Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa-Kì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa-Kì. Hiển thị tất cả bài đăng

07/01/2021

Mở đầu năm 2021, biểu tình chưa từng có ở quốc hội Mỹ

Cả thế giới đang quan sát các diễn biến ở quốc hội Mỹ. Một sự kiện chưa từng có trong vòng hai trăm năm qua đã xảy ra vào tháng 1 năm 2021 này: biểu tình qui mô lớn vây ráp quốc hội Mỹ để lên tiếng ủng hộ ứng cử đã thất cử Đồ Nam Trump (cho rằng có gian lận trong bầu cử nên Đồ Nam mới thất cử), còn bên trong quốc hội thì đang kiểm phiếu để xác nhận ai là tổng thống Mỹ sắp tới.

Nhiều nơi loan tin: biểu tình này là do chính tổng thống Đồ Nam Trump kích động ! Rồi cũng có nơi bình loạn: ngay tổng thống Mĩ là Đồ Nam Trump lúc đương quyền đã là dân oan ! Có nghĩa là, bản thân tổng thống Mĩ cũng là đại dân oan (bị oan là do gian lận bầu cử, mà gian lận bầu cử là do các thế lực ngầm điều khiển).

27/04/2019

Anh em gốc Mạc gặp nhau tại Mĩ : thành lập Hội đồng Mạc tộc hải ngoại (hạ tuần tháng 4 năm 2019)

Thế giới đã trở lên tiện lợi vô cùng nhờ có mạng toàn cầu (thư tiện tử, chát Fb và các dịch vụ khác). 20 năm trước, giữa Tokyo và Hà Nội vẫn phải duy trì thư viết tay, một ít thư e-mail mà không có dấu (về cơ bản, tiếng Việt lúc đó chưa soạn có dấu được trong mail), và điện thoại viễn liên (lúc đầu là điện thoại hữu tuyến, rồi dần dần là di động gọi viễn liên cho di động).

Bây giờ, giữa Tokyo với Hà Nội, hay giữa Hà Nội với Cali, thì gần như trực tuyến. Nhưng gì thì gì, e-mail vẫn là phương tiện chính qui hơn cả. Từ nhiều hôm trước, và ngay lúc này, thư từ qua lại, biết anh em Mạc tộc đang tụ hội tại Cali - địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt tại Hoa Kì.

Ngay khi nay, ở giây phút này, vẫn đang trực tuyến với Cali.

07/11/2018

Bầu cử giữa kì ở xứ Đồ Nam Trump và tiếng Việt

Tiếng Việt được ghi bằng quốc ngữ hiện nay, thời điểm các năm 2014-2018, đang có xu hướng quốc tế hóa mạnh. Đi và ngó nghiêng nhiều nơi trên thế giới, cả Đông cả Tây, đã thấy bảng hiệu hay ghi chú bằng tiếng Việt bên cạnh các tiếng khác (Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Thái,...).

Các di tích liên quan đến người Việt trên thế giới, gần đầy cũng đã có bảng giới thiệu hay chỉ dẫn nhanh bằng tiếng Việt, ví dụ với công chúa thời chúa Nguyễn đi làm dâu nước Phù Tang thì đọc ở đây (năm 2017).

Bây giờ là về mùa bầu cử đang diễn ra tại Mĩ. Tâm điểm là chàng Đồ Nam Trump. Liếc nhanh, thấy tiếng Việt.

13/10/2018

Liếc nhanh nước Mĩ, với người Việt và người Hoa, cùng bác Long

Bác Long là học giả Ngô Vĩnh Long.

Làm một chuyến "du lịch liếc nhanh qua Fb" với bác.

Đang là trung tuần tháng 10. Nước Mĩ cũng vừa vào mùa lá đỏ. Fb quả tiện lợi, giúp chúng ta có thể liếc cả mùa thu ở một nơi rất xa với cách nhàn nhã nhất.

27/08/2018

Hà Nội thời "giặc lái" John McCain bắn phá : đọc lại Trần Đăng Khoa và Nguyễn Tuân

"Giặc lái" là từ thường dùng của thời chiến. Thời mà chú bé Trần Đăng Khoa từ quê nhà ra thăm thủ đô lần đầu rồi viết bài thơ Hà Nội được in rất nhanh sau đó.

Đại khái, về bài Hà Nội viết năm 1969 của Trần Đăng Khoa (in năm 1970), thì tôi đã viết thành bài học thuật trong liên quan đến Phủ Tây Hồ (xem ở đây, đã đăng trên tạp chí năm 2016, còn bàn luận thì từ 2015). Chú bé Khoa thì ngây thơ trong trẻo, ghi lại đúng hình ảnh Hà Nội thời chiến sẵn sàng đánh trả B52 của giặc lái. Một Hà Nội giản dị và kiên cường trong khung cảnh thời chiến.

