Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên-Xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên-Xô. Hiển thị tất cả bài đăng

22/04/2020

Đọc lại Lê-nin và về Lê-nin, trong đại dịch Cô Vy

2020, hạ tuần tháng 4, nhiều nơi đang có những hoạt động kỉ niệm dành cho lãnh tụ Lê-nin. Bản thân mình, thì đầu năm 2020, có một bài in trong sách chung mới ra, mà trong đó, mình bàn đến khái niệm "dân tộc tự quyết" do Lê-nin đưa ra (đã điểm tin ở đây).

Bây giờ thì đọc một ít tư liêu liên quan, mà bài đầu tiên là của Phan Khôi viết năm 1930 (đăng trên tờ Trung Lập thời đó).

26/01/2019

100 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại : bây giờ, là gái Nga sang Việt Nam bán dâm

"Lão nằm mơ nước Nga". Cách mạng Tháng Mười vĩ đại năm 1917 (đọc lại ở đây hay ở đây).

Tự nhiên như nhiên, một thời, chúng ta mơ nước Nga một cách kinh điển như vậy. Nằm ở Đại Việt và mộng tưởng nước Nga. Dĩ nhiên, nước Nga thì có các cô gái Nga.

Bây giờ, ở Việt Nam, có những cô gái Nga sang bán dâm và tổ chức bán dâm (cho người Việt Nam). Không chỉ ở Việt Nam đâu, du lãng đông tây trong khoảng 20 năm nay, thấy rõ hiện tượng "gái Nga" như vậy. Có tính chất "toàn cầu".

14/11/2018

Nhà dân tộc học Antonina Leskinen (Tố Nga) của nước Nga nghiên cứu về Việt Nam (qua lời kể của Võ Xuân Quế & Bùi Việt Hoa)

Một cái tên không xa lạ, nhưng cũng không thật thân quen, với ngành dân tộc học Việt Nam.

Bà đã đến Việt Nam từ thập niên 1960, học hỏi và giao lưu với nhóm các nhà dân tộc học mở đường của Việt Nam: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Mạc Đường,...

02/10/2016

Liên Xô cũ và Liên Xô mới : những người phụ nữ Nga và Ucraina mà tôi đã thấy loáng thoáng

Đây chỉ nói về những người phụ nữ Liên Xô cũ mà tôi thấy loáng thoáng. Không tính những người bạn lâu dài, biết và có giao lưu từ lâu.

Sở dĩ nói đến những người loáng thoáng, vì họ vốn đang sống ở Nga hay Ucraina, đi ra nước ngoài một vài ngày hay một vài tuần, rồi lại trở về ngay nhà.

16/07/2014

Nhớ về cha đẻ của chú Dế Mèn : nhật kí thăm Liên Xô

Có một cuốn sách của Tô Hoài được in với số lượng rất lớn, tới hàng vạn bản, nhưng không biết có được bao nhiêu người nhớ đến nó khi nhắc đến cha đẻ của chú Dế Mèn. Có thể là rất ít.

Không thấy những cây bút gạo cội như Vương Trí Nhàn hay Đặng Tiến nhắc đến cuốn sách trên (dù Đặng Tiến thì viết cả một bài là "tổng quan về hồi kí Tô Hoài").

12/06/2014

Chuyên gia chính trị học khu vực người Hung, có tên Trung Quốc là Sa Long Thái, nói về công hàm Phạm Văn Đồng (năm 2008)

Tên chữ Hán là Sa Long Thái (沙龙泰), còn tên Hung thì là Szalontai, đầy đủ là Balazs Szalontai. Chẳng hạn, có thể thấy tên của ông trong một hội thảo dưới đây đã diễn ra năm 2012, do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Viện Khoa học Hung-ga-ri đồng tổ chức, tại Trung Quốc.

Hội thảo có tên khá hay là 新史料•新发现:中国与苏联和东欧国家关系(1949 - 1989). Tạm dịch: Sử liệu mới - Phát hiện mới : Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và các nước Đông Âu giai đoạn 1949 - 1989

Hình ảnh và tên của Sa Long Thái trong hội thảo.