).

Bây giờ, phần thưởng ấy đã được trao. Cho một sinh viên say mê với nhà Mạc thời kì Cao Bằng, đã giới thiệu hôm trước, ở đây.

Và cuốn sách được trao như giải thưởng thì đã giới thiệu mấy năm trước, ở đây.