13/10/2017

Vì lợi ích quốc gia, sau khi bỏ TTP, Trump tiếp tục rút khỏi UNESCO

Chính quyền Đồ Nam Trump đã chính thức thông báo việc rút khỏi UNESCO với lí do: UNESCO hiện nay đang bị chính trị hóa theo hướng phản đối Israel. Đồng thời, cũng muốn chạy trách nhiệm về tài chính, vì hàng năm nước Mĩ đang phải gánh tới 22% kinh phí của UNESCO, tức khoảng 80 triệu USD/năm.

Nhật Bản thì gánh khoảng 10% kinh phí hàng năm của UNESCO.

Đây là lần thứ 2 nước Mĩ rút khỏi UNESCO. Lần trước là năm 1984, với lí do: UNESCO ăn tiêu bừa bãi quá.

10/11/2016

ông Nam Chôm nói về ông Đồ Nam Trump, từ năm 2010

Tạm gọi ông Donal Trump, từ nay, theo dạng tiếng Việt là "Đồ Nam Trump". Cũng có chỗ gọi ông là "Đỗ Nam Trâm" hoặc "Đô Năm Trăm". Ở đây, dùng chữ "Đồ Nam".

Từ năm 2010, Đồ Nam Trump đã gợi hứng thú lớn cho nhà ngôn ngữ ngữ học kiêm bình luận gia chính trị Noam Chomsky (tên tiếng Việt tạm thời là Nam Chôm).

Bài đã lên từ 1/11/2016, tức trước chung kết bầu cử khoảng một tuần.

Gần 1 tháng trước, Donald Trump đã bày tỏ chiến thắng sớm với một cựu dân biểu Việt Nam

Hôm nay, 9/11/2016, ông Trump đã chiến thắng (xem lại ở đây, bắt đầu từ 4/11/2016).

Nhưng khoảng 1 tháng trước, một người Việt Nam đã đường hoàng chúc mừng sớm chiến thắng của ông hôm nay.

26/10/2016

Sự kiện của thế kỉ XXI : sau 11.9, cuối tháng 10.2001 Đạo Luật Yêu Nước được phê duyệt ở Mĩ

Ít hôm trước, xem lại tư liệu cũ, thấy một bưu thiếp cũ do chinh tôi gửi ngày 11/9/2001. Gửi ngay trong đêm mà máy bay của nhóm Bin Laden lao vào tòa tháp đôi ở Mĩ. Ghi rõ địa chỉ lúc gửi là quảng trường bảo tàng. Dấu bưu điện là sang ngày 12/9/2001.

Một ngày không thể quên.

Sáng hôm sau, lúc vào làng, các bô lão bỗng trầm ngâm hẳn, họ có nói với tôi những câu khá khó hiểu. Dĩ nhiên là khó hiểu lúc đó thôi. Dần thì đã hiểu được vì sao các bô lão bỗng nhiên phát ngôn vậy.

28/06/2016

Sinh Mướn (Surrogate Mother) : câu chuyện toàn cầu đầu thế kỉ 21 (2006-2016)

Câu chuyện trong khoảng 10 năm qua.

Năm 2006, thì điểm thấy một bài thơ tiếng Việt. Đọc lại, thấy bất ngờ, đó chính là ghi chép của năm 2006 về việc Sinh Mướn trên toàn cầu. Lúc đó Sadam Hussen còn sống và đang chống Mĩ, ông Kim ở Triều Tiên vẫn say mê luyện tên lửa. Chợt ngộ ra về chức năng "biên niên kí" của thơ.

Bây giờ, năm 2016, cả hai ông lãnh tụ chống Mĩ đã qui tiên. Và đang có phong trào người Trung Quốc tích cực tham gia vào dịch vụ Sinh Mướn toàn cầu, nhất là hướng về Mĩ và Nhật. Bài của báo TP.

27/09/2015

Vấn đề Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) trong cuộc hội đàm Tập Cận Bình - Obama

Đại khái là: khi ông Obama đưa vấn đề Trung Quốc xây dựng đảo ra, thì lập tức ông Tập phản luận ngay, rằng "các đảo ấy đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ xưa".

26/07/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : những chàng trai Kenya

Trong những bạn châu Phi của mình, có mấy người đến từ Kenya. Một người trong đó là đàn anh ở đại học. 

Lúc mình vào trường thì anh sắp ra trường. Những tuần đầu tiên tới trường thì nghe tin bà xã anh sinh con. Rồi tin hai vợ chồng anh làm lễ rửa tội cho cháu trong một nhà thờ ở Đông Kinh. Bữa đấy, mình đi miền Tây nên không tham dự được. Để chúc mừng, ít bữa sau đó bọn mình chung tiền mua một xe đẩy để tặng cho anh chị.

Anh hay trêu mình bằng câu: bọn các cậu mạnh nhất thế giới, vì thắng cả đế quốc Mĩ cơ mà.